Mẹ Sài Gòn “mếu máo” vì làm giá đỗ lại hay bị ra lá, đây chính là 2 nguyên nhân ít người biết
Cách làm giá đỗ không bị ra lá đơn giản như thế nào mời bạn đọc tham khảo 2 nguyên nhân sau để tránh đừng mắc phải.
Câu hỏi:
Vì sao mình làm giá đỗ lần nào cũng ra lá. Ban đầu nghĩ là do để lâu quá vì mình để 3 ngày 3 đêm. Vậy nên lần làm giá sau mình đã bớt thời gian lại còn 3 ngày hai đêm nhưng vẫn vậy.
Tới lần tiếp theo mình nghĩ do dày quá, đỗ xanh xếp chồng lên nhau nên đã làm thưa ra hơn chỉ 1 lớp, không chồng lên nhau. Mỗi ngày tưới 2 lần, kê rổ lên chậu hở đáy ráo nước mà kết quả vẫn bị ra lá.
Nguyên nhân là gì có thể chỉ giúp mình với?
Câu hỏi của chị Thu Huyền (tại Sài Gòn) cũng là thắc mắc chung của nhiều người mới học làm giá đỗ trong mùa dịch. Bởi giá đỗ làm rất đơn giản nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm làm được giá đỗ ngon. Có người làm thì bị thối, bị hỏng, có người thì giá không nảy mầm, có người thì giá đỗ lại ra lá.
Trong số đó có rất nhiều người làm giá đỗ bị ra lá. Tại sao giá đỗ lại bị ra lá như vậy? Và cách làm giá đỗ không bị ra lá như thế nào? Cậu trả lời rất đơn giản thôi.
Đỗ xanh chị Thu Huyền ngâm 7 tiếng và rải đều ra ra rổ. Ảnh: NVCC
2 lần thử đi thử lại dù giảm ngày, giảm độ dày xếp giá thì đều cho thành quả giá bị ra lá xanh. Ảnh: NVCC
1. Hạt đỗ xanh tiếp xúc với ánh sáng khiến giá quang hợp và ra lá
Khi làm giá đỗ có lời khuyên và mẹo mà nhiều người thường sử dụng đó là dùng thùng xốp đậy thật kín hoặc dùng khăn tối màu, túi bóng đen chùm giá. Không phải tự dưng họ lại làm điều đó. Việc ủ kín giá, không để tiếp xúc với ánh sáng của mặt trời sẽ giúp giá không quang hợp, tránh sản sinh ra lá.
2. Tương tự, cũng nên ít mở ra “thăm giá” để tránh cây quang hợp ra lá
Video đang HOT
Nhiều chị em mới làm giá đỗ lần đầu dù biết cách bọc kín giá bằng thùng xốp hoặc túi đen rồi nhưng lại thường tò mò muốn biết cây giá mình trồng phát triển đến đâu, cao lớn nhường nào. Vì thế mà một ngày tới cả chục lần hoặc hơn mở ra để “thăm giá”. Tuy nhiên việc mở nhiều ra thăm giá cũng khiến ánh sáng mặt trời lọt vào bên trong khiến giá quang hợp và sinh sôi lá rất nhiều.
Chính vì thế để hạn chế giá đỗ ra lá thì bạn phải bọc thật kín để không lọt ánh sáng vào cũng không nên mở ra thăm nhiều. Một ngày chỉ nên thăm giá khoảng 1 lần khi tưới nước là vừa đủ.
Nên dùng túi bóng đen bọc lại hoặc đậy kín tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì giá mới không quang hợp để ra lá được.
Chỉ cần bạn lưu ý điều này là giá sẽ không bị ra lá dài và xanh nữa. Ngoài ra, nhiều chị em còn nhận xét giá đỗ của chị Thu Huyền còn hơi gầy, chưa được mập mạp. Muốn cải thiện hơn thì có thể dùng vật cứng chèn thật chặt giá lại thì cây sẽ phát triển to hơn. Ngoài ra, khi mua giống cũng cần chọn hạt đỗ xanh chất lượng tốt thì ra giá mới mập ngon được.
Cùng chiêm ngưỡng thêm 1 vài thành quả “giá mập mạp, trắng tinh” của các bà nội trợ trong mùa dịch này để có thêm động lực làm giá thành công tại nhà chị em nhé:
Nguồn ảnh: Tố Nhi.
Giá làm bằng hộp sữa. Nguồn ảnh: Lotus Pham.
Thành quả giá đỗ làm sau 2,5 ngày. Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Yến.
Giá đỗ làm bằng túi lưới mập mạp. Nguồn ảnh: Hoa Hong Bach.
Chẳng cần chuẩn bị khăn - rổ lích kích, có cách làm giá đỗ bằng ấm nước cực nhàn, sản phẩm "ra lò" đầy bất ngờ!
Ưu điểm của cách làm giá đỗ bằng ấm siêu tốc này đó là không phải lăn tăn chuẩn bị khăn, rổ và vệ sinh chúng.
Rễ giá rất ít, thân giá trắng, ăn giòn ngọt.
Ở nhà giãn cách xã hội, nhiều chị em nội trợ đã chia sẻ cho nhau cách làm giá đỗ đơn giản, tạo nguồn thực phẩm sạch cho cả gia đình.
Giá đỗ là loại thực phẩm có vị ngọt nhẹ và giòn đặc trưng, không chỉ chế biến thức ăn ngon mà còn rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100gr giá đỗ chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho con người. Ví dụ như: Protein (3.99gr), chất béo (0.69gr), chất xơ (1.9gr), kali (79mg), canxi (32mg), phốt pho (70mg), magie (27mg), sắt (0.96mg), vitamin C (8.2mg), vitamin B3 (0.481mg), vitamin B2 (0.126mg), vitamin B1(0.076mg).
Ăn giá đỗ sẽ giúp chúng ta phòng tránh các bệnh ung thư, ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tim mạch, ngừa loãng xương, cải thiện hệ miễn dịch và rất tốt cho tiêu hóa...
Có rất nhiều cách làm giá đỗ, tuy nhiên mới đây, một mẹ đảm đã chia sẻ cách làm cực mới, đó là nhờ ấm siêu tốc.
Có vô vàn cách làm giá đỗ đơn giản tại nhà được hội chị em thi nhau chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, mới đây, chị Kelly Kelly (Bình Thuận) đã chia sẻ cách làm giá đỗ hoàn toàn mới. Đó là bằng ấm siêu tốc!
Nghe đến đây, ai cũng "mắt tròn mắt dẹt" phải không? Tuy nhiên cách này cực kỳ đơn giản và nhàn tênh nhé! Ưu điểm của cách làm giá đỗ bằng ấm siêu tốc đó là không cần lăn tăn vụ giặt khăn sao cho sạch rễ giá, không lo rễ giá ra nhiều. Đặc biệt giá đỗ vẫn giữ được chất lượng, ăn giòn ngon.
Chị em hãy cùng tham khảo cách làm giá đỗ bằng ấm siêu tốc nhé!
1. Chuẩn bị đỗ xanh
Chuẩn bị 100gr đỗ xanh còn nguyên vỏ, loại bỏ hạt lép, hỏng. Sử dụng ấm nước siêu tốc loại 1,8l để làm giá đỗ.
2. Ngâm đỗ xanh để làm giá đỗ
Rửa sạch đỗ xanh, sau đó ngâm đỗ trong nước sạch khoảng 6-8 tiếng (nước khoảng 40-50 độ C). Mọi người có thể ngâm qua đêm hoặc trước khi đi làm.
Sau khi ngâm xong thì vớt đỗ ra, rửa nhẹ tay. Loại bỏ những hạt đậu "cứng đầu", ngâm 1 đêm vẫn không chịu nứt mầm ra. Sau đó, cho chỗ đỗ xanh đạt tiêu chuẩn vào ấm siêu tốc.
3. Nuôi giá đỗ
Sau khi cho hạt đỗ vào ấm thì thêm nước. Sau đó lắc đảo ấm vài vòng rồi chắt nước ra. Lặp đi lặp lại bước này 3 lần.
Sau khi chắt hết nước ra lần thứ 3 thì để ấm ngay bếp cho khỏi quên. Cứ cách tầm 3-4 tiếng đồng hồ thì lặp lại quy trình tắm đỗ như trên. Lưu ý: Ban đêm thì không cần tắm đỗ như vậy.
Thành quả giá đỗ sau ngày thứ nhất:
Thành quả giá đỗ sau ngày thứ 2:
4. Thu hoạch giá đỗ
Sang đến ngày thứ 3 thì giá đỗ đã được như thế này. Đổ giá đỗ ra chậu hoặc bồn rửa, khuấy nhẹ để loại bỏ vỏ xanh.
Thành quả thu được thật bất ngờ, giá đỗ mập, thân giá trắng, ít rễ - rễ mảnh mềm. Khi thưởng thức thì rất giòn ngọt:
Lưu ý khi làm giá đỗ bằng ấm nước siêu tốc:
- Nước tắm giá đỗ phải là nước lạnh hoàn toàn.
- Không nên mở nắp để giá đón nắng. Như vậy sẽ làm giá đỗ bị tím, nảy lá xanh, khi ăn sẽ có vị đắng.
Chúc mọi người thành công với cách làm giá đỗ này nhé!
Mùa dịch ở nhà làm giá đỗ theo cách này, không cần ra chợ vẫn có giá lớn mập mạp Trước khi ủ, vò đỗ và đãi qua nước để làm mỏng vỏ, loại bớt những hạt đỗ hỏng. Sau đó mới ngâm đỗ vào nước nóng để đỗ nở, rửa sạch và ủ. Trước đây, người ta thường làm giá đỗ theo cách truyền thống là làm bằng khăn xô, khăn giấy hay lá tre. Nhưng giờ đây các bà các mẹ...