Mẹ giáo viên, con không đủ tiền đi học đại học
Với mức lương chỉ hơn 1 triệu đồng từ nghề giáo viên, cô Hằng không đủ kinh tế cho con ăn học đại học. Con gái lớn của cô phải bỏ học đi làm thêm kiếm tiền.
Gác ước mơ vì gia đình nghèo
“Ước mơ của em là được thi vào trường Sư phạm, sau này trở này một giáo viên như mẹ của em”, Ngô Thị Phương Linh (sinh năm 2001) tâm sự.
Linh là con gái của cô Phan Thị Hằng, giáo viên trường Tiểu học Cẩm Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội).
Em Ngô Thị Phương Linh (Ảnh: nhân vật cung cấp).
Mặc dù có thành tích học tập tốt,12 năm liên tục đạt học sinh giỏi, khá của trường, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình, em đã phải tạm gác lại giấc mơ còn đang dang dở để đi làm thuê giúp mẹ và các em có tiền trang trải cuộc sống.
Cũng giống như bao bạn cùng trang lứa, Phương Linh mong muốn được đi học đại học từng ngày. Đi học không chỉ là niềm vui mà nó còn là niềm hạnh phúc đối với Linh và gia đình.
Nhưng vì mẹ bị cắt hợp đồng, mức lương chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng không đủ tiền cho Linh ăn học.
Gia đình khó khăn, Linh phải tạm nghỉ học đại học, ở nhà kiếm tiền giúp mẹ nuôi các em ăn học.
4 miệng ăn trong gia đình trông chờ vào đồng lương ít ỏi của cô Hằng (hơn 1 triệu đồng/tháng) và thu nhập từ công việc bưng bê, phục vụ cho quán ăn của Linh
Nhìn con gái bỏ dở ước mơ, đi làm thêm, tấm lòng người mẹ như đứt từng khúc ruột. 20 năm đằng đẵng theo đuổi nghề giáo viên, nhận đồng lương ít ỏi nhìn con lớn lên trong tiếng giảng bài, tiếng kỳ cạch phấn trắng bảng đen.
Đến nay, con thi đỗ đại học nhưng không có đủ tiền cho con ăn học, cô Hằng đau lắm, xót xa lắm.
Nghĩ đến đây cô khóc rưng rức: “Trước đây ước mơ của em nó là vào ngành sư phạm. Nhưng nhìn thấy đồng lương mẹ đi làm quá vất vả, quá ít nên em quyết định bỏ học đi làm thêm phụ gia đình.
Cô Phan Thị Hằng tâm sự về ước mơ con gái (Ảnh: N.P.V).
Linh bảo: “con đi làm thêm 1 tháng cũng được 4-5 triệu đồng hơn cả lương mẹ đi làm. Nghe đến đây tôi vừa thương con, vừa tủi phận cho cảnh giáo viên nghèo lương còm cõi”.
Video đang HOT
Tuy vậy, cô Hằng vẫn nuôi ước mơ có một ngày Linh bước chân vào cảnh cổng trường đại học, theo đuổi công việc nghề giáo mà cả 2 mẹ con đều trân trọng.
“Có những hôm em về bảo mẹ: Mẹ ơi năm sau cho con đi học lại nhé mà tôi không kìm được nước mắt”.
Cô Hằng tâm sự: “từ bé, Linh đã rất thích tập dạy học, đi làm về thấy con cầm phấn, cần thước kẻ dạy em như 1 cô giáo, tới giờ lớn vậy mà Linh vẫn giảng bài cho em, lúc trước ôn thi đại học, Linh cũng giảng bài cho các bạn nữa.
Linh thích nghề nhà giáo này lắm nhưng mà giờ quả thực tôi không thể lo cho con được.
Tôi cũng bảo con: “Thôi cố gắng con ạ, bao giờ mẹ tìm được việc, mẹ sẽ cho con đi học”.
Mẹ đi làm chẳng đủ nuôi thân, con nghỉ học đi làm thêm nuôi em
Cô Phan Thị Hằng, sinh năm 1975, giáo viên Trường tiểu học Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Cô Hằng công tác ở trường được hơn 21 năm với mức lương từ lúc được 160.000 đồng cho đến bây giờ được 1.390.000 đồng.
Tuy thu nhập thấp nhưng cô Hằng vẫn công tác, giảng dạy tốt. Năm 2019, cô vinh dự nhận bằng khen vì có thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi Nhất cấp huyện.
Nói về nghề, cô Hằng chia sẻ: “Tôi đi dạy đến nay cũng 21 năm, gắn bó với bao thế hệ học sinh, cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục mà bây giờ trở về với hai bàn tay trắng.
Cầm quyết định trong tay thực sự tất cả hi vọng gần như dập tắt trong tôi và những giáo viên hợp đồng khác.
Theo như Chủ tịch thành phố nói: Xét đặt cách những giáo viên hợp đồng, có thời hạn đóng bảo hiểm, có công tác trên 5 năm, có đầy đủ sức khỏe và nhu cầu đơn vị đó có tuyển viên chức.
Nhưng từ khi Chủ tịch thành phố nói ra cho tới giờ phút này chúng tôi chưa một ai được xét đặt cách cả.
Niềm vui tưởng chừng có thể ấy giờ đây trở thành một nỗi hoang mang, tuyệt vọng trong mỗi giáo viên “hợp đồng” chúng tôi.
Cuộc sống vất vả, bế tắc sau khi cầm tờ giấy “quyết định” như một cánh cửa khép lại cuộc sống”.
Cô Phan Thị Hằng kể về cuộc sống của mình (Ảnh: N.P.V).
Cô Hằng tâm sự: “Vợ chồng tôi ly thân, một mình tôi nuôi 3 cháu, cháu đầu vừa thi xong đại học, cháu thứ hai học lớp 11, cháu thứ ba học lớp 7.
Tôi là nguồn nhân lực chính trong gia đình mà giờ đây bị mất việc. Đó quả thực là một sự vô cùng khó khăn đối với tôi và các con tôi.
Tôi mất việc rồi bây giờ ai thuê gì thì làm đấy: gấp giấy vàng mã, làm cỏ vườn, làm ruộng,.. ai thuê gì thì tôi làm cái đó để tạm hỗ trợ đỡ cho cuộc sống.
Con lớn vừa thi xong đại học nhưng vì mẹ không có khả năng nuôi 2 em nữa nên chị phải nghỉ học đi làm thuê để nuôi gia đình, nuôi các em.
Tôi thật sự rất buồn và tủi thân khi nghĩ về các con, làm mẹ mà không nuôi nổi cho con được ăn học tử tế, nghĩ mà thương con quá, nhưng mẹ làm sao bây giờ.
Cái nhà này tôi được một vợ chồng ông cho ở nhờ, còn tôi làm gì có nhà cửa gì. Lương có hơn 1 triệu đồng mà một mình nuôi 3 con thì thật sự cuộc sống khó khăn rồi, chứ chưa nói mua đất làm nhà.
Mình là nguồn nhân lực chính mà giờ bị cắt mất công việc rồi, không biết bấu víu vào đâu.
Nỗi lòng của người cô, sự bất lực của người mẹ đang đè nặng lên đôi vai gầy của người phụ nữ ấy.
Có lẽ sâu thẳm trong tiếng lòng ấy đang rất cần một sự giải đáp sao cho thấu tình hợp lý cho những giáo viên “hợp đồng” để họ có thể yên tâm cho cuộc sống của mình và lo cho cuộc sống con cái của họ sau này.
Minh Anh
Theo giaoduc.net
Biệt phái giáo viên lên phòng giáo dục rồi quên...trả về
Mặc dù đã hết thời hạn biệt phái nhưng viên chức vẫn công tác tại phòng giáo dục quận, chưa được trả về lại trường.
Thanh tra thành phố Đà Nẵng vừa ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức tại Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn.
Cơ quan thanh tra phát hiện nhiều trường hợp sai phạm trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức giáo dục. Ảnh: TT
Qúa trình thanh tra đã chỉ ra nhiều sai sót trong việc xác định hạng chức danh nghề nghiệp ứng với vị trí việc làm và số người làm việc.
Xác định hạng chức danh viên chức đối với đơn vị sự nghiệp đặc thù nhưng không có văn bản quy định của cấp thẩm quyền, là không đúng quy định.
Cụ thể, về tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo quận Ngũ Hành Sơn, năm học 2018 -2019 đã được Sở Nội vụ phê duyệt xác định hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo nhu cầu tuyến dụng là giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học hạng IV (theo quy định yêu cầu trình độ chuyên môn trung cấp trở lên);
Tuy nhiên, kế hoạch tuyển dụng giáo viên của quận lại yêu cầu trình độ chuyên môn là đại học trở lên là chưa phù hợp theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tại thông tư liên tịch số 20, 21 và 22 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.Giáo viên trung học cơ sở hạng III (theo quy định yêu cầu trình độ chuyên môn cao đẳng trở lên).
Do đó, khi ban hành, các đối tượng có trình độ trung cấp, cao đẳng đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với hạng chức danh viên chức giáo viên hạng III, hạng IV theo quy định, nhưng không được tham gia dự tuyển.
Mặt khác, việc tuyển dụng giáo viên có trình độ Đại học trở lên nhưng xếp ngạch viên chức hạng III, hạng IV là chưa phù hợp với chế độ tiền lương tương ứng với trình độ chuyên môn của viên chức.
Đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên cần tuyển dụng là hạng II, hạng III nhưng không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là chưa đảm bảo về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định tại thông tư liên tịch số 20, 21 và 22 giữa hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.
Qua kiểm tra có 27/30 hồ sơ đăng ký dự tuyển, xét tuyển đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, giáo viên tiểu học hạng II và giáo viên trung học cơ sở hạng II, Thanh tra phát hiện những hồ sơ này thiếu chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng tương ứng.
Bị siết nhân sự biệt phái, Phòng giáo dục tìm đủ cách xoay sở (2)
Điều này là không đúng theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Kết luận thanh tra cũng đề cập đến việc thực hiện biết phái viên chức từ trường đến Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Ngũ Hành Sơn làm việc không đúng quy định.
Theo đó, quận đã thực hiện biệt phái viên chức đối với trường hợp bà Nguyễn Thị Ngọc Bích - viên chức công tác tại Trường trung học cơ sở Phạm Hồng Thái.
Tuy nhiên, dù đã hết thời hạn biệt phái nhưng bà Bích vẫn được giữ lại công tác tại phòng Giáo dục quận.
Trên cơ sở đó, Thanh tra thành phố kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn tổ chức kiểm điểm và chấn chỉnh đối với các tập thể, cá nhân có liên quan về những tồn tại, thiếu sót trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức.
Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn xem xét, xử lý đối với kiến nghị của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trong việc tổ chức tuyển dụng viên chức là giáo viên, bố trí công tác về các trường, đảm bảo thời gian, tạo thuận lợi cho việc tổ chức triển khai theo quy định thời gian theo niên độ năm học.
Trước đó, như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, trong kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp giáo dục năm 2018-2019, có ba giáo viên mầm non hạng IV đã trúng tuyển.
Tuy nhiên, ba giáo viên này đã không đến nhận nhiệm sở theo quy định nên buộc Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn phải ra thông báo hủy bỏ kết quả trúng tuyển.
Nguyên nhân được cho là do những giáo viên này có trình độ Đại học những phải nhận mức lương của giáo viên hạng IV (hệ trung cấp).
AN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
Ngày Quốc tế Nhà giáo 2019: UNESCO tổ chức hội nghị về tương lai nghề giáo Sau khi khởi động sáng kiến Tương lai Giáo dục của UNESCO tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York vào tháng 9 nhằm thu hút tư duy giáo dục toàn cầu, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đang kêu gọi các chính phủ đảm bảo rằng việc dạy học có thể trở thành một nghề được lựa chọn đối với...