Mẹ già quặn lòng bên mộ 2 con bị đá vùi lấp, gạt nước mắt cảm ơn anh bộ đội
Sạt lở nghĩa trang Hòa Sơn (TP.Đà Nẵng) chôn vùi nhiều phần mộ khiến nhiều người thân đau xót vì người đã khuất vẫn chưa “yên nghỉ”.
Có bà mẹ già đứng bên mộ 2 con cảm ơn các chiến sĩ bộ đội đã trợ giúp. “Không có bộ đội thì gia đình không biết làm sao…”.
Mẹ già đau lòng nhìn cảnh “đào đất để tìm con”
Trận mưa lũ lịch sử tại TP.Đà Nẵng hôm 14.10 đã khiến khối lượng đất đá khổng lồ sạt lở vùi lấp nhiều phần mộ ở nghĩa trang Hòa Sơn (H. Hòa Vang). Người thân quặn lòng thắp hương tứ phía, sau nhiều ngày tìm kiếm phần mộ trong vô vọng. Và rồi, sự xuất hiện của các chiến sĩ bộ đội khiến họ thêm vững tâm.
Mẹ già 84 tuổi đau thắt lòng đến bên mộ 2 con bị sạt lở: “ăn ngủ không được”
Ngày 21.10, giữa cái nắng gay gắt sau nhiều ngày mưa dầm ở nghĩa trang, hàng trăm chiến sĩ bộ đội đã cần mẫn dời đất đá tìm kiếm những phần mộ bị đất đá sau khi chính quyền Đà Nẵng lên phương án khắc phục hậu quả.
Hàng trăm chiến sĩ bộ đội tham gia đào bới đất đá tìm kiếm những phần mộ bị đất đá vùi lấp. Ảnh HUY ĐẠT
Hiện trường sạt lở tại nghĩa trang Hòa Sơn (xã Hòa Sơn, H.Hòa Vang) chôn vùi hàng trăm ngôi mộ khiến nhiều người đau xót. Ảnh HUY ĐẠT
Bộ đội dùng tay vận chuyển đất đá “cứu” lấy những ngôi mộ bị đất đá vùi lấp sau trận sạt lở kinh hoàng . Ảnh HUY ĐẠT
Thẫn thờ đứng nhìn hố sâu vừa xuất lộ 2 nóc nấm mồ, cụ bà Nguyễn Thị Cúc (84 tuổi, trú P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) quặn lòng kể đất đá chôn vùi, gây xáo trộn mộ phần 2 con trai của bà, trong đó người con thứ 2 vừa mất chưa được 1 năm.
“Chưa đêm nào tôi yên giấc, nghe tin sạt lở lấp mộ 2 con trai mà lòng đau xót vô cùng. Cứ tưởng các con mất đi đã là nỗi đau lớn nhất rồi, vậy mà bây giờ phải chứng kiến cảnh đào đất để tìm con…”, bà Cúc nước mắt lăn dài.
Chỉnh chiếc nón lá cũ bạc màu, bà mẹ già 84 tuổi hướng mắt về các chiến sĩ bộ đội đang hô lớn “1,2,3… cố lên!” để di dời một tảng đá lớn và luôn miệng nói lời cảm ơn. Bà dặn người con dâu cũng đang cầm xẻng đào đất, cố lật lại nắp mộ bằng đá: “Con mua thêm nước cho các cháu bộ đội uống. Ông trời làm khổ cả người sống và người đã chết”.
Bà Nguyễn Thị Cúc (84 tuổi, trú P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) thẫn thờ bên phần mộ 2 con trai bị đất đá vùi lấp . Ảnh HUY ĐẠT
Tâm sự với PV Thanh Niên, bà Cúc kể nhiều ngày qua cả gia đình cứ bứt rứt, vì thương cảnh mộ phần người thân đang ngập sâu trong đất đá. Ngay khi xảy ra sạt lở, đứa cháu nội vội vã đi tìm mộ cha và chú trong ngổn ngang đất đá và đã khụy xuống khóc vì bất lực.
“Con cháu bỏ công việc để lên đào đất, bưng đá tìm mộ nhưng không thể làm gì được với khối lượng đất đá khủng khiếp như vậy. Rất may, chính quyền địa phương đã đưa bộ đội vào giúp. Các chú ấy rất nhiệt tình, gia đình được an ủi rất nhiều. Chỉ mong đào lộ ra mộ của tất cả, để người đã khuất được yên nghỉ”, bà Cúc nói.
Bộ đội cùng người thân nỗ lực “cứu” lấy mộ phần 2 người con trai của cụ bà Nguyễn Thị Cúc . Ảnh HUY ĐẠT
Bộ đội nhẹ tay bới đất
Mẹ già 84 tuổi đau thắt lòng đến bên mộ 2 con bị sạt lở: “ăn ngủ không được”
Vượt đường xa hơn 20km, anh Trần Văn Hoài (trú Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) cho biết được sự phân công của Công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng (đóng tại số 149 Trần Phú), những ngày này anh có mặt thật sớm tại nghĩa trang để hỗ trợ khắc phục hậu quả sạt lở cho 40 ngôi mộ vô danh.
Dùng dụng cụ thô sơ và sức người để giải phóng đất đá, tìm kiếm mộ phần. Ảnh HUY ĐẠT
Các chiến sĩ trẻ xếp hàng dời đá đến bãi tập kết để tìm các phần mộ bị chôn vùi. Ảnh HUY ĐẠT
Theo anh Hoài, đây là những ngôi mộ trong khuôn viên công ty được di dời lên nghĩa trang từ nhiều năm trước.
“Khi có chủ trương di dời mộ vô danh trong khuôn viên công ty, hằng năm nhân viên công ty đều đến nghĩa trang để dâng hương. Bây giờ, sạt lở vùi lấp hơn 10 phần mộ, ai nấy đều đau xót. Thấy bộ đội đào bới nhẹ nhàng, tìm kiếm tỉ mỉ để sửa lại phần mộ người đã khuất, tôi cũng yên lòng”, anh Hoài nói.
Bộ đội dùng tay nhẹ nhàng bới đất tìm mộ phần, hài cốt trong ngổn ngang đất đá. Ảnh HUY ĐẠT
Người thân đau xót thắp hương tứ phía cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất. ẢnhHUY ĐẠT
Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Quân khu 5, từ chiều qua 20.10, Sư đoàn 315 triển khai lực lượng, phương tiện, cơ động giúp nhân dân khắc phục sạt lở tại nghĩa trang Hòa Sơn.
Ghi nhận vào ngày 21.10, đã có hơn 600 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 315 nỗ lực thu dọn, vận chuyển đất đá, cây cối gãy đổ tại hiện trường, từng bước khắc phục hiện trường sạt lở. Bên cạnh đó, xe cơ giới cũng được huy động để dọn đất đá đổ lấp đường nhựa tại các khu vực, thông tuyến để vận chuyển đất đá đi nơi khác.
Tại đây, các chiến sĩ bộ đội đã dùng dụng cụ thô sơ, bới đất bằng tay để xác định các khu vực mộ bị vùi lấp, tìm kiếm hài cốt bị nước lũ cuốn trôi.
Nhẹ nhàng dùng tay bới đất sau khi đã dời nhiều tảng đá lớn đè lên một mộ phần vô danh, binh nhì Võ Quốc Vỹ (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn bộ binh 971) cho biết người thân của Vỹ cũng được yên nghỉ ở nghĩa trang Hòa Sơn, vì vậy khi hay tin sạt lở xảy ra tại đây thì anh rất thương xót.
Binh nhì Võ Quốc Vỹ cùng hàng trăm chiến sĩ đội nắng đào bới, di dời đất đá tại hiện trường sạt lở. Ảnh HUY ĐẠT
Theo lời Vỹ, các chiến sĩ được chỉ huy yêu cầu vận chuyển đá bằng tay, sử dụng những dụng cụ thô sơ để đào bới, tìm kiếm những mộ phần bị vùi lấp.
“Các đồng đội tôi cũng dặn nhau rằng phải nhẹ nhàng trong mỗi bước đi, vì biết đâu bên dưới ngổn ngang đất đá là hài cốt của những người đã khuất. Chúng tôi với tinh thần vì nhân dân sẽ nỗ lực hết sức để khắc phục hậu quả sạt lở đầy thương tâm này”, binh nhì Võ Quốc Vỹ nói.
Như Thanh Niên đã thông tin, sau trận mưa lớn lịch sử vào đêm 14.10 đã gây sạt lở tại nghĩa trang Hòa Sơn (H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), một khối lượng đất đá khổng lồ đã đổ xuống vùi lấp nhiều ngôi mộ. Nhiều thân nhân đã đến tìm kiếm phần mộ trong vô vọng.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng, sau trận mưa lớn kèm theo lũ quét vào ngày 14.10, tại nghĩa trang Hòa Sơn đã xuất hiện 6 điểm sạt lở, ước tính hơn 15.700 m 3 đất đá phủ lấp diện tích khoảng hơn 2,2 ha, ảnh hưởng đến 610 ngôi mộ. Trong đó, có mộ bị vùi lấp, có mộ bị cuốn trôi chưa xác định được dấu tích.
Vì vậy, nhiều người dân mong muốn được chính quyền hỗ trợ, đưa lực lượng quân đội đến giúp người dân tìm kiếm phần mộ của người thân bị đất đá sạt lở vùi lấp sau trận lũ lịch sử. Đến nay, lực lượng quân đội đã vào cuộc.
Hạnh phúc của người vợ ung thư, mù 2 mắt: Tôi bảo anh lấy vợ khác nhưng anh không chịu
Từ ngày mù hai mắt vì ung thư vòm mũi, di căn mắt, vòm họng, chị Đỗ Thị Thương (32 tuổi) không hề suy sụp bởi "ánh sáng" từ người chồng khi anh chăm vợ, chăm 3 con và cả cha mẹ già, anh trai bệnh tật nhưng chưa một lần than phiền.
Nhìn nghị lực của vợ, tôi có thêm sức mạnh
Những đoạn clip "nhật ký" gia đình của người đàn ông nói trên cùng cách nói chuyện nhẹ nhàng của anh với vợ khiến dân mạng ai nấy cũng rưng rưng. Người chồng như anh là một món quà "vô giá" cho vợ trong ngày 20.10.
Sinh xong bé thứ ba, chị Thương phát hiện bị ung thư vòm mũi giai đoạn 3
Sau 3 năm tìm hiểu, năm 2012, chị Thương kết hôn với anh Đồng Văn Tâm (cùng tuổi, ngụ Lào Cai). Gia đình hai bên đều nghèo khó, với vài triệu tiết kiệm, anh chị dẫn nhau đi mua cặp nhẫn cưới 2,4 triệu đồng, nhờ thêm anh chị em mỗi người một chút để ngăn phòng nho nhỏ vừa đủ kê chiếc giường cưới. Tiệc xong, dư đúng 3 triệu đồng làm vốn, đôi vợ chồng trẻ cùng nhau xuống TT.Phố Lu (H.Bảo Thắng, Lào Cai) bán hàng rong trên tàu kiếm sống. Sau này, anh chị đi làm thuê, tích cóp tiền bạc, 3 con lần lượt chào đời và họ tự mua căn nhà nhỏ của riêng mình.
Cuối năm 2019, sau khi sinh con thứ ba, chị Thương hay ngứa mũi, hắt hơi, mua thuốc xoang trên mạng tự điều trị nhưng ngày càng nặng hơn. Tháng 3.2020, đến bệnh viện bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư vòm mũi giai đoạn 3, thời gian còn lại từ 2 - 3 năm. "Nghe tin xong, hai vợ chồng rụng rời tay chân, cả tháng chỉ đi khám, ở viện. Sau khi biết điều trị ở viện tốn nhiều chi phí, vợ bảo đi về, để tiền dành lo cho con", anh Tâm kể.
Anh Tâm miệt mài chăm sóc, yêu thương vợ suốt bao năm qua. Ảnh NVCC
Vừa lo viện phí cho vợ, tiền ăn học cho con, anh Tâm còn phải lo cho cha mẹ già, người anh bị bệnh thần kinh nên phải bán căn nhà, dọn ra ở thuê một căn nhà nát, giá 500.000 đồng/tháng. Ai chỉ đâu, mách đâu anh đều tìm đến. Ăn uống kiêng khem, luyện tập nhưng tình hình sức khỏe của vợ cũng không mấy cải thiện. Vài tháng trước, bệnh tình vợ diễn biến nặng, anh Tâm nghỉ hẳn ở nhà lo cơm nước, giúp vợ các sinh hoạt cá nhân. Anh nói: "Áp lực chứ, nhưng tôi không bao giờ cho phép mình được yếu lòng vì tôi là người chồng, người cha, là trụ cột trong gia đình. Nhìn nghị lực vượt lên bệnh tật của vợ, tôi lại như có thêm sức mạnh".
Biết mẹ đau bệnh, 3 chị em bảo ban nhau cùng tự giác, san sẻ việc nhà
"Hạnh phúc đến đau lòng"
Bà Phạm Thị Sự (64 tuổi, mẹ ruột anh Tâm) xúc động kể, Tâm là người con hiếu thảo. Khi vợ đổ bệnh nặng, họ hàng, làng xóm người giúp đôi chút nhưng mọi gánh nặng đều đè lên vai anh. Dù vậy, chưa bao giờ bà nghe con trai than phiền một câu. "Hai vợ chồng yêu thương, chịu khó làm ăn. Mà bệnh rồi bán nhà, giờ ở thuê nhà cũ nát như này cho rẻ thôi. Tôi cũng chỉ phụ được bằng cách nấu cơm, trông cháu", bà Sự bày tỏ.
Chị Thương lúc còn mạnh khỏe bên cạnh chồng
Theo lời anh Tâm, biết mẹ đau bệnh nên cả 3 con dù còn nhỏ cũng đều tự giác. Hai bé đầu chia nhau rửa chén, quét nhà, trông em. Khi bố không có nhà, mẹ cần gì, nắng mưa hay xa xôi cỡ nào bé lớn cũng tự chạy bộ đi mua, nấu những món ăn đơn giản. Hiểu những đớn đau về thể xác của vợ nên đôi khi vợ cáu gắt, anh Tâm vẫn chỉ cười. Anh thường chia sẻ khoảnh khắc vợ còn khỏe mạnh để làm động lực cho những ngày sắp tới.
Thấy PV trò chuyện cùng chồng, chị Thương dù sức khỏe yếu vẫn rơi nước mắt tâm sự, cả thôn làng nói với chị anh Tâm là người quá tốt. Vợ ốm đau như thế nhưng vẫn lo chu toàn cho các con. Theo lời chị Thương, từ ngày trước anh đã chiều vợ. Mỗi khi đi làm về, anh đều tìm vợ đầu tiên, thấy vợ chưa nấu ăn, anh sẽ tự động vào bếp mà không hề phàn nàn. Ngày chị Thương bệnh nặng, anh phải chạy thêm nhiều cuốc xe đêm, gom thêm từng đồng lo gia đình.
"Khi mù rồi, tôi "thấy" anh rõ hơn cả khi còn thấy đường. Tôi thấy được anh làm rất nhiều thứ mà cả đời này chắc không ai làm được. Tôi hay nổi nóng, quát chồng nhưng anh không bao giờ để ý. Lúc nào cũng hỏi em thích ăn gì để anh mua. Anh còn quá trẻ, đẹp trai mà giờ phải chăm sóc người bệnh tật như tôi; tôi bảo anh cứ đi lấy vợ khác đi nhưng anh không đồng ý. Anh là người cha quá tuyệt vời, nếu tôi không qua khỏi cũng yên tâm giao các con cho anh. Tôi chưa một phút nào hối hận khi lấy anh, tôi hạnh phúc đó, hạnh phúc đến đau lòng khi giờ không thể làm gì cho chồng, cho con", chị Thương nức nở.
Vụ sập nhà chết người ở Quảng Trị: 'Chạy đi con, chân cha bị kẹt rồi' Trong cơn hiểm nguy đất đá đổ xuống ầm ầm giữa đêm khuya, ông Võ Lợi dùng tay đẩy đứa con trai 12 tuổi ra xa với giọng hoảng loạn 'chạy đi con, chân cha bị kẹt rồi'. Tìm thấy nạn nhân tử vong do sạt lở làm sập nhà trong đêm Sáng 17/10, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an...