Mẹ không muốn con bị vàng da sau khi sinh, 3 loại thực phẩm này, bà bầu dù thèm đến mấy cũng phải kiềm chế
Ngày nay, rất nhiều em bé sơ sinh bị vàng da sau khi chào đời. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của bà bầu trong khi mang thai không tốt cũng ảnh hưởng đến tình trạng vàng da của trẻ.
Vàng da sơ sinh được chia thành “vàng da sinh lý” và “vàng da bệnh lý”. Vàng da của hầu hết trẻ sơ sinh là do sinh lý.
Nguyên nhân sinh lý gây vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sinh non: Nhìn chung, trẻ sinh non dễ bị “vàng da” hơn trẻ sinh đủ tháng. Vì trẻ sinh non chưa đủ tháng, gan kém phát triển nên lượng bilirubin dư thừa trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài, dẫn đến “vấn đề vàng da”.
Trẻ bị bầm tím trong khi sinh: Trong quá sinh chuyển dạ và sinh nở tự nhiên hoặc cũng có thể là sinh mổ một số bé bị bầm tím trên cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trẻ sơ sinh có vết bầm tím sẽ có nguy cơ cao về mức độ cao vượt quá ngưỡng bình thường của bilirubin từ sự phân giải của các tế bào máu đỏ.
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai, cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến em bé sau khi sinh (Ảnh minh họa).
Bú sữa mẹ: Có thể do dị ứng sữa mẹ hoặc trong sữa mẹ có quá nhiều vitamin A. Tuy nhiên, sữa mẹ mang nhiều kháng thể, làm tăng sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh tật. Vì vậy, mẹ nên cho con bú ngay khi vừa sinh.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được giải thích theo Tây y: là do chuyển hóa bilirubin bất thường ở trẻ sơ sinh. Trong y học cổ truyền Trung Quốc là do chức năng tỳ vị của trẻ còn non nớt, cảnh báo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai, cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến em bé sau khi sinh.
Không muốn sau khi sinh con bị vàng da, bà bầu nên ăn ít 3 loại thực phẩm này
1. Trái cây có tính axit
Khi mang thai, nhiều bà bầu bị ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể, khẩu vị cũng sẽ thay đổi rất nhiều so với trước. Trong đó, “chua và cay” là hai hương vị được các bà bầu ưa chuộng nhất.
Thực phẩm có tính axit có thể giúp bà bầu thèm ăn và tăng cảm giác thèm ăn, nhưng thời gian dài ăn thực phẩm có tính axit trong khi mang thai có thể gây mất cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến gan của trẻ và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa bilirubin trong cơ thể, trẻ sơ sinh rất dễ bị vàng da.
Video đang HOT
Nội tạng động vật cũng là món ăn bà bầu nên tránh (Ảnh minh họa)
Nội tạng động vật thường bổ dưỡng và giàu chất sắt, thực sự rất có lợi cho những bà bầu dễ bị thiếu máu khi mang thai. Nhưng gan động vật không nên ăn nhiều vì dễ mang một số ký sinh trùng, nếu không xử lý đúng cách sẽ dễ gây vàng da sơ sinh và nhiễm trùng nếu ăn vào bụng mẹ bầu.
3. Đồ ăn cay
Bà bầu ăn nhiều món ăn vị cay nồng dễ khiến cơ thể bị tích tụ độc tố (Ảnh minh họa).
Những món ăn có vị cay nồng thường được mọi người yêu thích hơn như lẩu chua cay, muối ớt… Những thực phẩm này tuy có mùi vị thơm ngon nhưng lại chứa nhiều gia vị, ăn nhiều sẽ tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể. Những chất độc này được thai nhi hấp thụ, sau khi đứa trẻ chào đời, những chất độc này sẽ được biểu hiện dưới dạng vàng da.
3 món ăn giúp bà bầu thải độc, em bé sinh ra không bị vàng da
1. Nấm tuyết
Nấm tuyết không chỉ có tác dụng giải độc mà còn rất tốt cho em bé (Ảnh minh họa)
Nấm tuyết là vị thuốc bổ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa được rất nhiều căn bệnh như ung thư dạ dày, nhuận phế, mồ hôi trộm… Nhưng đối với phụ nữ mang thai, nấm tuyết không chỉ có tác dụng giải độc mà còn rất tốt cho em bé, thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng, nó còn ngăn ngừa vàng da rất tốt.
2. Trứng ngỗng
Không nên ăn quá nhiều trứng ngỗng (Ảnh minh họa)
Trứng ngỗng có giá trị dinh dưỡng rất cao gấp nhiều lần so với trứng gà hay trứng vịt thông thường. Đối với phụ nữ mang thai, trứng ngỗng giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể và ngăn ngừa vàng da cho em bé. Tuy nhiên, cần chú ý liều lượng phù hợp nếu không sẽ phản tác dụng, tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả/tuần vì nếu ăn nhiều sẽ gây ra chứng khó tiêu.
3. Củ sen
Củ sen rất tốt cho bà bầu (Ảnh minh họa).
Củ sen thường được sử dụng làm thực phẩm hoặc thuốc. Bà bầu ăn củ sen có tác dụng an thai rất tốt. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể chế biến ra thành nhiều món ăn khác nhau, nhưng với bà bầu thì củ sen hầm làm súp sẽ tốt hơn, nó rất tốt cho dạ dày, loại bỏ độc tính có hại cho thai nhi, ngừa vàng da. Ngoài ra, phụ nữ khi sinh con xong nếu ăn củ sen sẽ giúp tiết sữa nhiều hơn.
5 điều quan trọng không nên bỏ qua khi ăn rươi
Những lưu ý khi ăn rươi dưới đây sẽ giúp bạn vừa ăn ngon vừa khỏe mạnh, tránh gặp họa đáng tiếc.
Hiện tại đang là thời điểm rươi vào mùa, do đó, nhiều người cũng tranh thủ để ăn loại thực phẩm này. Rươi chỉ xuất hiện vào khoảng tháng 9 âm đến tháng 11 âm nên ai cũng muốn tranh thủ.
Mặc dù vậy, loại thực phẩm này chưa chắc đã an toàn với bạn. Liệu bạn có biết ăn rươi an toàn cần đảm bảo tiêu chí nào, nhất là khi đây cũng là một vị thuốc trong Đông y? Khi ăn rươi bạn cần ghi nhớ một số điều sau:
Sự kết hợp giữa rươi và vỏ quýt được lưu truyền từ lâu trong dân gian.
Nên ăn rươi với vỏ quýt
Sự kết hợp giữa rươi và vỏ quýt được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Trong Đông y, rươi và vỏ quýt có đặc tính tương tự nhau, hoàn toàn có thể kết hợp với nhau để món ăn có hương thơm độc đáo, đặc biệt là có thể loại bỏ độc tố tiềm ẩn trong rươi, giúp món ăn trở nên an toàn hơn.
Người có cơ địa dị ứng cần cẩn trọng khi ăn rươi
Theo TS Phạm Duệ (Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai), rươi là thực phẩm giàu đạm. Nhưng không giống với thịt lợn, thịt bò, đạm trong rươi có nhiều chất khác nên nguy cơ dị ứng cực cao. Khi ăn rươi, cơ thể sẽ hấp thu lượng đạm cho một dị nguyên, ngấm vào ruột, máu, gây phản ứng cho cơ thể.
Đối với những người có cơ địa dị ứng, giới chuyên gia cảnh báo đặc biệt cần cẩn trọng khi ăn rươi. Nhiều năm trước, chúng ta đã ghi nhận nhiều trường hợp dị ứng do ăn rươi nên không được chủ quan.
Chuyên gia khuyên, nên đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, mắt mặt sưng húp lên, nôn... sau khi ăn rươi. Tránh tự sơ cứu tại nhà đề phòng sốc phản vệ, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Nếu từng có tiền sử ngộ độc thức ăn, dị ứng sau khi ăn rươi, tốt nhất không ăn món này vào những lần sau.
Đối tượng bà bầu, trẻ nhỏ khi ăn rươi cần hết sức cẩn trọng
Theo chuyên gia dinh dưỡng, vì rươi rất giàu đạm nên bà bầu không nên đụng đến món này. Nếu ăn, mẹ bầu có thể bị khó tiêu, sình bụng, không có lợi cho tiêu hóa. Từ đó ảnh hưởng không tốt đến em bé.
Vì rươi rất giàu đạm nên bà bầu không nên đụng đến món này.
Còn đối với trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa còn non nớt tuyệt đối không được cho trẻ ăn rươi nhiều một lúc. Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho bé ăn từng chút một để thử phản ứng của con với món ăn. Khi ăn rươi chỉ cho trẻ ăn lượng ít. Nếu có dấu hiệu bất thường cần dừng ngay lại, nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
Ăn rươi cần đảm bảo nhất khâu vệ sinh
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), rươi cũng như các loài nhuyễn thể nói chung ở môi trường đáy nước, bùn cát thường dễ nhiễm chất độc từ môi trường sống. Chúng là những vật trung gian có thể gây bệnh như Salmonella, E.coli, gây tiêu chảy, đường ruột nếu chế biến không cẩn thận, đúng cách. Do đó, khâu chế biến sạch sẽ, đúng cách được nhấn mạnh hàng đầu khi ăn rươi an toàn.
Rươi cũng như các loài nhuyễn thể nói chung ở môi trường đáy nước, bùn cát thường dễ nhiễm chất độc từ môi trường sống.
Ngoài ra, khi sơ chế, bạn cũng cần chú ý loại bỏ những con rươi đã chết vì chúng dễ sinh độc tố, gây tiêu chảy cấp, đau đầu, choáng váng cho người ăn phải.
Để di chuyển rươi đến những khu vực thành phố, nhiều thương gia sẽ phải chọn hình thức cấp đông. Khâu này cần đảm bảo vệ sinh. Rươi được cấp đông phải đảm bảo tươi sống. Do đó, khi mua rươi về ăn cần chú ý mua tại những cửa hàng uy tín, tránh mua phải rươi chết, rươi nhiễm độc.
Cách chọn rươi ngon
Khi mua rươi, mẹ nội trợ nên chú ý chọn những con rươi có kích cỡ lớn, mập mạp, màu đỏ, ngọ nguậy linh hoạt. Đây là những con rươi còn sống và tươi ngon nhất. Thông thường những con rươi to khỏe nhất sẽ nằm ở phía trên, còn những con rươi bị nằm phía dưới dễ bị đè vỡ bụng, đã có mùi tanh, ăn sẽ kém ngon hơn.
Để nhận biết rươi không ngon, rươi sắp chết, cần chú ý rươi sẽ có đặc điểm thân nhỏ, rất gầy, có màu, bò yếu hoặc ít khi động đậy.
Sau khi chọn được rươi ngon mang về, cần chú ý thả rươi vào chậu nước, dùng tay hoặc đũa đẩy nhẹ để rươi khỏi bị vỡ bụng, khi rửa chú ý nhặt sạch rác, rửa khoảng 3 lần cho sạch bùn.
Say rượu không nên ăn gì: BS dinh dưỡng tiết lộ 9 "kẻ thù" tàn phá dạ dày người say rượu Những món ăn phổ biến dưới đây có thể 'làm loạn' dạ dày của người say rượu. Khi say rượu bạn thường ăn món gì? Nếu bạn chọn những món salad không có sốt, bạn có thể bỏ qua bài viết này. Nhưng nếu bạn giống như nhiều người - chọn những món ăn dầu mỡ hoặc có tính axit cao khi say...