Mẹ thông thái cần trang bị gì cho con để phòng ngừa tiêu chảy?
Mặc dù không khó chữa, nhưng tiêu chảy luôn là một trong những bệnh gây tử vong cao nhất ở trẻ. Vì vậy, cứ mỗi độ vào hè, mưa nắng thất thường, tiêu chảy dễ có nguy cơ bùng phát “tấn công” con trẻ khiến các mẹ lo sốt vó. Vậy làm thế nào để mẹ thông thái có thể ngăn ngừa căn bệnh này cho con của mình?
Theo báo cáo vào năm 2016 của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu[1]. Riêng ở Việt Nam, số liệu năm 2015, của bệnh viện nhi Trung ương cho thấy có đến 55% trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp phải nhập viện[2].
3 nguyên nhân chính khiến trẻ bị tiêu chảy “tấn công”
1. Ý thức giữ vệ sinh còn kém
Con trẻ thường không nhận thức đủ về việc giữ vệ sinh cá nhân nên không có thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, hoặc sau khi đi vệ sinh. Cộng thêm đó là thói quen ngậm đồ vật, hay nhặt thức ăn đã rơi xuống đất để ăn lại… của trẻ cũng dễ khiến các vi khuẩn như: E.coli, Shigella, Salmonella, virus Rota… tấn công đường ruột gây tiêu chảy[3].
Vào mùa hè, trẻ nhỏ rất dễ bị tiêu chảy
Trẻ nhỏ thường thích ăn quà vặt, hàng rong… Đặc biệt, vào mùa hè thời tiết nóng ẩm dễ khiến thức ăn ôi thiu, thu hút ruồi bu kiến đậu, cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị tiêu chảy mùa hè ghé thăm.
3. Nhận thức của mẹ trong việc chăm sóc con và gia đình
Việc giữ vệ sinh nhà ở, xử lý chất thải hoặc thói quen sinh hoạt của mẹ cũng gián tiếp khiến trẻ bị tiêu chảy. Ví như ở trẻ còn đang bú bình, nếu mẹ không vệ sinh bình sữa sạch, hoặc cho trẻ bú lâu cũng dễ khiến vi khuẩn phát triển gây tiêu chảy cho trẻ…
4 kỹ năng mẹ cần dạy con tránh xa tiêu chảy
Vì không phải lúc nào cũng bên cạnh chăm sóc cho con, nên mẹ thông thái cần chủ động hướng dẫn và dạy con có nhận thức, kỹ năng tự phòng bệnh cho chính mình:
Video đang HOT
1. Dạy con nên tránh xa các gánh hàng rong có ruồi bu, không che đậy, hay các món ăn đầy màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng…
2. Luôn ăn chín uống sôi. Không nên nhặt thức ăn rơi xuống đất lên ăn lại, hay dùng tay dơ bóc đồ ăn cho vào miệng.
3. Dạy con hình thành thói quen luôn rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, nhất là sau khi đi vệ sinh.
4. Cuối cùng, mẹ hãy dạy con khi cảm thấy khó chịu trong cơ thể, sự khác thường khi đi vệ sinh phải báo ngay với mẹ, tránh giấu khiến bệnh tình trở nặng.
Mẹ cần dạy con kỹ năng để phòng ngừa tiêu chảy cho chính mình
5 Điều mẹ nên làm để chủ động phòng tiêu chảy mùa hè cho con
1. Thường xuyên lau rửa dụng cụ nhà bếp, lưu trữ và bảo quản thức ăn đúng cách.
2. Thường xuyên bổ sung vào thực đơn của cả nhà những món ngon bổ dưỡng, cũng như nhiều rau xanh, củ quả để tăng cường sức đề kháng.
Bổ sung vào thực đơn những món ăn bổ dưỡng để phòng tiêu chảy cho con
3. Giữ vệ sinh các khu vực như nhà vệ sinh, phòng tắm và quan trọng nhất là bếp ăn để tránh vi khuẩn lẫn virus chứa mầm bệnh tiêu chảy lưu trú.
4. Nếu nhà có nuôi thú cưng, mẹ hãy đảm bảo khu vực ăn của thú cưng tách biệt với khu vực ăn của gia đình.
5. Luôn lưu trữ thuốc điều trị tiêu chảy có khả năng bảo vệ niêm mạc ruột an toàn cho cả gia đình từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Điển hình như thuốc có chứa hoạt chất Diosmectite để luôn có thể sử dụng ngay khi cần, từ đó giúp bệnh nhanh khỏi, không chuyển biến nặng.
Có thể bạn chưa biết
Khi bị tiêu chảy, niêm mạc ruột rất dễ bị tổn thương và dẫn đến các biến chứng về sau. Vì thế khi điều trị, việc bảo vệ niêm mạc ruột cũng quan trọng không kém việc ngăn chặn tiêu chảy. Đó chính là lý do vì sao hiện nay các chuyên gia luôn khuyên người bệnh nên chọn thuốc chữa tiêu chảy chứa hoạt chất Diosmectite vừa điều trị tiêu chảy hiệu quả, vừa có khả năng bảo vệ niêm mạc ruột, vừa thấm hút hết các vi khuẩn, virus và độc tố trong đường ruột để thải ra ngoài giúp hết bệnh nhanh. Thuốc cũng an toàn cho cả trẻ em lẫn người lớn, phụ nữ có thai.
Để biết thêm các thông tin về cách xử lý bệnh tiêu chảy hiệu quả cũng như các bí quyết phòng bệnh tiêu hoá, dinh dưỡng đúng cách cho cả nhà…, mẹ thông thái có thể tìm đọc các bài viết hữu ích tại website: giadinhsmec.com.
Vi Nguyễn
Theo Dân trí
Cảnh giác với bệnh viêm não mô cầu
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 4 tháng đầu năm 2018, cả nước đã ghi nhận 10 trường hợp mắc viêm màng não mô cầu. Tới đầu tháng 5-2018, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân người dân tộc Mông trong tình trạng nguy kịch, khó qua khỏi do nhiễm viêm não mô cầu. Vào hè, đây được xem là bệnh rất nguy hiểm bởi có khả năng gây biến chứng nhanh.
Dễ chẩn đoán nhầm
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương) cho biết, tính đến 14h ngày 8-5, bệnh nhân nữ Hảng Thị D. (24 tuổi, dân tộc Mông, trú tại tỉnh Yên Bái) bị viêm não mô cầu vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, mất phản xạ, nguy cơ tử vong rất cao.
Bệnh nhân này có biểu hiện sốt cao, tiêu chảy, hôn mê... vào ngày 2-5. Đến ngày 3-5, gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái).
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân D. bị viêm não mô cầu và cho chuyển xuống Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương. Kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho phép khẳng định bệnh nhân D. bị viêm màng não mủ do viêm não mô cầu, dẫn đến tình trạng phù não vô cùng trầm trọng.
Bệnh viêm não mô cầu tuy nguy hiểm nhưng có thể dự phòng bằng cách tiêm vắc xin.
Trước đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2 cũng tiếp nhận hai trường hợp mắc viêm não mô cầu, đó là một nữ sinh 15 tuổi (ở huyện Ba Vì) và một bệnh nhi 14 tháng tuổi (ở huyện Đông Anh).
Đây là hai trường hợp mắc viêm não mô cầu đầu tiên trong năm 2018 trên địa bàn Hà Nội. Còn từ đầu năm đến nay, Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) cũng đã điều trị cho một thanh niên 30 tuổi (ở TP Hưng Yên) được chẩn đoán viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, viêm não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm, do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở giới trẻ và thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại...) nên có khả năng gây thành dịch.
Sau khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể, thời gian ủ bệnh từ 1 đến 10 ngày, trung bình 5-7 ngày. Bệnh có biểu hiện rất đa dạng với nhiều thể như: Viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ, tổn thương ở nhiều cơ quan. Trong lâm sàng thường hay gặp hai thể bệnh là viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết. Đặc biệt, ở thể nhiễm khuẩn huyết tối cấp, tỷ lệ tử vong rất cao (lên tới 60-70%). Ở thể viêm màng não mủ, tỷ lệ tử vong là 30-40% nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, còn có các thể bệnh khác, gồm: Viêm khớp, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm nắp thanh quản tối cấp...
Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 90 đến hơn 100 người mắc viêm não mô cầu, tỷ lệ tử vong khoảng 15%-20%. Ngoài ra, bệnh có thể để lại di chứng nặng nề (chậm phát triển, điếc, liệt...). Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đây là loại bệnh không thường gặp nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh sốt xuất huyết do biểu hiện bệnh có những dấu hiệu tương tự như xuất huyết dưới da, đau đầu, cứng gáy, sốt...
Nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, não mô cầu chuyển nặng rất nhanh và có thể gây tử vong. "Mảng xuất huyết dưới da ở bệnh nhân viêm não mô cầu có hình sao - dấu hiệu phân biệt với sốt xuất huyết. Bệnh nhân có dấu hiệu này cần được đưa ngay đến bệnh viện", PGS.TS Trần Đắc Phu lưu ý.
Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin
Chiều 8-5, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, bệnh viêm não mô cầu tuy nguy hiểm nhưng có thể dự phòng bằng cách tiêm vắc xin. Hiện nay, có hai loại vắc xin phòng ngừa viêm não mô cầu là AC của Pháp và BC của Cuba. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đang triển khai tiêm vắc xin AC, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân.
Cũng theo ông Nguyễn Nhật Cảm, cùng với việc đưa con em mình đi tiêm đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin hiện có, mỗi gia đình cần thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi ở, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, bảo đảm vệ sinh ăn uống, sử dụng các loại thực phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết... Đó là cách phòng tránh hiệu quả không chỉ bệnh viêm não mô cầu mà còn cả các loại bệnh dễ phát sinh trong mùa hè.
PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo, cần tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng; hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh; khi tiếp xúc với người bệnh, cần phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân.
Những người ở khu vực xung quanh nơi có dịch bệnh lưu hành hay những người tiếp xúc gần với bệnh nhân cần được điều trị dự phòng và đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường. Điều quan trọng là bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, cách ly để tránh lây lan dịch.
Vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu gồm có 4 nhóm chính là A, B, C và D. Vắc xin viêm não mô cầu AC - phòng ngừa bệnh não mô cầu do týp A và týp C gây ra. Trẻ từ 2 tuổi trở lên (hoặc trẻ trên 6 tháng tuổi đã có tiếp xúc với người bệnh) cần được tiêm mũi đầu tiên; sau 3-5 năm cần tiêm nhắc lại. Với vắc xin viêm não mô cầu BC - phòng ngừa bệnh não mô cầu do týp B và týp C: Tiêm cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Bé cần tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi tiêm đầu 6-8 tuần.
Thu Trang
Theo Hà nội mới
Ăn cưới, 80 người đi cấp cứu Theo thông tin từ UBND huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, một vụ ngộ độc đang làm Bệnh viện huyện này liên tục quá tải mấy ngày nay. Ảnh minh họa Vụ ngộ độc xảy ra sau khi ăn cỗ cưới chiều 6-5 tại một gia đình ở bản Nà Mền, xã Nậm Ty, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Tính đến tối...