Mẹ trẻ Hà Nội và trải nghiệm đi đẻ xịn xò ở viện tư hết 22 triệu đồng, sau sinh được phục vụ, chăm sóc “tận răng”
Cơ sở vật chất của bệnh viện tốt, bác sĩ tận tình… những điều này khiến chị Hồng Ngọc rất hài lòng và không hối hận khi lựa chọn sinh nở tại đây.
Ngày càng có nhiều mẹ bầu dành sự quan tâm đến dịch vụ sinh nở ở các viện tư. Tuy giá thành có đắt hơn nhiều so với các viện công, nhưng ở viện tư có những ưu điểm như dịch vụ chăm sóc tốt, bác sĩ, y tá tận tình và không phải chịu cảnh đông đúc, chật chội. Trải nghiệm sinh con ở bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn của chị Hồng Ngọc, 25 tuổi (sống tại Hà Nội) sẽ giúp các mẹ có cái nhìn chi tiết về dịch vụ sinh nở tại đây.
Chọn bệnh viện vì gần nhà, giá cả hợp lý
Chi Hồng Ngọc chia sẻ, ban đầu chị dự định đăng kí sinh ở một bệnh viện tư khác nhưng thấy không hài lòng nên quyết định lựa chọn sinh ở bệnh viện đa khoa Bảo Sơn: “Mình có lên viện tư đó định đặt cọc nhưng hôm đấy lên khá muộn và thấy bên đấy quan tâm không được nhiệt tình nên về suy nghĩ thêm. Có nhiều vấn đề thắc mắc thì liên hệ qua fanpage mãi không có ai giải quyết nên mình tham khảo bệnh viện Bảo Sơn vì 1 phần cũng gần nhà, chi phí hợp lí mà các bạn nhân viên cũng thân thiện.
Theo chị Hồng Ngọc, chị lựa chọn sinh ở bệnh viện đa khoa Bảo Sơn vì gần nhà, chi phí hợp lí.
Mình đăng kí sinh và làm hồ sơ ở tuần thứ 30, vì thăm khám, siêu âm mình đã làm ở chỗ tin tưởng và theo ngay từ đầu, nên ở đây mình chỉ đăng kí gói chuyển dạ chứ không thăm khám từ đầu. Khi làm hồ sơ sinh các mẹ nên đi sớm từ 7h30 – 8h sáng, vì nói là dịch vụ nhưng hôm mình đi rất đông và bà bầu sẽ được ưu tiên siêu âm hết buổi sáng không phải đợi đến chiều mới có kết quả như bên khám bảo hiểm. Khoảng 10h – 10h30 sẽ có kết quả xét nghiệm, vì sáng mình phải nhịn nữa nên đi sớm làm sớm rồi ăn nhẹ cho đỡ tụt huyết áp”.
Sau sinh được bác sĩ chăm sóc “tận răng”
“Ban đầu mình dự sinh thường, nhưng về sau phải chuyển sang đẻ mổ. Sinh xong em bé được da tiếp da với mẹ khoảng 10-15 phút. Mình thấy vết mổ được khâu rất đẹp, không lộ. Bác sĩ mổ rất mát tay, mình không phải mất thêm chi phí chọn bác sĩ.
Bé sinh xong sẽ được tiêm vitamin K, viêm gan B và về phòng với người nhà trước. Còn mẹ sinh mổ sẽ nằm phòng riêng theo dõi khoảng 4 tiếng thì mới được về với con. Đến giờ chăm sóc các bác sĩ, y tá làm rất chu đáo: vệ sinh vết khâu, kiểm tra sức khoẻ, có y tá sẽ phụ các việc cá nhân cho mẹ và em bé. Lao công dọn dẹp, lau chùi tủ đồ, thay ga giường hàng ngày. Ăn uống được miễn phí 3 bữa chính và 1 bữa đêm.
Bữa cơm bệnh viện chuẩn bị cho sản phụ.
Hàng ngày em bé được tắm vào buổi sáng, mẹ thì được các cô vệ sinh cho ngày 2 lần, nếu không đi vệ sinh được các cô còn mang bô tận nơi hỗ trợ cho đi vệ sinh tại giường. Có cô hộ lí tên Sinh rất mát tay trong gọi sữa về, ngày thứ 2 ở viện cô sang ấn day 1 lúc là sữa của mình về ào ạt luôn dù là sinh mổ, tuy không phải quá nhiều nhưng đủ cữ cho bé ti. Nói chung bác sĩ, y tá ở đây rất nhiệt tình, nhẹ nhàng.
Video đang HOT
Số mình cũng may mắn nên là 1 phòng tối đa cho 2 sản phụ thì cả 4 ngày ở viện mình đều ở 1 mình 1 phòng, dù có mấy trường hợp chuyển đồ vào phòng rồi lại chuyển ra phòng khác.
Phòng ở bệnh viện khá rộng và thoáng.
Khi đi đẻ các mẹ không phải mang quá nhiều đồ, chỉ cần chuẩn cho bản thân: cốc thìa, 1 bộ quần áo khi ra viện. Cho bé: bỉm con (đề phòng bé đi nhiều chứ ở viện cũng cho 20 bỉm em bé), khăn xô, giấy ướt, bình sữa, sữa (nếu muốn dùng loại khác), 1 bộ quần áo khi ra viện. Ở viện mẹ và bé đều mặc đồ ở viện.
Ngoài những điểm cộng trên thì vẫn có điểm trừ, đó là dịch vụ siêu âm. Khi siêu âm, bác sĩ đưa thông tin hơi ít. Sinh lần đầu mà bác sĩ không nói thì biết sao được tình trạng con mình như thế nào, nếu không hỏi thì cũng không biết con bị rau quấn cổ hay con đang bao nhiêu cân?
Quà ra viện của chị Hồng Ngọc.
Về chi phí ban đầu mình chọn gói chuyển dạ sinh thường có giá 18 triệu, nhưng đăng kí đúng đợt khuyến mãi 33% nên còn khoảng 12 triệu, về sau chuyển sang mổ thì thêm 10 triệu tiền chuyển gói. Sinh mổ được lưu trú tại viện 3 ngày, nhưng sức khỏe mình yếu nên ở thêm 1 ngày là 4 thì tiền phòng giường và ăn là thêm 1,8 triệu/ngày. Nhà mình đăng kí lấy máu gót chân, xét nghiệm 5 bệnh hết 800 nghìn đồng. Tổng chi phí tất cả (trừ thuốc thang mua ngoài) cho sinh mổ của mình hết khoảng 21,7 triệu (đã trừ bảo hiểm là 2,4 triệu)”.
Theo Helino
Nước ngô rất tốt nhưng không phải ai uống cũng 'lành', cẩn thận không nhập viện
Nước ngô được khá nhiều người ưa thích sử dụng. Thế nhưng không phải ai cũng uống được loại nước này, đặc biệt đối với thai phụ chỉ nên uống nước râu ngô 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng.
Ảnh minh họa: Internet
Công dụng tuyệt vời của nước râu ngô:
Hỗ trợ giảm cân: Nước râu ngô chứa lượng calo thấp lại có tác dụng lợi tiểu nên có thể hỗ trợ tốt cho những người đang muốn giảm cân. Uống nước râu ngô còn cải thiện quá trình trao đổi chất và thải độc cơ thể.
Chống oxy hóa: Nước râu ngô chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C... và các vi chất ở dạng tự nhiên. Các chất này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Thanh nhiệt, giúp thải độc cơ thể: Trong nước râu ngô có chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho việc kích thích loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thế, tăng cường chức năng gan, chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Râu ngô chứa các chất có tính kháng khuẩn, sát khuẩn tự nhiên. Nó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như phát ban, nhọt, giúp giảm ngứa và đau do vết cắn của côn trùng, vết xước và các vết cắt nhỏ.
Ảnh minh họa: Internet
Trị chứng xuất huyết: Râu ngô chứa vitamin K - một chất có tác dụng kiểm soát xuất huyết, đặc biệt là trong trường hợp phụ nữ có thai. Tuy nhiên, các thai phụ không được tự ý sử dụng nước râu ngô mà không có sự tư vấn của bác sĩ
Chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu: Do tính chất khử trùng và lợi tiểu, râu ngô có tác dụng tuyệt vời chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, niệu quản thường xuyên sử dụng nước râu ngô có thể làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat.
Bên cạnh đó, loại nước này còn giúp ngăn chặn chứng đi tiểu rắt của các bệnh nhân bị viêm hay phì đại tuyến tiền liệt.
Hỗ trợ đông máu: Râu ngô chứa vitamin K giúp máu đông nhanh. Vitamin này đảm bảo cơ thể không mất quá nhiều máu khi bị thương, do đó giúp máu đông lại và ngăn ngừa mất máu.
Ảnh minh họa: Internet
Kiểm soát cholesterol: Râu ngô cũng kiểm soát cholesterol trong cơ thể. Cholesterol cao dẫn đến một số bệnh tim mạch nguy hiểm. Do đó, uống râu ngô giúp bạn tránh xa những căn bệnh liên quan tới tim.
Lợi tiểu: Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp tống chất độc và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, do đó giúp ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và viêm đường tiết niệu (UTC). Nhờ tác dụng lợi tiểu mà râu ngô cũng có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao.
Những lưu ý khi uống nước ngô
Theo các chuyên gia, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô. Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.
Với trẻ nhỏ khi sử dụng nước mát giải nhiệt ngày hè cần tránh dùng liên tục hàng ngày thay nước lọc, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Dùng nhiều, lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali... Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày. Lượng nước bổ sung đủ là khi nước tiểu của trẻ trong, chỉ có màu vàng nhạt.
Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.
Không dùng cho người mắc bệnh máu đông hoặc đăng dùng thuốc chống đông máu vì rau ngô có đặc tính cầm máu tốt, tăng thêm quá trình đông máu của cơ thể.
Không dùng râu ngô thay thế nước lọc (đặc biệt đối với trẻ em) vì có thể làm cho cơ thể phải đi tiểu nhiều dễ gây ra hiện tượng mất nước. Khi mất nước có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi làm việc sẽ kém tập trung. Trẻ em uống quá nhiều nước râu ngô ảnh hưởng dễ khiến mất cân bằng điện giải và gây kém hấp thu vi chất, chỉ nên dùng râu ngô là nước uống bổ sung với lượng nhỏ cho trẻ uống thêm.
Phụ nữ đang hành kinh không nên uống: Trong thời kỳ đang hành kinh không nên uống nhiều nước rau ngô và cao rau ngô sẽ khiến tình trạng đau bụng kinh sẽ nặng hơn. Râu ngô có tác dụng đông máu, vì vậy rất dễ hình thành máu hòn máu cục, nguy hiểm nhất có thể bị bế kinh.
Thai phụ ít nước ối không nên uống
Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.
Ảnh minh họa: Internet
Trước khi sử dụng râu ngô phải rửa thật sạch.
Chọn râu sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung. Để tăng hiệu quả tác dụng, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo...
Không nên uống quá nhiều. Nếu bạn đang mang thai mà muốn uống nước râu ngô thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
Chỉ dùng loại ngô được trồng hữu cơ, không sử dụng phân hóa học. Dùng râu ngô tươi thì tốt hơn là râu ngô phơi khô.
Các chuyên gia cũng khuyên, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô.
Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải.
Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.
Với trẻ nhỏ thì không dùng nước ngô thay cho nước lọc.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Điểm mặt những tác dụng tuyệt vời của quả lê đối với sức khỏe, tác dụng thứ 3 và 4 chị em nào cũng thích mê Quả lê cũng đem lại rất nhiều lợi ích, từ kiểm soát cân nặng, cải thiện tiêu hóa tới giảm nguy cơ mắc tiểu đường... Từ lâu, quả lê đã được rất nhiều người trên thế giới ưa chuộng vì sở hữu vị ngọt tuyệt vời. Theo ước tính của Tạp chí Nông nghiệp và hóa thực phẩm Hoa Kỳ, hiện nay có...