Mẹ Nghệ An đẻ rơi con ngay tại phòng trọ, chồng trẻ vừa khóc run người vừa đỡ đẻ
Sinh con trước dự kiến tận 1 tháng, chị Ngọc không kịp tới bệnh viện mà đẻ ngay tại nhà do chính tay chồng mình đỡ.
Sau 2 tháng 15 ngày trải qua cuộc “ vượt cạn” đặc biệt tại chính căn nhà trọ của mình, giờ đây chị Lê Thị Ngọc ở Thanh Chương, Nghệ An vẫn chưa hết sợ hãi mỗi khi nhớ lại cảm giác đau đẻ “chớp nhoáng” và biến anh xã thành bà đỡ đẻ.
Chị Ngọc kết hôn sau 3 năm làm bạn và yêu anh chàng cùng lớp.
Hoảng loạn khi phát hiện mang bầu lần 2
Chị Ngọc và ông xã quen nhau năm 2013 khi cả hai cùng là sinh viên trường Đại học y khoa Vinh (Nghệ An). Sau 3 năm từ bạn thân thành người yêu, cặp đôi trẻ sớm đi đến kết hôn vào năm 2016.
Lập gia đình khi mới tròn 20 tuổi, để có thời gian chuẩn bị tốt nhất cho việc làm mẹ, mãi 2 năm sau đó chị mới sinh con trai đầu lòng. 9X kể: “Ngày đó vì đang còn trẻ lại chưa xin được việc nên vợ chồng mình phải đi làm thuê ở miền nam đến năm sinh bé đầu mới quyết định về quê làm”.
Đến năm 2019 khi kinh tế còn chưa ổn định thì chị Ngọc phát hiện mang bầu bé thứ hai được hơn 4 tháng, còn con trai cả khi đó mới hơn 1 tuổi.
Nhớ lại cảm giác khi biết mình có thai lần hai, chị nói: “Khi đó mình rất hoảng loạn vì lo nếu sinh nữa sẽ không đủ kinh tế để lo cho con, bản thân sức khỏe mình cũng yếu nên sợ sẽ không chăm được 2 bé một lúc, bé đầu thì vẫn còn quá nhỏ. Về phía chồng mình thì lại rất vui mừng và không ngừng động viên vợ cố gắng”.
Khi con đầu mới hơn 1 tuổi chị Ngọc bất ngờ phát hiện mang thai em bé thứ hai.
Làm mẹ ở độ tuổi còn khá trẻ, vừa mang bầu nặng nề vừa phải chăm em bé mới hơn 1 tuổi song chị Ngọc có được một người chồng lý tưởng. Nói về người đàn ông tri kỷ của cuộc đời mình, chị cho biết, anh xã là người rất tuyệt vời, không rượu chè, thuốc lá, không tụ tập bạn bè mà chỉ biết đi làm rồi về nhà với vợ con.
Thời gian chị mang thai anh luôn miệng hỏi vợ muốn ăn gì, không quên mua đủ những thứ các bà bầu khác vẫn thường tẩm bổ để đem về cho vợ ăn, song vì kén ăn nên mẹ bầu vẫn gầy nhom, may mắn thai kỳ chị trôi qua khá suôn sẻ khi cả mẹ và bé không gặp phải bất thường nào.
Video đang HOT
Chồng vừa khóc vừa đỡ đẻ cho vợ ngay tại phòng trọ
Kể về lần sinh con đáng nhớ của mình, chị Ngọc cho biết, khi đó chị đang mang thai ở tuần 34 vì là dịp gần Tết nên hai mẹ con vẫn tham gia buổi liên hoan tất niên cùng công ty của chồng. Buổi sáng hôm sau khi chồng và con vẫn đang say giấc ngủ thì chị thấy xuất hiện cơn đau bụng âm ỉ, cảm nhận rõ những bất thường trong cơn gò nên chị lay chồng dậy để đưa đến bệnh viện, nhưng vì còn tận 1 tháng mới tới ngày dự sinh nên anh chồng an ủi vợ không nên quá lo lắng.
9X chia sẻ: “Khi cơn gò mỗi lúc một nhiều, mình bảo chồng dậy xếp đồ, nhấc điện thoại gọi cho gia đình ở quê nhưng không ai nghe máy mình hốt hoảng chạy sang gọi chị hàng xóm kêu: “Chị Hoài ơi, em đau đẻ rồi”. Biết mình mới bầu 8 tháng nên chị cũng nói: “Chưa đẻ được đâu, về nằm đi rồi 8 giờ chị qua đưa đi khám”"
Bé gái thứ hai đến với gia đình khi bố mẹ chưa có kế hoạch sinh thêm.
Nghe lời chị hàng xóm mẹ bầu quay trở về phòng, vừa về đến phòng chị đau đến mức không chịu được nên đã bật khóc, khi đó chồng và con chị mới bật dậy khỏi giường. Chứng kiến mẹ bò lê la dưới nền nhà, cậu con trai 1 tuổi nghĩ mẹ đang làm trò cho mình cười nên thích trí đứng vỗ tay còn anh chồng cuống quýt xếp đồ và đi luộc bình sữa.
Cơn chuyển dạ diễn ra khoảng 15 phút chị van xin chồng cho đẻ luôn tại chỗ hoặc không phải tới bệnh viện thật nhanh. Anh chồng tức tốc chạy đi lấy xe máy để chở vợ đi viện, tuy nhiên lúc này em bé đã lộ đầu ra cổ tử cung của mẹ.
“Lúc đó em chỉ biết nằm khóc thôi, bé đầu nhà mình thấy mẹ khóc cũng khóc theo, chồng thì cuống cuồng rồi khóc đến run người, cả nhà cùng khóc. Mình nói: “Chồng cho em đẻ đi, không nhịn được nữa đâu” nhưng anh ấy cứ hô “Vợ khép chân lại, không được rặn đâu đấy”. Thấy vợ không chịu được nữa nên anh xã nói chị hàng xóm đưa cho chiếc khăn màn và đỡ luôn tại nhà.
Chỉ rặn đúng một hơi là đầu em bé ra, may mắn không có chút máu me nào vì em bé nhỏ lại vẫn còn trong bọc ối, đến khi ra ngoài con mới vỡ bọc đó chui ra. Song vì hốt hoảng quá nên chồng mình không thể cảm nhận được gì, rõ ràng mình vẫn nghe thấy tiếng con khóc mà anh ấy vừa lau chùi cho con vừa kêu, “Em bé không khóc”, “Nó tím này” – mẹ Nghệ An kể lại hành trình “lâm bồn” đáng nhớ.
Ngay sau đó, mẹ và bé được chuyển lên xe cấp cứu tới bệnh viện trong tình trạng em bé vẫn nguyên dây rốn, nhau thai trong bụng mẹ vẫn chưa được lấy ra ngoài.
Giờ đây tổ ấm nhỏ của gia đình chị Ngọc tràn ngập tiếng cười vì có thêm em bé.
Đến bệnh viện mọi người chứng kiến đều phải trầm trồ khi biết chính chồng đỡ đẻ cho vợ khi không kịp đến bệnh viện. Mẹ và bé nhanh chóng được đẩy lên băng ca tới khoa sản để làm các thủ tục sau sinh. Con được sinh ra một cách khá đặc biệt, dù chưa đủ tháng nhưng may mắn vẫn đạt mốc 2kg, phản xạ tốt và không phải nằm lồng ấp.
Vậy là cuộc “vượt cạn” của chỉ Ngọc diễn ra chỉ vỏn vẹn 25 phút, mọi thứ diễn ra trong “chớp nhoáng”, đến bản thân chị giờ đây nhìn lại vẫn nghĩ như đang nằm mơ, chị không nghĩ mọi chuyện lại xảy đến quá nhanh như vậy.
Sau sinh chị gặp không ít vất vả khi một lúc chăm 2 em bé, tuy nhiên, nhờ chồng ở bên động viên, chăm sóc kỹ lưỡng từ vệ sinh cơ thể, tắm rửa đến thức đêm chăm con khiến chị cảm thấy được an ủi rất nhiều.
Từ chính cuộc “vượt cạn” đặc biệt của mình, chị Ngọc muốn nhắn nhủ tới các mẹ đang và sắp mang bầu, hãy chuẩn bị cho mình sức khỏe tốt nhất để có thể cùng con cán đích thành công. Vào những tháng cuối khi thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường hãy đi bệnh viện kiểm tra, tránh để xảy ra việc đẻ rơi con tại nhà, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có thể làm ảnh hưởng tới mẹ và em bé.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Nghệ An: Cho cam "ăn" cá, 10 cây trĩu quả cả 10, đã thế ăn lại ngọt
Ông Nguyễn Tấn Phượng trú tại xóm Tân Xuân, xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ ( Nghệ An) đã có bí quyết trồng cam cho ra trĩu quả, mà quả nào cũng mọng nước, ngọt đậm. Bí quyết của ông Phượng là cho cam "ăn" thêm cá.
Cho cam" ăn"cá-cái kết rất...là khá
Trước khi đến với nghề trồng cam, vợ chồng ông Phượng đã có một thời gian dài đi buôn cam tại các vùng ở địa bàn tỉnh Nghệ An. Công việc vất vả nhưng lợi nhuận không đáng là bao nhiêu. Qua thời gian đi ngược xuôi cắt cam tại các trang trại, ông Phượng được tiếp xúc với nhiều chủ trang trại cam nổi tiếng tại Quỳ Hợp ( Nghệ An), được học hỏi nhiều kinh nghiệm trồng cam.
Nhận thấy cam sạch theo tiêu chuẩn VietGAP là một thị trường đầy tiềm năng nên vợ chồng ông Phượng quyết định bỏ việc buôn cam về trồng cam. Đến nay, gia đình ông có hơn 2ha cam đã cho thu hoạch, mang lại lợi nhuận cao.
Qua nhiều lần chứng kiến cảnh vườn cam của gia đình bị bướm lâm nghiệp và ruồi vàng chích, ông Phượng đã tìm tòi chế biến được loại "thuốc" không hoá chất để diệt trừ côn trùng. Ảnh: Mỹ Hà
Ông Phượng chia sẻ: "Tôi bắt đầu trồng cam từ năm 2011, thời điểm đó tôi là người đầu tiên mang giống cam từ Quỳ Hợp về trồng ở Tân Kỳ. Những năm đầu, kinh nghiệm trồng cam chưa nhiều nên tôi chỉ trồng có 300 cây thôi. Dần dần kinh nghiệm dày dặn tôi trồng thêm và tới bây giờ thì có 800 gốc. Gốc cam nào tôi cũng lấy bã cá trộn với phân chuồng để bón. Thêm nữa, tôi lấy nước cá hoà tan ra phun cho cây để diệt trừ côn trùng phá hoại. Vườn cam của tôi được "ăn" cá nên cây nào cây nấy trĩu quả, mọng nước. Mỗi năm trừ chi phí ra thì gia đình cũng thu nhập được chừng hơn 200 triệu đồng."
"Vườn cam của tôi được ăn" cá" nên cây nào cây nấy trĩu quả, mọng nước", ông Phượng chia sẻ. Ảnh: Mỹ Hà
Chế phẩm sinh học diệt sâu hại cam
Thời điểm đầu năm 2019, khi các vùng cam khác ở Nghệ An bị bướm lạ tấn công, bướm ngài chích hút khiến cam rụng thì ở vùng cam Xuân Lý, cam vẫn sai quả, sinh trưởng, phát triển tốt. Đó là nhờ người dân nơi đây tìm ra nguyên lý hoạt động của loại bướm gây hại này.
Vào ban đêm bà con chong đèn, dùng vợt vây bắt bướm; ban ngày thì dùng hỗn hợp nước cá lên men phun cho cam theo hình chữ thập (nghĩa là phun khoanh vùng, không phải cây nào cũng phun) để đuổi bướm. "Loại bướm ngài này theo mùi hương của cam, của ổi để chích hút gây hại, khi phun hỗn hợp này, mùi tanh nồng của cá lấn át mùa cam, mùi ổi nên bướm sẽ tránh đi...", ông Phượng tiết lộ.
Bà Lê Thị Hạnh, một hộ trồng cam ở xóm Tân Xuân, xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ ( Nghệ An) nói: " Nhờ ông Phượng mà tổ liên kết trồng cam Sông Con chúng tôi nhà nào cũng có vườn cam trĩu quả, đạt chất lượng và sản lượng tốt. Toàn bộ các hộ sản xuất đều sử dụng các nguyên liệu sinh học tự nhiên để diệt trừ côn trùng. So với sử dụng hoá chất phòng trừ dịch bệnh trên cây cam thì chế phẩm sinh học tự tạo chi phí rẻ hơn rất nhiều. Ông Phượng luôn là người tiên phong làm rồi hướng dẫn lại cho bà con...".
Các loại cá nước ngọt được ông Phượng mua từ Quế Phong ( Nghệ An) về ủ với mật mía và chất EM để tạo ra 1 sản phẩm thuốc xua đuổi côn trùng độc đáo mà không cần phải sử dụng tới hoá chất độc hại, mang lại hiệu quả cao và an toàn. Ảnh: Mỹ Hà
Chia sẻ với phóng viên về cách làm của mình, ông Phượng nói: "Chi phí ủ cá làm chế phẩm sinh học để đuổi côn trùng và bón cho cam rất rẻ. Nguyên liệu có sẵn, dễ tìm mua, tôi dùng 70kg cá ủ với 120 lít nước, sau đó lọc ra khoảng 80 lít để hoà loãng phun cho cam. 1 tạ cá thì được 120 lít nước, phun cho 2ha cam. Nếu ủ được hai lần như vậy thì ra được 140 lít dung dịch, phun được 4ha cam. Phần bã cá thì dùng trộn với phân chuồng bón cho cây cam "ăn". Tính ra mỗi kg cá chỉ có giá 7.000 đồng rẻ hơn nhiều so với dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu rầy hóa học...".
Các thùng ông Phượng ủ cá được bọc kín sau 20 ngày thì lấy nước để hoà ra phun cho cam. Ảnh: Mỹ Hà
Nguyên nhân dẫn đến việc ông Phượng dùng cá ủ để lấy nước phun cho cam được ông chia sẻ rằng; "Qua một người có kinh nghiệm trồng rau sạch ở Đà Lạt hướng dẫn, tôi tìm mua các loại cá nước ngọt về ủ với chế phẩm EM và mật mía. Tôi lấy nước hoà ra và phun cho cây cam để đánh đuổi côn trùng, trong đó có bướm lâm nghiệp."
"Mùi của cá tanh nên bướm lâm nghiệp không phân biệt được mùi hương của cam, bởi vậy vườn cam của tôi hai năm nay không hề bị hư hỏng. Bã cá bổ sung vi lượng cho cây cam rất tốt, khiến cây cam phát triển khoẻ mạnh, sai quả và rất mọng nước. Đặc biệt, độ ngọt của cam rất đậm". Hiện tại tôi đã hướng dẫn bà con nông dân trồng cam thực hiện cách làm trên , mùa cam năm nay thành viên nào cũng có kết quả tốt...".
Không những mỗi cam được" ăn" cá mà bà con xóm Tân Xuân, xã Tân Phú thấy tốt nên cũng cho ổi "ăn"cá để đạt hiệu quả cao. Ảnh: Mỹ Hà
Trao đổi với phóng viên báo DANVIET.VN, ông Nguyễn Công Trung- Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Tân Kỳ cho biết: " Tổ hợp liên kết vùng trồng cam Sông Con được chúng tôi lựa chọn làm quy chuẩn cam sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, sắp tới đây sẽ được cấp chứng chỉ và đã có vùng chỉ dẫn địa lý cam Vinh...
Theo Danviet
Nghệ An: Bầu 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh mới Sáng 11/11, tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII đã bầu bổ sung 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Theo đó ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An và ông Bùi Đình Long - Bí thư Huyện ủy Nam Đàn làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 -2021. Trên cơ sở giới thiệu...