Mẹ phàn nàn vì con nghỉ ốm nhưng cô giáo không một lời thăm hỏi, hội phụ huynh nổ ra cuộc tranh cãi
Phản ứng của cô giáo thế nào là hợp lý khi học sinh nghỉ ốm đang là chủ đề tranh luận với những ý kiến trái chiều.
Với trẻ tiểu học, nhất là trẻ lớp 1, việc thỉnh thoảng ốm sốt, nghỉ học là chuyện khá thường xuyên. Sức đề kháng không tốt, thay đổi thời tiết, virus lây lan… trẻ tuổi này hay gặp những bệnh phổ biến là sổ mũi, ho, sốt do viêm họng, sốt siêu vi… Một trận ốm trung bình cũng phải nghỉ học từ 3 đến 5,7 ngày.
Mới đây, một bà mẹ cũng lên hội nhóm của phụ huynh có con học lớp 1 than thở chuyện con ốm. Bên cạnh đó, chị phản ánh chuyện học sinh nghỉ bệnh cả tuần nhưng cô giáo không một lời hỏi thăm, không gửi bài tập hướng dẫn làm ở nhà. Tình huống này đã nhận được nhiều ý kiến bình luận trái chiều.
Dòng chia sẻ gây tranh cãi của phụ huynh.
Không ít người cho rằng cô giáo trong trường hợp này đã quá vô tâm, học sinh nghỉ 1, 2 ngày là chuyện bình thường, còn đây là nghỉ cả tuần thì ít ra phải nhắn hỏi phụ huynh một câu, đó vừa là trách nhiệm vừa thể hiện sự quan tâm giữa cô và trò.
Chị Minh Anh bình luận: “Tôi cũng gặp trường hợp tương tự như vậy, nhưng cô giáo của con gọi điện ngay lại cho mẹ hỏi thăm tình hình và hướng dẫn con học bài thêm. Như vậy, gia đình cũng cảm thấy có sự tôn trọng và cảm thông nhất định”.
Video đang HOT
Có thể chấp nhận được?
Tuy nhiên, luồng ý kiến khác lại cho rằng việc này cũng rất bình thường, không có gì quá to tát và chưa đến mức độ phải quy kết giáo viên.
Theo những phụ huynh này, cô giáo phải chăm lo cho một lớp gần 40 em, không thể chỉ dành thời gian để ý riêng một bé được. Dù một cuộc gọi điện chỉ mất vài phút nhưng thực tế, giáo viên kể từ khi đến lớp cho tới khi ra về hầu như không có thời gian rảnh. Giờ tan tầm thì cô giáo cũng tất bật như bao người khác về nấu ăn, lo con cái, soạn giáo án…
Nếu cô nhớ để hỏi thì cảm ơn, còn không thì không thể trách cô được vì đó không phải là nghĩa vụ. Có những giáo viên không khéo ăn nói, giao tiếp nhưng vẫn rất yêu thương và quan tâm học sinh theo những cách khác, thay vì những cuộc gọi hay tin nhắn bùi tai…
“Giáo viên đã vất vả mà giáo viên dạy lớp 1 lại càng khổ hơn, cả ngày đôi khi còn quên uống nước. Phụ huynh thì đụng đâu trách đó, làm tốt thì không sao còn lỡ sai một chút thì chuyện bé xé ra to liền. Mình thấy các mẹ làm áp lực cho giáo viên quá. Thực tế, có bao giờ cô giáo nghỉ ốm mà phụ huynh gọi hỏi thăm đâu?”.
“Khi xin cho con nghỉ ốm, hẳn phụ huynh cũng đã nói nguyên nhân, ví dụ bé bị sốt, cảm hay gì đó. Như vậy cô cũng cơ bản nắm được rồi. Mình nghĩ trừ trường hợp bé bệnh nặng, còn không thì cũng không thể bắt cô phải gọi hỏi thăm, có thì tốt không thì cũng chẳng sao mà”, một phụ huynh nêu ý kiến.
Một số bố mẹ cũng cho rằng, hiện Bộ GD-ĐT đang cấm cho bài về nhà, việc mẹ yêu cầu cô gọi để hướng dẫn bài cho cháu là không phù hợp, nhất là trường hợp bé đang ốm. “ Có thể sau khi con đi học cô mới kiểm tra và hướng dẫn. Bây giờ đang nghỉ ốm, cô gọi bảo làm bài chắc gì mẹ đã không lên mạng than thở cô “‘bóc lột” sức khỏe của trẻ?”.
Có phụ huynh ý kiến, thay vì lên đây trách cô, phụ huynh hãy gọi cho cô ngoài giờ dạy để hỏi thăm về bài vở, vì cái gì cũng có hai chiều. Chưa kể đang giờ dạy mà gọi điện bị ban giám hiệu nhìn thấy có khi cô còn phải chịu phê bình.
Một cô giáo tiểu học tâm sự, nghề giáo luôn bị đánh giá theo những chuẩn mực nhất của xã hội và không thể lúc nào cũng chiều lòng được tất cả. “Gọi điện hỏi thăm sức khỏe học sinh, an ủi tinh thần phụ huynh khi biết bệnh tình của học sinh để thể hiện sự quan tâm là một hành động đáng khuyến khích, nhưng nếu không cũng mong phụ huynh có cách nhìn cảm thông hơn bởi giáo viên cũng là con người với đầy áp lực công việc và gia đình”, cô giáo này bộc bạch.
Con trai học lớp 1 lỡ làm gãy bút giá 5 triệu của bạn, phụ huynh bị đòi bồi thường nhưng cách xử lý khiến giáo viên cứng họng
Bà mẹ này được khen ngợi hết lời vì cách xử lý khôn khéo khi bị đòi bồi thường 1 cây bút giá 5 triệu.
Trẻ con luôn hiếu động và tinh nghịch, đôi khi điều này sẽ khiến chúng gây rắc rối cho bản thân và ngay cả cho bố mẹ. Nhưng với những đứa trẻ, chúng luôn thật thà, dù vậy đôi khi chính bởi sự ngây ngô của con trẻ mà phụ huynh cũng không đặt niềm tin nơi con cái khiến chúng bị ảnh hưởng tâm lý ít nhiều. Cách xử trí của bà mẹ có con học lớp 1 dưới đây được mọi người khen ngợi hết lời vì sự khôn khéo và nhất là tránh để trẻ tổn thương.
Theo đó, 1 bà mẹ tại Trung Quốc có con học lớp 1 tên là Tiểu Minh. Trong một buổi học, không rõ vì lý do gì, cậu bạn đã làm gãy cây bút của bạn cùng lớp. Đương nhiên, với phản ứng thông thường, mẹ của đứa trẻ bị Tiểu Minh phá hư đồ dùng đã đến trường và đòi lại công bằng ngay cho con trai.
Phụ huynh Tiểu Minh đến trường theo yêu cầu của cô giáo với tâm trạng não nề nhưng suy đi nghĩ lại, chị dặn lòng sẽ phải tìm hiểu nguyên do trước. Tuy vậy, mới bước chân vào phòng họp, chị bị vị phụ huynh kia mắng nhiếc không thương tiếc và đòi bồi thường. Theo lời người này, cây bút là đồ hiệu đắt tiền, được người thân tặng cho cậu bé với giá xấp xỉ 1.500 tệ tức là khoảng trên 5 triệu đồng.
Ảnh minh họa
Nhưng thay vì mất bình tĩnh hay nhận lỗi ngay, mẹ Tiểu Minh lại tỏ ra ôn tồn nói: "Hãy đợi một lát, trước tiên tôi cần hiểu chuyện gì đã xảy ra". Sau đó chị gọi con trai mình đến nói chuyện. Vẫn giữ thái độ nhã nhặn từ đầu buổi, chị giúp Tiểu Minh bớt sợ hãi để cậu bé kể lại câu chuyện đã xảy ra. Theo lời cậu bé, em đã bị bạn học bắt nạt thường xuyên với nhiều lý do rồi còn bị bạn đặt cả biệt danh cho mình.
Hôm nay, bạn học có cây bút mới đắt tiền liền đến khoe ngay với Tiểu Minh nhưng anh bạn tỏ ra không quan tâm. Vì muốn thu hút sự chú ý mà cậu bạn kia đã hất sách của Tiểu Minh xuống sàn, điều này làm bạn tức giận và giữa cả 2 xảy ra xích mích, tuy nhiên không may là trong lúc cự cãi, cây bút quý giá đã rơi xuống và gãy mất.
Ảnh minh họa
Mẹ Tiểu Minh nghe vậy liền thấy rằng lỗi không phải do con trai mình chủ động gây ra mà chỉ vô tình nên dàn xếp để sự việc được cho qua. Nhưng vị phụ huynh kia vẫn lớn tiếng và không chịu bỏ qua. Thấy vậy, mẹ Tiểu Minh liền nói: "Tôi không biết tại sao chị lại muốn một đứa trẻ tiểu học cầm bút quá đắt tiền đi học, nhưng đây là quyền tự do của chị. Bây giờ cây bút bị hỏng, tôi tin rằng chị đã biết vì sao nó gãy, người bắt đầu trước là con của chị. Tôi nghĩ vì cả hai đều có lỗi cho nên chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm bồi thường một nửa, mong chị thông cảm".
Sau khi nghe chị này nói, cả giáo viên chủ nhiệm và người mẹ cảm thấy không còn gì tranh cãi và đưa ra thống nhất chung để giải quyết vấn đề. Sau khi về nhà, cậu bé không những không bị mẹ trách mắng mà còn được nhẹ nhàng khuyên bảo: "Con hãy nói với giáo viên nếu ai đó gây sự với mình!"
Không ít cha mẹ khi con gặp vấn đề hay bị phản ánh liền ngay lập tức chỉ trích, phàn nàn và cho rằng trách nhiệm hay lỗi là ở con mình. Điều này đôi khi sẽ trở thành gánh nặng tâm lý của trẻ khiến trẻ sợ hãi, ngại giao tiếp và ngại chia sẻ với bố mẹ hơn vì chúng nghĩ rằng dù có nói gì thì bố mẹ cũng không tin. Lắng nghe con nhiều hơn sẽ giúp cha mẹ giải quyết vấn đề một cách khách quan nhất, vừa tránh để con bị oan ức lại giúp con sửa sai khi làm chưa đúng.
Thấy con làm bài đúng mà cô giáo chấm sai, bà mẹ bức xúc xin phúc khảo nhưng sau đó lại nhờ cô hãy giao nhiều bài như thế này cho con Không chỉ có bà mẹ này mà đã có rất nhiều phụ huynh khác cho rằng cô giáo đã chấm nhầm, nhưng sau khi nghe lời giải thích thì ai cũng phải "tâm phục khẩu phục". Chuyện học hành của con chắc hẳn là nỗi quan tâm bậc nhất của các ông bố bà mẹ. Vậy nên, kiểm tra bài vở của con...