Mẻ hến cào sớm Cần Giờ
Du khách đến Cần Giờ ngoài tham quan Rừng Sác, đến đảo Khỉ, còn có dịp tìm hiểu cuộc sống bình dị của người dân nơi đây.
Khi trời vừa hửng sáng, anh Nguyễn Văn Nghĩa, nhà ở ấp Cộng Hòa, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP HCM, tranh thủ ra biển để cào hến. Anh dựng chiếc xe máy rồi băng qua bãi biển đầy xác nghêu.
Điểm đến của anh là khu vực bãi biển gần một resort, vào thời khắc bãi cát nguyên sơ chưa in dấu chân người. Trước khi cào, anh vốc thử một nắm bùn để xem lượng hến tập trung nhiều hay ít.
Sau vài động tác khuấy tay xuống lớp bùn lẫn cát ngập dưới làn nước biển, anh đã có câu trả lời.
Anh nói người có kinh nghiệm, chỉ cần di chân xuống bùn đã cảm nhận được có hến ở bên dưới hay không. Ngay sau đó, anh ngồi hụp hẳn xuống nước, hai tay cầm cào, lắc, xoay để xúc lên đám hến nằm xếp lớp ẩn dưới mặt bùn.
Ngay mẻ xúc đầu tiên, lưới của người đàn ông này đã nặng trĩu hến. Giữa vô số hến nhỏ kích cỡ bằng đầu ngón tay, lẫn vào những con nghêu lớn.
Video đang HOT
Anh Nghĩa tu một hơi nước lấy sức làm việc tiếp. Chỉ chừng gần nửa giờ, số hến anh cào đã được vài chục ký.
Dụng cụ cào hến được tận dụng từ dụng cụ cào nghêu, nhưng thay bằng lưới có mắt nhỏ hơn. Bộ cào gồm khung sắt chữ nhật cắt hình răng cưa một bên, cuộn lưới, có giá thành trên dưới 200.000 đồng.
Anh Nghĩa có thêm bạn cùng cào tên Bình. Anh Bình quờ tay trúng phải vỏ chai khách du lịch thiếu ý thức ném xuống biển.
Cũng chỉ trong thời gian ngắn, anh Bình đã thu hoạch được lượng hến không kém anh Nghĩa.
Hến ở biển Cần Giờ sinh sôi nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch. Cứ sau một thời gian ngắn, bãi biển ở đây lại đầy những đám hến, nhiều người như anh Nghĩa đến “dọn” bớt.
Nắng lên, khách du lịch lục tục kéo ra bãi tắm, xem người địa phương cào hến.
Anh Nghĩa kéo những mẻ cào cuối cùng và kết thúc buổi làm với khoảng 100 kg hến.
Anh cho biết, trước đây hến cào được về dành để cho heo, vịt ăn, ít khi bán thương phẩm. “Giá bán hến rẻ lắm, không cao bằng giá nghêu, hến lại nhanh chết, hư ngay trong ngày nên không ai đem lên Sài Gòn bán”, anh nói. Tuy vậy, hiện nay hến đã được giá, có khi trúng mùa, người dân đi cào bán được tiền triệu mỗi ngày.
Tháng 5 trở lại Cần Giờ
Cần Giờ có bãi biển cát đen đẹp nhất Việt Nam. Nguyên nhân tạo ra hiện tượng cát biển màu đen này là do rừng ngập mặn tại đây.
Về với lá phổi xanh của Sài Gòn, với rừng ngập mặn Cần Giờ... để được hít ô-xy tràn căng lồng ngực, được phóng tầm mắt giữa ngút ngàn mầu xanh rừng đước, rừng dừa bát ngát, được thưởng thức đặc sản biển, du ngoạn và thấu hiểu giá trị của tự do, hòa bình giữa rừng Sác một thời khốc liệt máu xương.
Cần Giờ giống như một hòn đảo tách biệt với xung quanh, bốn bề là sông và biển, nơi đây có đủ cả nước ngọt: sông Lòng Tàu chảy qua giữa huyện, nước lợ: nơi dừa nước, mắm đước phủ kín và bãi biển Cần Giờ nơi các con sông nước xuôi ra biển.
Cần Giờ có bãi biển cát đen đẹp nhất Việt Nam. Nguyên nhân tạo ra hiện tượng cát biển màu đen này là do rừng ngập mặn tại đây. Tuy không tắm được do cát đen sóng lớn nhưng biển Cần Giờ nắng gió chan hòa cùng đủ loại hải sản tươi ngon cho người Sài Gòn và du khách, tươi rói níu chân người đi giữa chợ hải sản Hàng Dương.
Bãi biển Cần Giờ.
Một đặc điểm độc đáo của các làng chài cổ Việt Nam, đó là đền thờ cá Ông voi. Tương truyền, cá Ông voi (cá Nhà tang) được ngư dân coi như Thần linh, bao lần cứu độ cho họ khi mắc nạn trong những chuyến ra khơi gặp bão to sóng dữ. Vậy nên trong chuyến đi biển gặp cá Ông mắc nạn, ngư dân liền đem vào đất liền dựng miếu thờ loài Động vật có vú lớn nhất Thế giới này, quanh năm hương khói. Miếu Hải thần Cần Giờ còn mở Lễ hội Nghinh Ông hàng năm vào dịp Rằm tháng Tám.
Bữa cơm tại rừng Sác.
Một cái nhất của Cần Giờ nữa là động vật hoang dã chung sống yên bình thảnh thơi với con người. Hướng dẫn viên khu du lịch còn nhắc nhở người tham quan cẩn thận túi xách, điện thoại hay ví tiền, phòng hờ lũ khỉ tinh nghịch trêu chọc rút ra.
Chúng tôi dạo bộ vào bên trong rừng Sác, khu rừng ngập mặn lớn nhất nhì cả nước. Càng đi, nhìn ngắm những cây đước rặng mắm thân cành mảnh khảnh mà bộ rễ tua tủa mạnh mẽ vươn ra cắm sâu vào lòng đất lòng sình, mới cảm nhận được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người xứ này. Những lán trại, những vũng vực, lu nước, hầm hào... kể lại một thời bi tráng và hào hùng, quật khởi của căn cứ Cần Giờ - một trong hai căn cứ kháng chiến lớn nhất Sài Gòn (bên cạnh Củ Chi) với lực lượng đặc công Rừng Sác lừng lẫy làm nên những chiến công oanh liệt rúng động như vụ đốt 150 triệu lít xăng dầu trong kho xăng Nhà Bè...
Cá sấu Cần Giờ.
Chúng tôi ngồi xuống một khu lán, gọi vài đĩa lá mắm non quấn ba-khía (một loại cua nước lợ) vừa ăn vừa hóng gió mát đầu hè, nghe như bản tráng ca bất tử hơn 45 năm trước của đất nước đang từ từ thấm vào da thịt mình./.
Đền vàng trong hang sâu của vua Thái Từ chỗ trú ẩn của người lạc đường, hang Phraya Nakhon thành nơi dừng chân cho các vua Rama và giờ đây là điểm đến của khách yêu thiên nhiên. Ảnh: Alasobscura. Hang Phraya Nakhon là một trong những điểm đến đẹp cuốn hút. Đây là nơi xây dựng công trình dát vàng dành riêng cho các vị vua Thái Lan nghỉ chân...