Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm?

Theo dõi VGT trên

Trong thời đại mà trốn đi đâu cũng có thể hít phải không khí ô nhiễm, người làm cha mẹ nên có thêm vài thói quen thường ngày để bảo vệ sức khỏe của con cái và bản thân.

Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Hình 1

Ngày nay, bên cạnh áp lực về cơm, áo, gạo, tiền… Còn có thêm nỗi lo canh cánh về sức khỏe trước tác động của ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), không khí ô nhiễm tồn tại xung quanh chúng ta và quả thực, rất khó để tránh khỏi nó. Kể cả có ở xa những khu công nghiệp, lên rừng hoặc sống gần biển – chúng ta vẫn hít phải không khí ô nhiễm từng giờ từng phút.

Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Hình 2

Trên thực tế, bầu trời xanh trong quang đãng hay khói bụi mịt mù không thể phản ánh được hết mức độ trong lành của không khí. Trong vô vàn yếu tố gây hại tồn tại trong không khí, bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (PM 2.5) là được quan tâm nhất. Về cơ bản, chúng có thể xâm nhập rất sâu vào phổi, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp và tuần hoàn.

Theo The Guardian, không khí ô nhiễm có thể gây ra biến chứng thần kinh và tâm lý, kích ứng mắt, bệnh ngoài da; làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư… Khủng khiếp nhất chính là ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, dẫn tới sinh non hoặc thiếu cân.

Như vậy, trong tình cảnh mà trốn đi đâu cũng hít phải không khí ô nhiễm, người làm cha mẹ nên làm gì để bảo vệ bản thân và con cái?

Kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí trước khi ra ngoài

Rõ ràng, chất lượng không khí ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Vì vậy yếu tố này nên được rà soát thường xuyên để biết nên ra đường vào lúc nào cho phù hợp.

Đơn giản nhất chính là kiểm tra chỉ số chất lượng không khí AQI (Air Quality Index). Nó cho ta biết không khí ở khu vực nào đó có ô nhiễm quá mức hay không.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) tính toán chỉ số AQI qua 5 thông số ô nhiễm sau:

- Ozone mặt đất

- Ô nhiễm phân tử (hay còn gọi là hạt lơ lửng trong không khí)

- Carbon monoxit (CO)

- Sulfur dioxide (SO2)

- Nitrogen dioxide (NO2)

Tất cả 5 yếu tố nói trên đều ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, EPA đã quy định các màu sắc cụ thể để mọi người dễ dàng đối chiếu:

Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Hình 3

Để có được thông tin chính xác về chỉ số AQI ở nơi mình sinh sống, cha mẹ có thể tra cứu trên mạng hoặc sử dụng ứng dụng (đã được công nhận) trên điện thoại như Air Quality/Air Visual – cho phép tham khảo thông tin về chất lượng không khí của hơn 10.000 thành phố, 80 quốc gia để tiện theo dõi. Ngoài ra, công cụ này còn có cả tính năng dự báo chất lượng không khí trong tương lai.

Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Hình 4

Tóm lại, bật điện thoại để kiểm tra chỉ số AQI trước khi ra ngoài nên trở thành thói quen cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh.

Bổ sung đồ ăn tăng sức đề kháng cho con

Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Hình 5

Để chống chọi với ô nhiễm không khí, trẻ cần được bổ sung thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch còn non nớt.

Theo Đại học Cambridge (Anh), đây là danh sách thực phẩm có thể tăng sức đề kháng, giảm tác hại của sương khói ô nhiễm:

Video đang HOT

- Uống nước thường xuyên sẽ giúp làm ẩm da, tăng loại bỏ độc tố qua hệ bài tiết cũng như chức năng lọc bụi của phổi.

- Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như dâu tây, kiwi, cam hoặc đu đủ. Hàm lượng vitamin C cao cũng như các chất chống oxy trong các loại quả này sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch.

- Ăn trứng luộc để bổ sung vitamin E. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại vi chất này giúp tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và ngăn ngừa tổn thương tế bào.

Trang bị khẩu trang cho con để hạn chế tác hại của bụi mịn

Trong tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay, đeo khẩu trang chính là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe.

Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Hình 6

Tuy nhiên, đại đa số người làm cha mẹ chỉ cho con đeo khẩu trang vải bình thường, khẩu trang y tế một lớp mỏng manh… Sự thật là chúng không có đủ khả năng bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây ô nhiễm chính. Để yên tâm nhất, nên chọn loại khẩu trang chống được bụi mịn (PM 2.5), vi khuẩn và các chất độc hại.

Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Hình 7

Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Hình 8

Bên cạnh đó, khẩu trang cần phải có kích thước phù hợp, ôm sát mặt để không khí ô nhiễm không thể lọt vào trong. Ngoài ra, cha mẹ nên chọn khẩu trang có quai đeo co giãn, mềm mại để trẻ không bị khó chịu khi sử dụng.

Như vậy, nên sử dụng khẩu trang có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được các cơ quan y tế chứng nhận để yên tâm sử dụng mỗi ngày. Ngoài ra cha mẹ không được “tiếc của” mà dùng lại quá nhiều lần một chiếc khẩu trang, khoảng 1 – 3 ngày là nên thay.

Vệ sinh mũi đều đặn cho con

Sau khi kiểm tra chỉ số chất lượng không khí, đeo khẩu trang chất lượng cao, việc cần làm là vệ sinh mũi đều đặn cho con.

Trong hệ hô hấp, mũi là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với không khí nên dễ gặp vấn đề khi thời tiết thay đổi hít phải không khí bẩn. Ngoài ra, các triệu chứng như nghẹt, sổ mũi, viêm xoang, đau nhức đầu… Còn làm tăng tình trạng dị ứng ở trẻ.

Bệnh lý về mũi/xoang sẽ ảnh hưởng đến tai và họng như viêm họng, tắc nghẽn vòi nhĩ. Nếu cả tai – mũi – họng cùng bị ảnh hưởng nặng – sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến hệ hô hấp cũng như tuần hoàn.

Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Hình 9

Để hạn chế các tác nhân gây hại tích tụ trong mũi sau cả ngày dài ra đường, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ nên rửa mũi đều đặn. Phương pháp này thường được áp dụng để tránh tình trạng dịch nhầy và rỉ mũi gây bít tắc, xâm nhập xuống cuống họng hoặc tai gây rồi gây bệnh.

Tuy nhiên, cần phải rửa mũi đúng cách, đặc biệt là với trẻ em. Các bác sĩ khuyến cáo như sau:

- Đặt trẻ nằm yên với phần đầu kê cao

- Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào mũi bé, đợi từ 20 – 30 giây

- Để trẻ nghiêng người sang một bên để làm ráo mũi, sau đó lấy giấy ăn thấm nhẹ quanh lỗ mũi nhưng không được xâm nhập sâu

- Lặp lại từ 2 – 3 lần mỗi bên

Hi vọng những thói quen đơn giản nhưng cần thiết này có thể giúp chị em bảo vệ sức khỏe của con cái và chính bản thân mình.

Theo Helino

10 câu hỏi nhiều người thắc mắc khi không khí ô nhiễm

Bụi mịn gây nguy hiểm thế nào? Ô nhiễm không khí có phải nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh ung thư? Đó là những băn khoăn của nhiều người khi chỉ số AQI ở Hà Nội, TP.HCM ở mức cao.

Ô nhiễm không khí là gì?

Thạc sĩ Trịnh Vạn Ngữ, Viện Khoa học Y sinh Soon Chun Hyang (SoonChunHyang Institute of Medi-Bio Science), Đại học Soon Chun Hyang, Hàn Quốc, cho biết ô nhiễm không khí là sự phân tán các loại hạt, phân tử hay chất có hại vào bầu khí quyển. Các thành phần này tùy thuộc vào nguồn ô nhiễm ở khu vực đó, thời gian trong năm và thời tiết.

Nguồn ô nhiễm không khí có thể do con người tạo ra, như khói từ phương tiện giao thông, quá trình sản xuất công nghiệp,... Tuy nhiên, một số nguồn gây ô nhiễm từ tự nhiên như bụi sa mạc, cháy rừng, hoạt động của núi lửa.

Bụi mịn nguy hiểm như thế nào?

Loại bụi có đường kính 10 m gọi là PM10 là bụi mịn. Nguy hiểm nhất là loại bụi siêu mịn PM2.5. Ở các đô thị lớn như TP.HCM, các loại bụi này hầu hết sinh ra từ khí thải giao thông (xe buýt, xe máy, ôtô). Khi nồng độ bụi mịn ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Tình trạng này tương tự thời điểm độ ẩm cao hoặc sương mù.

10 câu hỏi nhiều người thắc mắc khi không khí ô nhiễm - Hình 1

Hiện tượng mù khô ở TP.HCM khiến người đi đường có cảm giác cay mắt Ảnh: Hải An.

Tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Sức khỏe Môi trường Cộng đồng, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, cho biết không khí ô nhiễm có nhiều hạt bụi nhỏ, hạt càng nhỏ sẽ càng vào sâu. Những hạt bụi có kích thước nhỏ, đặc biệt PM2.5 có thể đi thẳng vào mô, phế nang phổi, đường hô hấp trên, gây nên bệnh hô hấp. Về lâu dài, chúng có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm phổi, viêm phế quản mạn tính.

Theo TS Vũ Xuân Đán, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, bụi mịn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của DNA do các quá trình như mất cân bằng oxy hóa làm các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại hoặc hưởng đến sự chuyển hóa chất hữu cơ của DNA.

Sự ảnh hưởng trực tiếp của các hóa chất trong bụi đến cấu trúc DNA. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde có thể gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA gây bệnh ung thư ở phổi.

Nguyên nhân khiến bụi mịn PM2.5 tăng cao?

Theo lý giải của Tổng Cục Môi trường, lượng bụi mịn PM 2.5 tăng đột biến trong vài ngày qua là do các hiện tượng khí tượng bất thường. Thời điểm nồng độ bụi PM 2.5 lên cao có thể do thời gian này tương đối lặng gió, làm hạn chế việc luân chuyển chất ô nhiễm lên tầng cao.

Nhiều nghiên cứu tại Hà Nội đã chỉ ra hiện tượng nghịch nhiệt là một trong các nguyên nhân chính làm cho nồng độ các chất ô nhiễm (đặc biệt là bụi PM 2.5) tăng đột biến. Nghịch nhiệt là một hiện tượng của khí quyển, xảy ra khi nhiệt độ của lớp khí quyển trên cao lớn hơn nhiệt độ của lớp khí quyển phía dưới.

Bên cạnh đó, hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch ở khu vực ngoại thành cũng góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí.

Ngoài ra, đây là thời điểm có lượng mưa thấp nhất (so sánh với tháng 9 của các năm từ 1993). Điều đó cũng được cho là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nồng độ bụi trong không khí của Hà Nội cao đột biến trong thời gian này.

Vì sao có sự chênh lệch chỉ số AQI giữa các nguồn?

Để kiểm tra chỉ số chất lượng không khí (AQI), người dân thường truy cập vào các trang như moitruongthudo.vn, airvisual.com, pamair.org,... Chúng ta có thể nhận thấy chỉ số AQI tại Hà Nội luôn ở mức cao nhưng ở mỗi trang này có sự chênh lệch.

Giải thích về vấn đề này, GS.TS Phạm Ngọc Hồ, Viện trưởng Viện Tự động hóa và Môi trường, cho biết sở dĩ chỉ số có sự khác nhau do cách tính khi công bố không giống nhau. Đặc, biệt tiêu chuẩn của nước ngoài khác Việt Nam.

10 câu hỏi nhiều người thắc mắc khi không khí ô nhiễm - Hình 2

10 câu hỏi nhiều người thắc mắc khi không khí ô nhiễm - Hình 3

Chỉ số ô nhiễm AQI chênh đến hàng chục đơn vị trong 1 thời điểm tại 2 website quan trắc không khí Air Visual và Pam Air. Ảnh chụp màn hình.

Theo các nhà khoa học, chỉ số khác nhau nhưng đều ở mức ô nhiễm cần cảnh báo. Cách tính của Việt Nam là dựa vào kết quả đo tại các trạm quan trắc và trung bình trên 24 giờ. Cách tính của Mỹ trên Air Visual hay một số trang khác là theo giờ nên có sự chênh lệch về chỉ số.

Vì sao chỉ số AQI cao vào sáng sớm?

Theo khuyến cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường, chỉ số bụi PM2.5 tăng cao do đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh khuếch tán xuống nước ta, tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.

Đặc biệt, sáng sớm là khoảng thời gian gió lặng nên khả năng phát tán chất ô nhiễm thấp. Khi có ánh sáng mặt trời đốt nóng lớp không khí gần mặt đất, không còn hiện tượng nghịch nhiệt, bụi PM2.5 được phát tán, chất lượng không khí được cải thiện hơn.

Đối tượng nào chịu ảnh hưởng nặng nhất?

Theo BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất.

Trong điều kiện không khí ô nhiễm ở mức độ nguy hiểm, trẻ nhỏ hít phải các chất độc này dễ mắc bệnh hô hấp. Hơn thế, khí độc và bụi mịn có thể khiến các cơ quan trong cơ thể trẻ tổn thương như ngộ độc gan, thận, hệ thần kinh. Ở thể nặng, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, quá trình dậy thì ở trẻ.

BSCKI Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cũng thông tin những ngày gần đây, số ca khám vì bệnh lý hô hấp cũng tăng đáng kể. Nhiều bệnh nhi đến khám trong tình trạng nặng, các bác sĩ phải xử trí cơn hen suyễn cấp, thậm chí cấp cứu, chỉ định nhập viện điều trị.

Bác sĩ Tiến khuyến cáo cha mẹ nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài, nhất là vào buổi trưa, chiều. Vào thời gian này, sự hoạt động dày đặc của các phương tiện giao thông cộng cùng với nhiệt độ cao có thể khuấy động bụi, chất độc trong không khí. Điều đó khiến trẻ rất dễ hít phải khói bụi độc hại và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Những bệnh ung thư nào có liên quan đến ô nhiễm môi trường?

Nhiều nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí là một trong các nguyên nhân gây ung thư. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho thấy trong năm 2010 trên toàn thế giới có khoảng 223.000 ca tử vong vì bệnh ung thư phổi do ô nhiễm không khí gây ra.

Một nghiên cứu của Đại học Birmingham và Đại học Hong Kong từ năm 1998 đến 2011 thấy rằng cứ tăng mỗi 10 microgam trên mét khối (g /m3) phơi nhiễm với PM2.5, nguy cơ tử vong do ung thư tăng 22%, trong đó:

- 42% nguy cơ tử vong do ung thư ở đường tiêu hóa

- 35% nguy cơ tử vong do ung thư gan, ống mật, túi mật và ung thư tuyến tụy

- 80% nguy cơ tử vong do ung thư vú (ở phụ nữ)

- 36% nguy cơ tử vong vì ung thư phổi (ở nam giới)

Người mắc bệnh gì không nên ra ngoài khi chỉ số AQI cao?

PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp, Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cảnh báo ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Trong đó, những người dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này là người già, phụ nữ có thai, trẻ em và người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch...

Chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều, người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện.

Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao, tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch sẽ gia tăng.

"Chúng tôi khuyến cáo những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng", PGS Giáp nói.

Bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân vẫn khó thở - không thể tự kiểm soát được, cần liên lạc với bác sĩ điều trị, bác sĩ gia đình hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở, tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Chọn khẩu trang như thế nào để tránh bụi mịn?

Người lớn và cả trẻ em nên khẩu trang phù hợp khi đi lại, làm việc ở vùng ô nhiễm. Khẩu trang nên có từ 4-5 lớp lọc gồm lớp lọc thô, lớp kháng khuẩn, lớp than hoạt tính, có hình dáng phù hợp đảm bảo độ kín.

10 câu hỏi nhiều người thắc mắc khi không khí ô nhiễm - Hình 4

Khẩu trang nên có từ 4-5 lớp lọc gồm lớp lọc thô, lớp kháng khuẩn, lớp than hoạt tính,... và hình dáng phù hợp đảm bảo độ kín. Ảnh: Vogmask.

Loại thông thường như khẩu trang vải hoặc y tế không thể lọc được bụi có kích thước nhỏ. Trong khi đó, khẩu trang y tế chỉ hạn chế 30-40% lượng bụi. Để ngăn được những loại bụi có kích thước siêu nhỏ như PM2.5, chúng ta cần sử dụng loại khẩu trang chuyên dụng.

Người dân có thể trang bị khẩu trang N95 hoặc N99 khi lưu thông trên đường. Đây là loại khẩu trang đáp ứng khả năng lọc bụi, vi khuẩn tốt. Ngoài ra, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết một mẹo đơn giản theo nghiên cứu của Đại học Thammasat (Thái Lan) để giúp người dân chống bụi là lót một lớp khăn giấy bên trong khẩu trang y tế hoặc đeo lồng hai khẩu trang.

Cách chọn mua máy lọc không khí để bảo vệ sức khỏe?

PGS.TS Trương Vĩnh, Trưởng bộ môn Công nghệ hóa học, Đại học Nông Lâm TP.HCM, cho biết người dân nếu mua máy lọc không khí cần căn cứ vào cơ chế hoạt động, phân loại, diện tích căn phòng để chọn mua thiết bị phù hợp.

Các loại máy đơn giản, chỉ sử dụng một lõi lọc, chỉ có khả năng lọc bụi mịn, giúp không khí sạch hơn. Các loại sử dụng nhiều lõi lọc, có thể giảm được bớt mùi, giảm vi khuẩn trong không khí. Bên cạnh đó, một số loại máy lọc cao cấp hơn còn được trang bị bộ phận tạo ion để tăng tác dụng khử mùi, làm sạch không khí.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng máy lọc bụi chỉ có tác dụng tốt trong điều kiện phòng kín. Người dân không nên tin tuyệt đối vào lời quảng cáo, thổi phồng của cửa hàng, nhất là các sản phẩm bán trên mạng.

"Nếu cấu trúc căn nhà xây dựng theo kiểu mở, không khí bên ngoài xâm nhập dễ dàng vào trong nhà, thiết bị này không thể có tác dụng lọc bụi hiệu quả được. Hơn thế, với các loại khí độc hại như SO2, NO2, NO... thì máy lọc bụi vẫn không thể lọc hoàn toàn được", PGS Vĩnh nói.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú
16:03:42 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc

05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

Có thể bạn quan tâm

Tiền đạo Neymar quay về nguồn, thời đã điểm

Sao thể thao

20:26:39 18/11/2024
Tiền đạo Neymar sẽ tìm về cội nguồn Santos, nơi anh rời để đến Barcelona. Nhận lương khủng tại Al Hilal, nhưng tiền đạo Neymar cứ liên tục chấn thương, có thể hai bên sẽ giải phóng cho nhau.

NSƯT Đỗ Kỷ nhập viện khi đi công tác

Sao việt

20:20:03 18/11/2024
Trong lúc vào TPHCM dự Liên hoan Sân khấu, NSƯT Đỗ Kỷ bất ngờ nhập viện khiến vợ ông - NSND Lan Hương - vô cùng lo lắng.

Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu

Thế giới

20:18:15 18/11/2024
Hiện tại, Nga vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp. Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.

Diddy bị tố vi phạm quy định trong trại giam, tìm cách thao túng nhân chứng

Sao âu mỹ

20:11:12 18/11/2024
Truyền thông Mỹ đưa tin, ông trùm nhạc rap Diddy vướng cáo buộc vi phạm nhiều quy định trong trại giam, lên kế hoạch tác động tâm lý các nạn nhân với mong muốn thay đổi kết quả vụ án.

Chuyện không ai ngờ tới: Chú chó dành 2 năm chỉ để làm một việc khiến hàng triệu người xúc động

Netizen

19:44:55 18/11/2024
Mới đây, một người dùng mạng xã hội Trung Quốc, đồng thời là chủ một trung tâm cứu hộ chó hoang ở tỉnh Giang Tây, có tài khoản tên @ganpojiege đã chia sẻ một đoạn video về chú chó trung thành.

Michael Learns To Rock ôn kỷ niệm thanh xuân cùng 5.000 fan ở TPHCM

Nhạc quốc tế

19:44:41 18/11/2024
Tối 17/11, nhóm nhạc Michael Learns To Rock (MLTR) tổ chức đêm nhạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), thu hút 5.000 người tham dự.

Lao thẳng vào xế hộp, 2 người đi xe máy tử vong ở Đắk Lắk

Pháp luật

19:43:34 18/11/2024
Đang lưu thông trên quốc lộ 27, đoạn qua huyện Lắk (Đắk Lắk), xe máy lao thẳng vào ô tô 7 chỗ lưu thông ngược chiều khiến 2 người tử vong.

Phim thất bại nhất hiện tại với rating 0%, nam chính ngốc nghếch đến mức khán giả đòi bỏ xem

Phim châu á

19:41:09 18/11/2024
Tỉ suất người xem trung bình ở tập 1 và tập 2 trên toàn quốc chỉ đạt mức 0.7% - một con số vô cùng thấp đối với một tác phẩm được chiếu vào cuối tuần.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

Tin nổi bật

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Nữ diễn viên nổi tiếng tung tin nhắn bị "tú ông" mồi chài, ngã giá 1,6 tỷ đồng để đi khách

Sao châu á

19:18:28 18/11/2024
Ngày 18/11, tờ The Star đưa tin nữ diễn viên Mạch Thi Tình gây xôn xao dư luận khi công khai tin nhắn cô bị 1 người đàn ông tự xưng là đại diện thương hiệu mồi chài, gạ gẫm đi khách.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.