Mẹ Hà Nội chia sẻ 2 cách rửa mũi nhanh gọn cho con chỉ với vài thao tác đơn giản, mùa đông mẹ nào cũng cần biết làm việc này để con không bị ốm
Rút kinh nghiệm từ lần nuôi con đầu, lần nuôi con thứ 2 này, chị Trang đã học cách rửa mũi cho con ngày từ khi bé còn nhỏ, nhờ vậy mà con không phải dùng đến thuốc kháng sinh.
Thời tiết lạnh và khô như hiện nay, các bé thường xuyên sổ mũi, nghẹt mũi và ho. Đây là những biểu hiện ban đầu của một đợt ốm bệnh, sẽ không tránh khỏi với các bé trong giai đoạn 4 – 5 tuổi trở xuống bởi giai đoạn này, hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Philippe Collin, rửa mũi ngay cho trẻ khi mới xuất hiện những triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi đầu tiên sẽ giúp trẻ không bị ốm nặng hơn. Từ kinh nghiệm nuôi con lần đầu, theo khuyến cáo của bác sĩ Collin và 1 vài bác sĩ khác, chị chị Bùi Thu Trang (hiện đang sinh sống tại Hà Nội), mẹ của 2 bé Min (3 tuổi) và Zin (gần 1 tuổi) đã áp dụng cách rửa mũi cho con và thấy hiệu quả rõ rệt của phương pháp đơn giản này
Chị Thu Trang chia sẻ, lần đầu nuôi con, do chưa có kinh nghiệm nên chị cũng không biết cách rửa mũi cho con. Đến khi bé Min bị viêm tai giữa, đi khám, chị thấy ở bệnh viện có máy rửa mũi nên cũng mua về sử dụng và thấy con nhanh khỏi hơn. Đến khi sinh bé Zin, nghe lời khuyên từ các bác sĩ, lại được tận mắt xem một người bạn hướng dẫn tường tận cách rửa mũi cho bé, thế là chị áp dụng luôn với bé Zin. Mỗi khi Zin sổ mũi, nghẹt mũi, chị Trang rửa mũi cho bé ngay.
Nhờ mẹ rửa mũi đúng cách, Min và Zin ít phải dùng thuốc kháng sinh.
” Trộm vía, rửa mũi luôn khi phát hiện các triệu chứng ban đầu ở con là thấy bé đỡ chảy nước mũi, dễ thở hơn. Mình chỉ cần kết hợp rửa mũi với uống chút siro ho là vài hôm con sẽ khỏi luôn, đỡ phải dùng kháng sinh so với bé lớn. Thời tiết này trẻ bị mũi nếu không rửa mũi là nhanh bị ho với viêm phế quản lắm “, chị Trang chia sẻ.
Nói thêm về kinh nghiệm rửa mũi cho con, bà mẹ Hà Nội cho biết: ” Rửa thì phải để nghiêng đầu bé một chút và hướng xi lanh chéo đúng hướng thông mũi thì dễ chảy sang bên kia hơn. Thêm vào đó, khi rửa mũi mẹ nhớ nhắc bé há miệng để thở, tránh bị sặc. Khi thực hiện, mẹ nên nhanh tay, dứt khoát, các bé nhỏ thì nên giữ chặt tránh bé phản kháng làm lệch xi lanh hay bơm rửa không đúng dễ bị sang tai. Và khi bơm thì nước phải chảy ra từ mũi ra là chính, chỉ có một ít ở miệng mới là rửa mũi đúng cách. Còn nếu nước không chảy ra ở mũi bên kia thì nghĩa là nước bị đọng ở trong tai rồi “.
Gói muối pha để rửa mũi.
Hướng dẫn các bước rửa mũi cho bé:
Có 2 cách là rửa mũi ở tư thế nằm (áp dụng cho các bé nhỏ tuổi, ngồi chưa vững) và rửa mũi ở tư thế ngồi (áp dụng cho các bé lớn hơn, đã có thể ngồi vững).
- Chuẩn bị:
1. Gói muối rửa mũi (có thể mua ở các hiệu thuốc), nước ấm.
2. Xi lanh rửa mũi có đầu tròn, mềm.
Dụng cụ rửa mũi là xi lanh có đầu tròn và mềm.
- Cách rửa:
1. Trước khi rửa mũi nên nhỏ một chút nước muối sinh lý vào 2 bên mũi bé để làm mềm mũi và niêm mạc mũi.
2. Đặt bé nằm nghiêng, hai chân kẹp chặt người bé, 1 tay giữ nhẹ đầu bé.
Với tư thế ngồi, đặt bé ngồi thẳng áp lưng vào người mẹ, hai chân kẹp chặt chân bé, một tay giữ đầu bé.
- Từ từ đưa xi lanh đã có nước muối sinh lý ấm vào 1 bên mũi, bơm xịt nhanh, dứt khoát cho nước muối cùng đờm nhớt chảy qua mũi phía dưới và miệng bé ra ngoài.
- Có thể bơm rửa 2 – 3 lần 1 bên mũi rồi đổi sang bên mũi còn lại.
- Dùng khăn lau sạch đờm nhớt ở mũi và miệng bé.
- Có thể rửa mũi cho bé nhiều lần trong ngày, tùy thuộc mức độ bé nhiều mũi hay ít mũi, miễn là làm sạch mũi bé càng nhiều càng tốt.
Rửa mũi cho bé ở tư thế nằm.
Mẹ Min Zin rửa mũi cho con rất nhanh và thành thạo.
Biến chứng do vẹo vách ngăn mũi
Tôi bị vẹo vách ngăn mũi, thường xuyên ngạt mũi 1 bên, có khi bị cả 2 bên gây khó thở, dù không bị viêm mũi. Bệnh của tôi dễ gây biến chứng gì, có cách nào điều trị không?
Lê Tuấn (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Vẹo vách ngăn mũi là một loại rối loạn thể chất gây ảnh hưởng đến vùng mũi, vách ngăn mũi sẽ bị vẹo sang một bên, phát triển không bình thường khiến cho người bệnh dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang.
Trong trường hợp vẹo vách ngăn nặng, gây tắc nghẹt mũi, có thể dẫn tới các biến chứng: Khô miệng do nghẹt mũi phải thở bằng miệng kéo dài. Cảm giác nặng nề, tắc nghẽn trong khoang mũi; Rối loạn giấc ngủ (ngủ ngáy, ngưng thở lúc ngủ); ra máu cam; Nhiễm trùng mũi tái phát...
Bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ nếu có một trong các tình trạng sau: Nghẹt mũi 1 bên hay 2 bên kéo dài mà không đáp ứng với thuốc điều trị; Ra máu cam thường xuyên; Nhiễm trùng mũi xoang kéo dài hay tái phát thường xuyên; Hiện tượng tắc nghẽn mũi gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.
Nhiều trường hợp bị vẹo vách ngăn mũi mà không cần can thiệp điều trị. Đa số trường hợp vẹo vách ngăn phải điều trị nội khoa. Việc điều trị nội khoa bằng thuốc thường chỉ là điều trị những triệu chứng do vách ngăn bị vẹo gây nên (thuốc chống nghẹt mũi, thuốc chống dị ứng, corticoid...) nhưng không làm thay đổi cấu trúc vách ngăn mũi.
Trường hợp vẹo vách ngăn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống như: gây nghẹt mũi, đau đầu, viêm xoang, là điểm kích thích gây viêm mũi dị ứng để có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn.
Học theo trò chơi trên mạng, bé gái 4 tuổi phải nhập viện lấy dị vật trong mũi Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa An Phát (Tân Kỳ, Nghệ An), bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp bé gái 4 tuổi bị mắc kẹt mẩu giấy bóng vào mũi. Dị vật là mẩu giấy bóng được lấy ra khỏi mũi bé gái (Ảnh: BVCC). Bé gái N.T.H.M. (4 tuổi, trú tại Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Nghệ An) được gia đình...