Mê mẩn bánh tráng nướng Đà Lạt ở Sài Gòn
Món bánh tráng nướng độc đáo của thành phố ngàn hoa Đà Lạt đã được giới trẻ Sài Gòn đón nhận nồng nhiệt dù xuất hiện cách đây chưa lâu. Trước cổng trường học hay nhà văn hóa thiếu nhi, món ăn chơi này đã có mặt bên cạnh nhiều món ăn vặt có “thâm niên” như bò bía, hả cảo, cá viên chiên… hay thậm chí là bánh tráng trộn.
Món bánh tráng nướng có nguồn gốc từ Đà Lạt với lớp vỏ giòn cùng cùng nhân trứng và thịt bằm làm nhiều người mê mẩn
Với những người yêu bánh tráng đúng kiểu Đà Lạt thì phải mò đường tìm ăn bánh tráng nướng của chị Nguyệt bên quận 02, trong một cái quán nhỏ không tên, không số nhà phía bên trong cổng đình Bình Khánh (gần ngã 4 Trần Não – Lương Định Của)
Thực ra món bánh tráng nướng của chị Nguyệt đã nổi tiếng đã hơn 6 năm, khi chị còn bán ở gần bến phà Thủ Thiêm. Khách biết tiếng đổ đường từ phía bên kia sông qua ăn rất nhiều. Rồi khi đường hầm vượt sông Sài Gòn chính thức thông xe cuối năm 2011, bến phà Thủ Thiêm đóng cửa, khu vực lân cận cũng giải tỏa trắng nên chị mới chuyển về địa chỉ này.
Chị Nguyệt chỉ bán đúng ba loại bánh tráng nướng: bánh tráng nướng hành (chỉ có hành lá băm nhỏ), bánh tráng trứng (trứng đập ra khuấy đều với thịt băm) và bánh tráng trứng ốp la. Theo chị Nguyệt, bánh tráng nướng Đà Lạt cơ bản nhất cũng chỉ có như vậy, tất nhiên sau này nhiều nơi ở Sài Gòn cũng biến tấu và cho vào nhiều loại nhân ăn kèm.
Bánh tráng nướng ốp la kiểu Đà Lạt vô cùng hấp dẫn và đẹp mắt
Bí mật trong món bánh tráng nướng của chị Nguyệt khiến cho nhiều người mê mẩn là món nước xốt làm từ cà chua xay nhuyễn, thịt bằm và một chút bột bắp cho sánh. Chị dùng tàu lá chuối đập dập và quết nước sốt này trên bánh tráng rồi mới cho các thành phần khác lên. Món thịt bằm tươi ngon nhờ đi chợ từ lúc sáng sớm, có nêm thêm chút đường và nước mắm cho đậm đà. Bánh tráng thì phải mua đúng loại từ vùng Phú Lâm (Đà Lạt) mới ngon.
Bí mật trong thành phần bánh tráng nướng quán chị Nguyệt
Video đang HOT
Theo chị Nguyệt, chọn lò than phù hợp cũng rất quan trọng, to quá hay nhỏ quá đều làm cho bánh tráng nướng không chín đúng kiểu, càng không thể nướng trên bếp điện mà chỉ có thể là than củi. Chị đưa bàn tay cho tôi xem, phía bàn tay tiếp xúc nhiều với lửa than dù đã đeo găng tay dầy bị đỏ lên. Để thấy phải kỳ công lắm mới có được món bánh tráng nướng hấp dẫn này.
Món bánh tráng đơn giản nhất chỉ với hành lá cắt nhỏ, thế mà ngon tuyệt
Thật tuyệt khi thưởng thức món ăn này với rau răm và tương ớt
Bánh tráng nướng Đà Lạt thật tuyệt vời khi ăn cùng loại rau thơm duy nhất là rau răm, chấm với tương ớt làm từ ớt và cà chua tươi. Tôi có thể hình dung trong cái lạnh của Đà Lạt, ngồi co ro bên bếp than hồng mà ăn món này, trong lãng đãng màn sương thì tuyệt đến mức nào.
Bánh tráng nướng Đà Lạt khi về đến Sài Gòn đã biến tấu, hoặc đơn giản theo kiểu chỉ gồm trứng cút với thịt băm, hành lá thái nhỏ, hoặc phức tạp hơn là theo kiểu “pizza” khi thêm vào xúc xích, con tép, thịt bò, gà hay thậm chí là phô mai… Tuy ngon những cũng phần nào mất đi cái tinh thần mộc mạc, dân dã của món ăn chơi này.
Ẩm thực Việt là vậy, tưởng như đơn giản nhưng luôn tinh tế trong từng thành phần và cách thức chế biến. Cũng như chuối nếp nướng hay bánh mì thịt nướng đã từng được thế giới vinh danh, chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan về hành trình quảng bá ẩm thực Việt với bạn bè bốn phương.
Bánh tráng nướng chị Nguyệt
Cổng đình Bình Khánh, đường Lương Định Của, phường An Khánh, quận 02
Giờ mở cửa: 1h chiều đến 9h tối
Giá: từ 8.000đ đến 15.000đ/cái (bánh tráng hành, bánh tráng trứng và bánh tráng ốp la)
Theo SGAT
[Chế biến] - Bánh tráng nướng
Món đặc sản Đà Lạt nay đã có mặt ở các hàng quán vỉa hè Sài Gòn lẫn Hà Nội với hương vị mới lạ, hấp dẫn. Ở nhà bạn cũng có thể dễ dàng làm được đấy.
Nguyên liệu:
Bánh tráng; Hành lá Tép khô (hay còn gọi là ruốc khô) Sa tế; Trứng cút hay trứng gCó thể thêm thịt băm xào chínPhô mai (nếu thích ăn có vị béo hơn).
Cách làm:
Bước 1: - Bánh tráng nướng bạn có thể dùng loại bánh tráng mỏng để cuốn gỏi hoặc bánh tráng cuốn nem rán.
Bước 2: - Tép khô nên chọn loại tép có tẩm ướp gia vị khi nướng ăn sẽ ngon hơn.
Bước 3: - Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. - Đặt bánh tráng lên vỉ nướng, thêm một ít sa tế, hành lá, một quả trứng gà, tép khô. - Nếu thích thêm thịt băm thì bạn xào chín thịt trước và rải một ít thịt lên bề mặt bánh tráng.
Bước 4: - Vừa nướng bánh vừa dùng thìa dàn đều các nguyên liệu ra khắp mặt bánh tráng.
Bước 5: - Tiếp tục nướng đến khi trứng bắt đầu chín, xoay tay liên tục để bánh tráng chín đều, bạn có thể rắc thêm một ít hành lá hay tép khô tùy theo sở thích.
Bước 6: - Nếu muốn ăn vị béo hơn bạn có thể dàn mỏng một miếng phô mai, rồi thêm tép khô, hành lá, tương ớt sa tế, trứng dàn đều và nướng bánh đến khi chín.
Bước 7: - Bánh sau khi đã nướng chín và giòn đều, bạn có thể gấp lại làm đôi, hoặc để nguyên chiếc. - Gắp ra đĩa, dùng kéo cắt thành từng lát vừa ăn, dùng nóng.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Ngoisao
Ấm lòng "pizza Đà Lạt" chiều xứ lạnh Pizza Đà Lạt còn được gọi với tên thân quen là bánh tráng nướng mỡ hành. "Pizza Đà Lạt", ấy là cách gọi tinh nghịch của những bạn trẻ quen với lối sống hiện đại, còn với những cư dân lâu đời nơi xóm núi, người ta vẫn quen gọi tấm bánh giản dị ấy bằng cái tên thân thuộc "bánh tráng nướng...