Mẹ nên mua một ít BỒ KẾT về “cất xó bếp”: Khi cần có thể trị khỏi ngay 4 bệnh vặt con hay mắc, hiệu quả mà không tốn tiền thuốc
Theo Đông y, quả bồ kết có tính ôn, vị cay mặn. Nó tác động vào 2 kinh là Phế và Đại tràng, có tác dụng tiêu đờm, thông khiếu, sát trùng, dễ hắt hơi…
Nhà có con nhỏ, điều mà bất cứ người mẹ nào cũng lo lắng là sợ con sẽ đau ốm, mệt mỏi trong những ngày thời tiết thất thường. Trong thực tế, khi bé mắc bệnh vặt mẹ có thể tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để điều trị cho con. Một trong những vị thuốc được giới chuyên gia tin tưởng sử dụng chính là quả bồ kết.
Theo Đông y, quả bồ kết có tính ôn, vị cay mặn. Nó tác động vào 2 kinh là Phế và Đại tràng, có tác dụng tiêu đờm, thông khiếu, sát trùng, dễ hắt hơi. Được sử dụng để điều trị chứng ích tinh, trúng phong, tiêu thực, cấm khẩu, đờm suyễn, sáng mắt.
Theo nhà khoa học, lương y đa khoa Quốc Gia Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Hà Nội): Bồ kết có thể sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau như tiêu thực, cấm khẩu, làm sáng mắt, đờm suyễn… Ngoài ra, dùng nước bồ kết để gội đầu thường xuyên còn giúp tóc mượt hơn, khắc phục được tình trạng rụng tóc. Tùy vào từng mục đích sử dụng mà các bài thuốc áp dụng cũng có sự khác biệt. Vì vậy, nắm rõ cách dùng là điều tiên quyết giúp điều trị được an toàn, hiệu quả.
Các bài thuốc chữa bệnh cho trẻ từ quả bồ kết
1. Trẻ nghẹt mũi, khó thở hoặc bị viêm xoang
Cách làm: Đem bồ kết đi đốt để trẻ ngửi. Mùi hương từ quả bồ kết sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng ngạt mũi, tắc mũi, thông khí, giúp sảng khoái tinh thần. Tuy nhiên, theo lương y Sáng không nên đốt quá nhiều bồ kết một lúc, đối với trẻ nhỏ mỗi lần chỉ nên sử dụng từ 1-2 quả.
2. Điều trị chốc đầu, rụng tóc ở trẻ nhỏ
Cách làm: Đốt quả bồ kết thành than, tán nhỏ. Rửa sạch vết thương rồi đắp than bồ kết lên để điều trị.
3. Trị quai bị
Cách làm: Chuẩn bị một lượng nhỏ bồ kết để đốt thành than, đem tán thành bột mịn và trộn cùng với giấm thanh.
Dùng bông sạch để thấm nước thuốc này và chấm vào vị trí cần điều trị. Sau khoảng 20 – 30 phút lại thực hiện một lần. Áp dụng thường xuyên sẽ thấy chứng quai bị thuyên giảm.
Video đang HOT
4. Chữa giun kim
Cách làm: Đem bồ kết đi đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn. Sau đó, mẹ đem bột bồ kết trộn với dầu mè hoặc dầu đậu phộng và cho vào bên trong hậu môn trẻ. Thực hiện vào buổi tối mỗi ngày một lần, làm liên tục 3 ngày sẽ thấy mang đến tác dụng tốt.
Lưu ý quan trọng khi dùng bồ kết chữa bệnh
Dù bồ kết là một nguyên liệu có thể sử dụng để trị bệnh cho trẻ nhưng lương y Sáng đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Hầu hết các bộ phận của bồ kết như vỏ, quả, hạt, lá đều chứa độc tính. Do đó, phụ huynh cần đảm bảo dùng đúng cách nếu không sẽ gây ngộ độc cho trẻ. Tốt nhất đối với trẻ chỉ nên sử dụng để đắp ngoài da, nó sẽ ít độc hơn.
- Trong trường hợp thấy cơ thể trẻ có các biểu hiện bất thường như nóng rát cổ, tức ngực, nôn ói, tiêu chảy, mệt mỏi… ngưng sử dụng ngay và tìm đến các cơ sở y tế để được xử lý.
- Tuyệt đối không được áp dụng các bài thuốc từ bồ kết cho phụ nữ đang mang thai. Bởi loại quả này có chất tẩy rửa và có tính acid nhẹ. Nó có thể gây hưng phấn ở cổ tử cung, dẫn đến nguy cơ sinh non.
Tuyệt đối không được áp dụng các bài thuốc từ bồ kết cho phụ nữ đang mang thai.
- Người bị tỳ vị yếu không nên sử dụng bồ kết. Bởi nó có thể gây ra các triệu chứng như tức bụng, chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa…
- Không dùng các cách trị bệnh bằng bồ kết cho đối tượng mắc các vấn đề về đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày – tá tràng. Vì nó có thể làm cho bệnh nặng thêm.
- Không sử dụng bồ kết để chữa bệnh cho người lớn tuổi, người có sức đề kháng suy yếu.
5 kiểu người cần tránh ăn mận vì có thể khiến bệnh tình thêm phần trầm trọng
Tuy ngon lành và sở hữu nhiều công dụng chữa bệnh nhưng có 5 kiểu người cần tránh ăn mận vì có thể khiến bệnh tình thêm phần trầm trọng.
Năm nào cũng vậy, khi khắp phố phường bày bán các sọt mận đỏ tròn, căng mọng thì đồng nghĩa mùa hè đã thật sự tới. Mận hậu đang vào mùa chín ngon nhất trong năm, vị chua ngọt, giòn tan khi nhai nên từ lâu đã trở thành món ăn vặt yêu thích của nhiều chị em.
Không chỉ ngon, mận thật sự rất bổ dưỡng:
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), quả mận vị chua chát, tính bình, tác dụng bổ xương, chủ trị đau xương khớp. Lương y Sáng cho hay, cả quả, nhân hạt, lá, nhựa, vỏ cây mận đều có thể làm thuốc. Trong đó: Lá dùng giải cảm, nhựa chủ trị sưng đau mắt, vỏ cây mận chủ trị đau răng, mụn lở...
Trong nghiên cứu của y học hiện đại, mận chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, chống viêm... giúp tăng cường trí nhớ, thanh lọc máu, tốt cho xương khớp, hỗ trợ giảm cân. Mận cũng là một phương thuốc hỗ trợ điều trị táo bón, tiểu đường và thậm chí có thể ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.
Mận là "thuốc quý" nhưng không phải ai cũng ăn được
1. Mọi người không nên ăn nhiều, bà bầu, người nóng trong không nên ăn
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội): Mọi người không nên ăn nhiều mận một lúc vì sẽ gây hại cho sức khỏe. Mận có nhiều chất chua có khả năng phân giải Ca-P, protein trong cơ thể, ăn quá nhiều sẽ không tốt. Ngoài ra, ăn quá nhiều mận cũng sẽ khiến bạn bị mụn nhọt, phát ban, nhất là những người có cơ địa nóng.
Mọi người không nên ăn nhiều mận một lúc vì sẽ gây hại cho sức khỏe.
Đông y cũng khẳng định, ăn quá nhiều mận có thể gây ra hiện tượng nóng trong, sinh nhiệt và gây nên mụn nhọt trong cơ thể. Phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt nóng hơn người bình thường chính vì vậy nên tránh ăn mận kẻo sinh phát ban hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
2. Người tiểu đường cần tránh ăn mận chín
Cũng theo lương y Bùi Hồng Minh: Ăn mận quá chín có thể ảnh hưởng đến đường huyết, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường khi ăn mận cũng cần chú ý liều lượng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp cụ thể.
Ăn mận quá chín có thể ảnh hưởng đến đường huyết, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
3. Người mới phẫu thuật không nên ăn
Mận dù có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh nhưng có thể tạo ra tác dụng phụ với một số loại thuốc nếu bạn ăn quá nhiều. Ngoài ra, người mới trải qua phẫu thuật cũng được khuyến cáo không nên ăn mận.
4. Người bệnh dạ dày không nên ăn mận
Mận là loại quả có vị chua, chứa hàm lượng axit cao có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, đặc biệt là ở trẻ em. Những đối tương đang mắc bệnh dạ dày được khuyến cáo không nên ăn nhiều mận vì sẽ làm bệnh tình thêm trầm trọng.
Những đối tượng đang mắc bệnh dạ dày được khuyến cáo không nên ăn nhiều mận.
5. Đối tượng mắc bệnh thận không nên ăn mận
Lượng oxalate dồi dào trong quả mận có thể làm cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này sẽ gây ra hiện tượng kết tủa trong thận, sau một thời gian dài có thể gây ra sỏi thận và sỏi bàng quang. Khuyến cáo những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận.
Vậy chúng ta nên ăn mận như thế nào là tốt nhất?
- Để tránh tác động xấu của mận với cơ thể, mỗi người không nên ăn qua nhiều, hàng ngày có thể ăn từ 8-10 quả mận.
- Để nhận được trọn vẹn lợi ích từ quả mận, mọi người có thể sử dụng loại quả này dưới nhiều hình thức như ăn mận tươi, ngâm nước, món mứt mận, ô mai mận, siro mận, mận lắc muối ớt... cần bảo quản mận ở nhiệt độ thích hợp tránh hư hỏng.
- Khi mua, chọn những quả tươi ngon, không héo. Cần rửa sạch, ngâm trong nước muối 15-20 phút trước khi ăn để loại bỏ bụi bẩn, thuốc hóa học bám trên vỏ mận.
Ăn chôm chôm cần biết những điều này khỏi 'rước độc' vào người Chôm chôm là loại quả ngon, nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Thế nhưng theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho rằng, những người mắc bệnh sau không nên ăn chôm chôm kẻo sinh bệnh, rước họa vào thân Ảnh minh họa: Internet Quả chôm chôm chứa nhiều...