Mẹ khinh con dâu bán tôm bán cá, nam giảng viên làm một việc không ngờ
Từ khi nghỉ việc để buôn bán hải sản, tôi bị mẹ chồng khinh ra mặt vì bà cho rằng tôi không xứng với con trai giảng viên đại học của bà.
Chồng tôi là giảng viên một trường đại học ở Hà Nội. Tôi là công chức một cơ quan Nhà nước. Với thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng của cả hai vợ chồng, tôi chật vật co kéo cho cuộc sống của gia đình 2 con ở thủ đô.
Giống như nhiều chị em công sở khác, tôi bắt đầu bán hàng online để có thêm thu nhập. May mắn, mặt hàng hải sản của tôi được các chị em trong chung cư ủng hộ nhiệt tình. Nghề tay trái của tôi nhanh chóng mang về nguồn thu nhập gần bằng số tiền lương cả tháng.
Chồng tôi từ một giảng viên đạo mạo cũng sẵn lòng đi giao hàng tôm cá cho vợ mỗi tối. Thỉnh thoảng, anh lại động viên vợ và xót xa: ” Em vất vả quá! Có việc gì anh làm được, cứ để anh!”.
Công việc kinh doanh hải sản của tôi phát triển sau khi tôi nghỉ việc cơ quan để toàn tâm toàn ý buôn bán. Ảnh minh họa: Stocksy
Sau hai năm bán hàng online, tôi mạnh dạn bàn với chồng chuyện xin nghỉ làm hẳn để ra ngoài kinh doanh. Nói là làm, chỉ 1 tháng sau, tôi nộp đơn xin nghỉ việc trước sự ngạc nhiên của đồng nghiệp và gia đình hai bên.
Chuyện sẽ chẳng có gì, nếu như mẹ chồng tôi không thể hiện rõ thái độ khinh miệt con dâu từ đó. Mỗi lần có ai nhắc đến chuyện công việc, bà lại bóng gió con dâu buôn thúng bán mẹt, không xứng với con trai bà là giảng viên đại học.
Sau 3 năm đi buôn, tôi mở được 3 cửa hàng khá lớn ở Hà Nội, đổ sỉ cho cả các nhà hàng, quán ăn hải sản có tiếng. Đến giờ, công việc của tôi chủ yếu là chỉ đạo nhân viên làm, không mấy khi phải động chân, động tay.
Video đang HOT
Chồng tôi khỏi phải nói, vô cùng nể phục vợ và luôn tự hào khoe vợ với mọi người ở các cuộc vui. Trước mặt mọi người, anh không ngần ngại trêu tôi “nuôi đủ 2 con với 1 chồng”, còn anh tự giễu mình “dài lưng tốn vải”.
Ấy thế nhưng, trong mắt mẹ chồng, tôi vẫn là một đứa con dâu hàng tôm hàng cá. Cũng có đôi lần tôi phàn nàn với chồng chuyện đó, nhưng anh động viên “chắc mẹ tiếc công việc cũ của em chứ không có ý gì”.
Chỉ đến khi, chính tai anh nghe được mẹ anh chê bôi vợ thậm tệ với bà hàng xóm trong một lần bà ở quê lên chơi, anh đã “sốc” ngang và vô cùng tức giận.
Tối hôm đó, anh kể cho tôi nghe câu chuyện và xin lỗi vợ vì lâu nay đã để tôi phải ấm ức. Anh nói: “Ngày mai, anh sẽ nói chuyện thẳng thắn với mẹ về chuyện này”.
Sáng hôm sau, tôi thấy anh cầm hết bảng lương, sổ đỏ, sổ tiết kiệm ra ngoài phòng khách khi mẹ tôi đang ngồi xem tivi. Tôi ngồi trong phòng, nhưng nghe rõ mồn một những điều anh nói với mẹ.
“Mẹ à, mấy năm nay, Thư ra ngoài buôn bán, chịu nhiều vất vả, thiệt thòi. Nhưng vợ con hiện là trụ cột kinh tế chính của gia đình. Nếu không có cô ấy, 3 bố con con và cả nhà mình ở quê không có được như ngày hôm nay.
Hôm qua, mẹ nói gì với cô Thúy hàng xóm, con đều nghe thấy hết. Từ nay, mẹ đừng nói về vợ con như thế với bất cứ ai. Con không hài lòng chút nào”.
Mẹ chồng tôi nghe con trai nói vậy có phần bất ngờ, vì trước nay anh chưa từng nặng lời với bố mẹ.
Lúc đầu, bà còn cãi bay cãi biến: “Tôi nói cái gì mà anh mở mồm ra là ‘vợ con, vợ con’. Tôi chỉ bảo chị ấy có kiếm nhiều tiền đến mấy thì cũng chỉ là con buôn, sau này các cháu tôi cũng chỉ là con của bà bán tôm, bán cá. Tôi nói không đúng à?”.
Đến lúc này, tôi nghe giọng anh không còn bình tĩnh được nữa, mà có chút run run tức giận.
“Mẹ có biết con trai mẹ mỗi tháng thu nhập bao nhiêu không? Đây!” - anh vừa nói vừa đưa bảng lương của anh cho mẹ chồng tôi xem.
“14 triệu tổng thể”.
“14 triệu này, mỗi tháng con biếu bố mẹ 5 triệu. Đó cũng là ý tốt của vợ con. Còn 9 triệu, con cho thằng Hưng (em trai chồng tôi) 4 triệu tiền học đại học, chưa kể vợ chồng con cũng nộp các khoản học phí, chi phí học hành cho các cháu lên tới vài chục triệu mỗi năm. Mẹ nghĩ 5 triệu còn lại, con làm được gì cho vợ con?”.
“Còn đây là ghi chép chi tiêu mỗi tháng trong nhà. Tiền học trường tư cho con lớn, tiền thuê giúp việc chăm đứa nhỏ, tiền ăn uống, quần áo, mua sắm, lo toan nội ngoại… tháng nào cũng trên dưới 50 triệu đồng. Chỗ này là sổ đỏ, tiền tiết kiệm bọn con tích lũy được 3 năm nay. Tất cả một tay Thư lo”.
Mẹ chồng tôi ngồi im lặng nghe con trai bà nói một thôi một hồi. Tôi không nhìn thấy sắc mặt bà, nhưng đoán chừng bà đang khá choáng váng. Từ trước tới nay, vì giữ kẽ cho chồng, tôi chưa từng công khai hay so sánh thu nhập của anh với tôi.
Có lẽ bà tưởng tôi chỉ kiếm được nhiều hơn anh vài ba triệu mỗi tháng. “Chi tiêu nhiều thế cơ à?”, bà rụt rè hỏi lại con trai.
“Vợ con đã vất vả, thiệt thòi vì không được váy áo là lượt như người ta rồi. Mẹ đừng nói gì để cô ấy phải tủi thân thêm nữa”, chồng tôi đáp.
“Mẹ biết rồi!”, tôi nghe bà đáp lại nho nhỏ.
Dỏng tai nghe cuộc đối thoại của chồng với mẹ, nước mắt tôi chảy từ lúc nào không hay.
Bị chê ít học, tôi hỏi ngược một câu khiến anh chồng cứng họng
Trong bữa cơm, anh chồng nửa đùa nửa thật chê cười tôi ít học, không bằng vợ anh ấy là giảng viên trường đại học. Tôi bình tĩnh hỏi ngược một câu mà anh ấy nghẹn họng.
Ảnh minh họa
Anh trai chồng tôi có tính sĩ diện, hay khoe. Trong mắt anh ấy, vợ mình luôn là người tài giỏi, thấu tình đạt lý, chu toàn nhất. Vợ chồng anh ấy sống riêng, cách nhà chúng tôi vài cây số. Tuy nhiên, anh chị ít khi về thăm bố mẹ, chỉ khi nào ông bà đau bệnh hoặc nhớ cháu gọi điện thì anh chị mới về. Mẹ chồng tôi hờn trách con trai có vợ là quên cha mẹ thì anh ấy nói do vợ bận quá, không về được.
Vì sống chung với bố mẹ chồng nên tôi lo lắng, phụng dưỡng ông bà mọi thứ. Từ ăn uống đến đau bệnh. Bố chồng bị tai nạn gãy tay, vợ chồng tôi túc trực ở bệnh viện chăm sóc. Mẹ chồng bị tiểu đường, tôi là người chuyên nấu ăn cho bà, chở bà đi khám, xét nghiệm định kì. Còn anh chồng thỉnh thoảng mua biếu bố mẹ hộp thuốc bổ hay cho vài trăm nghìn là đã đi khoe khắp hàng xóm gần xa.
Tối qua, gia đình chúng tôi tập trung ăn cơm gia đình, mừng vợ chồng tôi mới mua được xe ô tô. Trong bữa cơm, thay vì chúc mừng, anh chồng lại liên tục khoe vợ được thăng chức, có học vấn cao. Rồi anh ấy nửa đùa nửa thật, cười chê tôi chỉ mới học xong lớp 12, buôn bán ngoài chợ thì chắc không có cơ hội giao tiếp với những người thuộc tầng lớp cao trong xã hội.
Tôi bật cười trước vẻ tự cao tự mãn của anh chồng rồi hỏi thẳng một câu khiến anh ấy cứng họng: "Em chỉ biết là con thì phải hiếu thuận, chăm sóc bố mẹ chu đáo. Em học không cao nhưng ít ra cũng biết và làm được điều này. Còn anh đã làm được chưa?".
Bố mẹ chồng nghe tôi nói thế thì cũng dạy dỗ con trai luôn. Họ mắng con trai chỉ biết cung phụng gia đình riêng, không biết đến cha mẹ già. Ông bà có đau bệnh đêm hôm cũng chỉ có vợ chồng tôi lo, có nằm viện nửa tháng mười ngày thì cũng chỉ có vợ chồng tôi thay phiên săn sóc. Còn vợ chồng anh chỉ lo công việc, kiếm tiền và mỉa mai người khác.
Bị em dâu vạch trần lỗi sai, lại bị bố mẹ mắng nên anh chồng tức tái mặt. Bữa cơm vốn dĩ đang yên ổn, vì thế cũng trở nên căng thẳng. Chồng tôi phải đứng ra xoa dịu bầu không khí. Nhưng tôi thì vẫn tức anh chồng lắm. Anh ấy có quyền gì mà chê bai tôi buôn bán ở chợ, học hành ít? Có cách nào để trị thói tự cao của anh chồng tôi không?
Gặp chồng ở nhà hàng, tôi nghẹn ngào khi nghe lời giới thiệu của anh Tôi cố tình kéo khẩu trang che kín mặt nhưng chồng vẫn nhìn ra tôi. Anh vội vã chạy đến, kéo tôi lại bàn mình đang ngồi với đồng nghiệp. Ảnh minh họa Tôi và chồng không thuộc cùng tầng mây. Chồng tôi là giảng viên đại học, tiền đồ rộng mở, được học trò, đồng nghiệp yêu mến. Còn tôi chỉ là...