Mẹ già phải ăn cơm chan nước mắm nhưng con cái suốt ngày mua thịt ngon cho chó ăn
Từ ngày hỏi vợ sinh con mua nhà trên thành phố Hùng rất ít khi về quê, thỉnh thoảng anh gửi về cho mẹ mấy trăm và cứ nghĩ từng đó đủ để mẹ sống cả tháng rồi
Ngày người chồng bại liệt suốt 5 năm qua đời bà Mai buồn và khóc nhiều lắm. Bà thương chồng nên đêm nào cũng ôm ảnh ông rồi trò chuyện. Nhiều người nhìn vào vừa thương cảm vừa thấy may mắn cho bà vì bà đã quá vất vả rồi. Có khi ông đi như vậy cũng tốt, nằm ăn 1 chỗ đi vệ sinh 1 chỗ vừa khổ mình vừa khổ vợ con.
Chồng mất 2 mẹ con Hùng nương tựa vào nhau để sống. Năm đó Hùng học cấp 3, thời gian phần lớn của cậu là đi học trên trường. Nhà tuy nghèo nhưng bà luôn động viên con học cho giỏi để thoát nghèo và Hùng cũng quyết tâm làm điều đó.
(Ảnh minh họa)
Để có tiền cho con ăn học người mẹ ấy làm không thiếu 1 việc gì, dù nặng nhọc hay vất vả bà đều gật đầu làm miễn có thu nhập. Nhiều hôm đi làm về mệt đói, nhưng biết con đang sức ăn sức lớn nên bà nhường hết cơm cho con rồi nói dối: “Mẹ no rồi”.
Năm Hùng đỗ đại học bà mừng đến chảy nước mắt cứ ôm ảnh chồng rồi khóc đến nghẹn ngào. Biết cuộc sống từ đây sẽ vất vả gấp bội phần nhưng bà vẫn thấy hạnh phúc. 4 năm Hùng xa nhà đi học là 4 năm bà nhớ con đến quay quắt, ở nhà làm lụng chắt chiu được đồng nào bà gửi cho con đồng ấy. Người mẹ già càng ngày càng già nua, ốm yếu nhưng hễ con gọi về hỏi thăm bà lại nói: “Mẹ khỏe, mẹ lúc nào chẳng khỏe con yên tâm”.
Bẵng đi 1 thời gian dài Hùng cũng ra trường xin được việc cưới vợ sinh con và giờ đây anh rất thành đạt. Người ta cứ nghĩ bà Hương từ nay sẽ được sống sung sướng. Nhưng khi con trai đón bà lên thành phố được 1 tháng bà đã phải khăn gói về quê vì không quen cuộc sống trên đó.
Con trai và con dâu thì đi làm suốt ngày, cháu cũng đi trẻ suốt ngày bà chỉ quanh quẩn ở nhà với cái tivi và mấy trang thiết bị hiện đại. Có lần bà dùng làm vỡ cái lọ hoa mà cô con dâu cau có suốt ngày:
- Mẹ có biết lọ hoa này đắt lắm không? Con đặt hàng từ nước ngoài về đấy.
- Mẹ xin lỗi, mẹ không cố ý.
- Đúng là nhà quê cái gì cũng không biết, chán thật.
Câu nói của con dâu trước khi đóng cửa phòng lại bà đã nghe hết cả, bà đứng đó bủn rủn buồn rầu vô cùng. Rồi đến lúc con trai mua được 1 con chó cưng về, kể từ ngày đó hôm nào đi làm về anh cũng dắt nó đi dạo, rồi mua thịt ngon nhất cho nó ăn. Đến chỗ nó ở, đồ nó mặc cũng toàn loại đắt tiền còn bà mẹ già ở quê thì ngày ngày ăn rau luộc, chan cơm với nước mắm. Bà mẹ già cứ nghĩ chắc nó cũng chỉ giá tầm mấy chục như ở quê nhưng đến khi nghe Hùng bảo:
- 10 triệu đấy mẹ à.
Thì bà ngã ngửa:
Video đang HOT
- Trời đất, con chó này những 10 triệu hả con. Sao con lại mua 1 con chó đắt như thế?
- Mẹ đúng là chẳng biết gì, nó là giống chó nước ngoài chả thế à.
Bà cứ đứng lẩm bẩm:
- 10 triệu đó mình có thể tiêu mấy năm mới hết, hoặc dùng nó để trả tiền nợ ngân hàng.
Bà nhìn con trai ôm hôn con chó đầy âu yếm mà chỉ biết thở dài tiếc của. Hùng cũng chẳng sống tình cảm như trước, bà thấy lạc lõng vô cùng nên bà lấy cớ về quê thắp hương cho chồng nên về luôn. Từ ngày hỏi vợ sinh con mua nhà trên thành phố Hùng rất ít khi về quê, thỉnh thoảng anh gửi về cho mẹ mấy trăm và cứ nghĩ từng đó đủ để mẹ sống cả tháng rồi. Nhưng Hùng đâu biết bà còn phải trả nợ ngân hàng vay lúc anh đi học đại học nữa. Có lần bà mẹ già bị ốm bà gọi cho Hùng bảo cậu về quê thăm vì bà rất nhớ con:
- Bao giờ thì con về quê mẹ nhớ con quá. Hôm nay mẹ mệt lắm con à!
Bà mệt mỏi nói trong hơi thở thều thào run run:
- Ôi mẹ ơi, hôm nay bé Jun nhà con bị táo bón con đang đưa nó đi chích thuốc này. Nếu mẹ mệt thì mẹ nghỉ đi nhé, dịp nào được nghỉ thì con về.
- Ừ ừ thế con đi đi.
- Tút tút tút….
Bà nằm ứa nước mắt, nhớ lại hồi bà lên thành phố Hùng cũng chăm sóc con chó cưng hơn cả mẹ mình. Nhiều lúc bà cũng thèm thuồng được đi dạo cùng con trai, nhưng vì bà đi chậm nên anh ấy bảo bà ở nhà rồi dẫn con chó đi vệ sinh, đi xuống công viên chơi. Thậm chí anh con trai còn bón từng miếng thịt cho nó ăn nữa. Có lần thấy mẹ mình đổ xương thừa cho chó Hùng hốt hoảng hét lên:
- Trời đất ơi, nó không ăn được mấy thứ này đâu, mẹ định hại chết nó à?
Bà ú ớ:
- Mẹ… mẹ thấy ở quê chó vẫn ăn xương mà con.
Hùng vội ôm cục cưng lên âu yếm rồi bảo:
- Chó trên này nó khác mẹ à, lần sau mẹ đừng cho nó ăn bất cứ thứ gì nhé. Thịt của nó con đã đặt hàng rồi nó chỉ ăn thịt sạch thôi, không ăn mấy cái đồ xương xẩu này đâu.
(Ảnh minh họa)
Bà buồn rầu mang xương cho vào thùng rác, ở quê nhiều khi xương cá mà bà cũng chẳng có mà ăn, quanh năm toàn ăn cơm chan nước mắm ấy vậy mà chó của con trai lại được ăn thịt nhập khẩu. Càng nghĩ bà càng xót xa vô cùng, bố mẹ sinh con ra nuôi con vất vả nhưng liệu mấy ai có lòng báo hiếu với bố mẹ.
Sau cuộc gọi cho con trai được 2 hôm thì bà qua đời, đến lúc Hùng về thì xóm giềng đã đến thúc trực ở đó từ lâu. Con trai làm đám tang cho mẹ linh đình, dọn cơm mời mọi người toàn món ngon nhưng chẳng mấy ai ở lại. Vì họ quá thật vọng về cậu con trai, lúc mẹ sống thì không lo báo hiếu đến khi chết thì mới dọn mâm cao cỗ đầy thì có ích gì.
Xuống bếp thấy vỏn vẹn đồ dùng của mẹ được 2 cái nồi, 1 để nấu cơm 1 để luộc rau bên cạnh là chai nước mắm mặn chát, lúc này Hùng mới ân hận thì đã quá muộn. Mẹ anh đã ra đi mãi mãi rồi, đến khi trút hơi thở cuối cùng bà vẫn chẳng được anh quan tâm bằng con chó cưng của mình. Nghe có vẻ nực cười nhưng thời nay có đầy rẫy những người con bất hiếu như vậy đấy.
Đang ăn cơm, mẹ chồng chỉ nói 1 câu, con dâu dằn chén bảo không nuốt nổi rồi bỏ đi và cái kết
Có lẽ do vợ chồng tôi phúc mỏng nên chỉ có mỗi một đứa con trai. Chồng mất sớm, một tay tôi nuôi dạy con trai vất vả không lời nào kể xiết. Từ nhỏ đến lớn bao nhiêu yêu thương tôi dồn hết cho nó cả. Cuộc sống của hai mẹ con cứ thế bình yên trôi qua, rồi nó lập gia đình và sóng gió bắt đầu nổi lên từ đó.
Con dâu tôi là con nhà giàu có, nhà tôi thì mẹ góa con côi, kinh tế cũng thường. Gần ngày cưới con trai tôi về thỏ thẻ bảo sẽ mua một cây vàng để tôi trao con dâu trong ngày hôn lễ. Nó nói đó là ý của cô dâu muốn nhà gái "mát mặt", cưới xong vàng sẽ trả lại cho tôi.
Ảnh minh họa
Tôi bảo mua một cây vàng không phải là việc không thể làm nhưng đó là việc không cần thiết. Nhà mình thế nào thì cứ thế ấy. Quan trọng là hai đứa yêu thương nhau là được. Không biết cậu con trai tôi nói thế nào mà hôm sau con dâu tương lai đến đưa cho tôi một chiếc lắc vàng nặng trĩu bảo "mẹ cầm lấy hôm nào cưới lên trao cho con nhé".
Về nhà chồng, cậy mình là con nhà có tiền, con dâu tôi bắt đầu thay hết hàng loạt đồ dùng trong nhà từ tủ lạnh, ti vi, bàn ghế mà không hề hỏi mẹ chồng lấy một câu. Hôm đó tôi có việc ra ngoài một ngày, bước vào nhà tưởng như mình bước nhầm nhà người khác.
Đến bữa cơm tôi nói với con dâu: "Nhà nào có gia phong nhà đó. Mẹ không biết con ở nhà con thế nào, nhưng về đây ít nhất còn mẹ, con muốn làm cái gì, thay đổi cái gì cũng nên hỏi mẹ một câu chứ không nên tùy tiện theo ý mình". Con dâu tôi nghe xong liền nói: "Lần sau có chuyện gì không vừa ý mẹ nên nói trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn, cả nhà cả ngày ăn chung một bữa cơm mà cứ phê bình với nhắc nhở thế này nuốt sao nổi".
Nói xong nó đứng dậy đi về phòng. Con trai tôi cũng đứng dậy đi theo vợ, trước khi đi còn nói với tôi một câu: "Mẹ kệ vợ con đi, vợ con có sắm sửa cũng là cho cả nhà dùng, đồ cũ rồi thay thế đồ mới có gì là không tốt đâu mà mẹ khó chịu, trong khi tiền là của cô ấy".
Lúc đó giá mà tôi điếc có khi lại hay hơn việc nghe con trai mình nói thế. Tôi từng nhủ mình, nếu có con dâu tôi sẽ yêu thương nó như con mình, nhưng quả thật là tôi còn chưa kịp gần gũi nó đã thấy cách xa rồi.
Rồi con dâu có bầu, sinh con. Cái tính khí cao ngạo bất chấp của nó dần dần tôi cũng chẳng muốn chấp nhặt nữa. Tôi già rồi, chỉ cần nó sinh cho tôi đứa cháu, bà cháu ở nhà thủ thỉ cùng nhau, chúng nó đi suốt ngày cũng được.
Trước ngày sinh nó đưa về một cô giúp việc, nói là để phục vụ nó trong thời gian sinh nở. Tôi thấy không cần thiết, nhưng biết tính con dâu nên tôi cũng chẳng nói làm gì. Con trai tôi thì tỏ vẻ vui mừng: "Sướng nhất mẹ nhé. Mẹ chỉ việc yên tâm mà ăn no ngủ say, không phải làm gì đâu nhé". Là tôi biết, trước đó nó đã bàn với chồng nó, nó chê mẹ chồng già rồi, sợ chậm chạp, không vệ sinh, không sạch sẽ nó không yên tâm.
Thằng bé con khó tính, rất hay khóc, nhất là những khi nó gắt ngủ rất khó dỗ. Tôi nhớ hồi tôi nuôi con nhỏ không vất vả như thế, chỉ cần cho ăn no, đặt lên võng, đu đưa một chút là con ngủ. Tôi đi ra cửa hàng mua về một chiếc võng xếp, đặt cháu lên võng, đu đưa một lúc là nó thiu thiu ngủ ngay. Đúng lúc đó thì con dâu tôi ra ngoài về, thấy tôi đang đẩy võng nó hét lên: "Mẹ ơi, mẹ định giết cháu đấy à. Nó còn bé thế, não nó còn chưa ổn định, mẹ rung lắc thế nguy hiểm lắm đấy".
Thấy con dâu lo sợ, tôi trấn an nó rằng hồi xưa chồng nó cũng nằm võng từ lúc mới sinh đến tận ba, bốn tuổi mà có làm sao. Nó gắt tôi: "Khoa học nó cảnh báo thế thì là thế. Mẹ đừng có đưa ngày xưa của mẹ ra, thà không biết, biết rồi phải tránh đi chứ".
Từ hôm đó thậm chí nó còn chẳng muốn cho tôi bế con, lúc nào cũng dặn cô giúp việc: "Tôi tin tưởng giao con cho chị, có việc gì thì chị chịu trách nhiệm đấy".Từ ngày nhà có con dâu, tôi cảm giác mình như người thừa trong nhà. Ngày xưa tôi nuôi con, thấy con trai mình hiền lành, không chơi bời phá phách gì thì mừng thầm, giờ mới biết vì nó hiền thành ra nhu nhược, cái gì cũng "vợ con, vợ con", vợ là nhất, vợ là trời, đúng nghĩa là một thằng "bám váy" vợ.
Hôm rồi, tôi nghe hai vợ chồng con trai tôi trò chuyện trong phòng:
Căn nhà này cũ quá rồi, hay là bán đi mua căn hộ chung cư. Bây giờ có nhiều căn hộ đẹp và tiện nghi lắm. Nếu mua bố mẹ em sẽ cho thêm tiền.
Việc gì mình tự quyết được, chứ việc này thì phải hỏi ý kiến mẹ
Mẹ già rồi, con cái ở đâu thì mẹ theo đó chứ.
Thì biết thế, nhưng đây là căn nhà bố mẹ anh đã vất vả lắm mới có được, nó còn là nơi chứa đựng những kỉ niệm của gia đình anh. Chắc chắn là mẹ sẽ không đồng ý đâu.
Kỷ niệm là cái quái gì? Thế bà có giữ được mãi không? Có sống mãi mà ôm cái nhà này được không?
Tôi tức giận không thể nào kìm chế được. Tôi đẩy cửa vào và nói thẳng vào mặt hai đứa: "Chúng mày muốn ở chung cư thì đi mua chung cư mà ở. Nhà này là nhà của tao, tao có chết cũng chết trong nhà này".
Cả đời tôi đã trải qua bao nhiêu khó khăn vất vả, tưởng về nhà có thể an hưởng tuổi già bên con cháu, không ngờ đây mới chính là quãng đời tồi tệ nhất của tôi. Con trai thì nhu nhược không chính kiến, con dâu thì xấc xược, ngông cuồng. Còn tôi, tôi đã làm gì sai?
Theo Iblog
Con cái bỏ mặc bà mẹ già cụt chân với chú chó tự nuôi nhau Đứa nào gặp mẹ cũng khóc lóc sụt sùi rồi lân la hỏi mẹ về số tiền kia. Rồi không chỉ 5 đứa nó mà cả hàng xóm cũng chết đứng khi bà nói thều thào... Cả cuộc đời bà lam lũ, vất vả vì con cái. Cứ tưởng đến khi về già sẽ được con cái hết lòng chăm lo, phụng dưỡng...