Mẹ già lên thành phố sống với con trai, mỗi lần đều tranh cơm với chó khiến cả nhà…
Ai cũng nói bà bụ tuổi già hưởng phúc khi sống với con trai nhà cao cửa rộng, nhưng chẳng ngờ gần hết cuộc đời lại phải nhận cái kết đáng thương tâm.
ảnh minh họa
Sau bao năm vất vả nuôi con, bà Thắm cuối cùng cũng yên lòng khi cả 4 đứa con sự nghiệp ổn định, nhà cao cửa rộng. Vốn là người nông dân thứ thiệt, quanh năm chỉ có ruộng vườn, sinh ra ở đâu thì chết cũng ở chỗ đó mà bà Thắm vốn chẳng muốn sống với con nào, vì chúng đều làm ăn trên thành phố.
Chỉ riêng có cậu con út khi lập gia đình lại muốn mẹ lên ở cùng với con với cháu để an phận tuổi già, tiện đường chăm sóc mẹ lúc ốm đau. Bà Thăm cũng vì thương con mà quyết định thay đổi ý định dọn lên phố sống.
2 năm từ ngày lên sống với con bà Thắm ít về quê hẳn, cũng chỉ những dịp lễ, tết hội đình đám hay giỗ họ bà mới về được vì con cái bận rộn công việc, tuổi già lại không đi lại minh mẫn được như trước. Thế nhưng sau những lần đó người trong xóm không thấy bà Thắm về như trước, cũng không thấy người con nào của bà về thăm quê, có người đồn rằng bà bệnh nặng phải chữa trị, nhưng chuyện của ai chỉ người đó là biết rõ nhất.
Ảnh mang tính chất minh họa.
Cuộc sống lúc đầu với con trai và các cháu vui vẻ chẳng được bao lâu thì con út của bà nhận công tác sang Singapore nửa năm. Bà Thắm sống với cô con dâu và 2 đứa cháu gái. Ngày nào nhà cửa cũng vắng người khi con dâu và các cháu đi làm, đi học chỉ đến tối mới có dịp được gặp. Bà Thắm nhiều lần thấy buồn xin dâu đưa về quê nhưng không ngờ chồng nó mới đi được mấy tháng mà thái độ với mẹ đã khác hẳn:
- Mẹ về làm gì, đưa mẹ về chồng con lại bảo không tôn trọng mẹ, tốt nhất mẹ cứ yên phận ở đây, cơm nuôi 3 bữa, quần áo mặc cả năm có thiếu thôn gì đâu!
Dù tuổi đã cao nhưng bà Thắm không cần tới những thứ vật chất này, thứ bà cần là sự quan tâm, chăm sóc, tình cảm mà con cháu dành cho mình. Gần 3 tháng trời sống như bị cầm tù, bà Thắm chỉ biết khóc thầm một mình. Điện thoại thì không biết dùng, không có tiền trong túi vì bao nhiều vốn liếng chia hết cho các con, bà lẩm cẩm lúc nhớ lúc quên cả địa chỉ nhà mà có bỏ về quê cũng chẳng biết đường nào mà tìm.
Có lần vô tình làm hỏng chiếc lò vi sóng, bà Thắm bị con dâu quát mắng thậm tệ:
- Bà làm hỏng rồi thì có đền được không, từ giờ đừng có đòi ăn thứ gì cả.
Không ngờ sau lần đó, bữa cơm của bà Thắm chỉ là rau xanh và nước mắm mà cô con dâu chuẩn bị cho mỗi ngày. Buổi tối cũng như trưa như sáng, con cho gì thì bà ăn thứ ấy chứ chân tay run rẩy biết nấu được thứ gì. Ngày nào cũng mong con làm về nấu cơm tối nhưng không ngờ cô con dâu đã đón cháu cho ăn bên ngoài rồi mới về để đỡ phải hầu hạ, dọn dẹp cho bà cụ.
Nhưng lần nào con trai gọi về bà cũng nói khỏe mạnh, ăn đủ thứ sơn hào hải vị để con không phải lo lắng. Có lần đang ăn bà Thắm bỗng đánh đổ đĩa thịt trên bàn vì tay run không gắp nổi. Lên cơn thịnh lộ, cô con dâu vội mang cả đĩa thịt đổ cho chó ăn, bà Thắm thấy vậy vừa rung rưng nước mắt vừa nói với con:
Video đang HOT
- Con để đĩa cơm chó ấy cho mẹ ăn!
Ảnh mang tính chất minh họa.
Tức lộn ruột nhưng không làm được gì, cô con dâu liền đặt đĩa cơm dưới chân rồi quay đi. Nhiều lần như vậy nghĩ bà ở nhà lâu ngày, rảnh rỗi hóa tâm thần liền gọi chồng về cho mẹ vào viện. Không ngờ sau những ngày vắng nhà, vừa nhìn thấy mẹ cậu con út mới chết lặng khi bao lâu nay mẹ sống như thế nào cũng chẳng hay biết.
Vợ nói mẹ bị tâm thần đòi ăn cơm chó mà không tin liền đắt vé về nhà luôn trong đêm. Khi đưa mẹ tới viện, bác sĩ nói bà Thắm chẳng phải bị tâm thần chỉ tinh thần không thoái mái, đã 3 tháng rồi mà không được ăn miếng thịt nào.
Lúc này nhìn mẹ hao gầy, chân tay run rẩy mà người con út mới vỡ lẽ. Những ngày đi vắng mẹ không chỉ ốm yếu, chẳng được ăn ngon như mẹ vẫn kể, cũng không ngờ vợ mình lại có thể đối xử với mẹ không tình người như thế. Nhưng dù có bù đắp hay trách móc ai đi chăng nữa thì lỗi lầm vẫn là sự thiếu trách nhiệm của con cái để rồi cuối cùng người mẹ già không chết vì bệnh tật mà chết ở trái tim bị tổn thương, sự tủi thân đau đớn.
B ài học cuộc sống: Người Việt Nam có câu &’Dâu là con rể là khách’, dù là &’khác máu tanh lòng’ nhưng phận làm con đều phải kính hiếu với cha mẹ đừng vì những suy nghĩ hẹp hòi ích kỉ vô tình mắc phải tội bất hiếu. Khi cha mẹ còn khỏe mạnh chưa chắc đã cần đến sự chăm sóc của con cái, nhưng những lúc về già con cái phải biết phụng dưỡng cha mẹ. Chẳng cha mẹ nào đòi của cải vật chất của con, thay vì đó thứ họ mong muốn là tình cảm, sự quan tâm chân thành khi còn có thể sống trên cõi đời này.
“Mẩu truyện ngắn sáng tác nhằm đưa đến độc giả những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, con người và cách đối nhân xử thế trong xã hội”
Theo Blogtamsu
Câu chuyện mẹ già 70 tuổi vượt quãng đường 200km lên thành phố thăm con trai rồi gục xuống ngay cánh cổng biệt thự khiến ai cũng căm phẫn
Ơ sao mẹ lại lên đây? Đã bảo ở dưới đó rồi con gửi tiền về cho, lên đây làm gì cho khổ ra. Con chưa nhận lương đâu, mẹ lên vợ con lại xị mặt bây giờ.
Bà Châu chạy sang nhà hàng xóm, giơ cái điện thoại cục gạch ra rồi nói với thằng bé đang ngồi trong nhà:
- Cường ơi, mày bấm hộ bà số của con trai bà với. Bà muốn nói chuyện với nó quá.
- Vâng ạ, nhưng bà không biết dùng điện thoại sao không bảo anh ấy gọi về cho ạ? Lúc có điện thoại bà chỉ cần ấn cái phím màu xanh này là được ạ.
- Nó bận quá, bà nhớ thì bà gọi chứ nó toàn họp hành, nó bảo với bà thế.
Thằng bé con cỡ 10 tuổi chạy ra bấm điện thoại cho bà Châu, đưa tai lên nghe một lúc rồi bảo:
- Anh ấy không nhấc máy bà ạ, để cháu thử gọi lại xem.
Nhưng rồi dù thằng bé gọi đến 20 cuộc thì con trai bà Châu vẫn không bắt máy. Bà thất vọng cầm điện thoại về nhà, vừa đi bà vừa nghĩ, có khi con bà có chuyện gì đó cũng nên, bà lo quá. Cả đêm hôm ấy bà không ngủ được. Bà có mỗi Hoàng là con trai, một mình bà tần tảo nuôi nó khôn lớn, giờ nó thành đạt, có cả cái biệt thự to đùng ở thành phố bà cũng nở mày nở mặt lắm. Nhưng ai hỏi bà lý do vì sao không lên ở với con trai thì bà lại không nói.
Con trai bà Châu rất thành đạt và có biệt thự ở thành phố(Ảnh minh họa)
Bà vẫn nhớ ngày bà lên thăm con trai, vừa bước qua cánh cổng sắt to đùng đã có hai con chó béc giê nhảy xổ ra. Bà sợ quá chạy ra ngoài cánh cửa. Con dâu và con trai của bà ngồi trong nhà ăn cơm, nghe tiếng chó sủa chúng nói vọng ra:
- Cái Sen đâu, sao để chó sủa bà ăn mày thế kia? Chạy ra xem kìa.
Nghe thế, bà Châu ứa nước mắt nhưng rồi bà cũng cố cất tiếng nói với con trai:
- Mẹ đây Hoàng ơi.
Lúc đó, con trai bà mới bước ra rồi gắt lên:
- Ơ sao mẹ lại lên đây? Đã bảo ở dưới đó rồi con gửi tiền về cho, lên đây làm gì cho khổ ra. Con chưa nhận lương đâu, mẹ lên vợ con lại xị mặt bây giờ.
- Tại mẹ nhớ con quá, mẹ không xin tiền đâu.
Đến lượt con dâu bà bước ra bảo:
- Mẹ mặc thế chó nhà con chả nghĩ là ăn mày nên sủa nhặng lên. Sen, ra đưa bà vào đây tắm rửa ăn cơm mau.
Những ngày đó, bà Châu cứ như con ở ăn bám con. Đụng một tí con bà quát bà như chém chả. Nhưng vì nhớ con nên bà cứ ở đó 1 tuần. Sau đó, Hoàng đưa mẹ về quê rồi dặn:
- Mẹ từ giờ ở đây nhé, cấm lên nhà con nữa đấy. Đối tác của con mà thấy mẹ họ lại nghĩ con xuất thân thấp hèn rồi không thèm ký hợp đồng.
Bà Châu nuốt nước mắt, bà không muốn làm khó các con nên từ dạo ấy đến nay đã 6 tháng nhưng bà cũng không dám lên thăm con. Nhưng hôm nay, sau khi gọi cho con không được bà lo lắm và bà quyết định ngày mai sẽ lên thăm con.
Sáng sớm hôm sau, bà dậy sớm nhờ người chở ra bến xe. Đã 70 tuổi mà bị nhét trong chiếc xe chật chội rồi đi 200km, mới nghĩ thôi bà đã cảm thấy mệt mỏi rồi nhưng vì nhớ con nên bà cắn răng chịu đựng.
Xui cho bà, đến khi ở bến xe thì bà mới biết mình bị móc túi, trong người không còn đồng tiền nào. Gọi cho con trai thì không thấy nhấc máy. Bà Châu đành cuốc bộ đến nhà con. Quãng đường từ bến xe về nhà con trai bà dài 5km, trời thì nắng. Bà còn xách 2 con gà lên cho con nên vừa đi vừa nghỉ.
Đến khi đặt chân đến cửa nhà con trai thì bà không còn sức nữa, gục xuống ngay cánh cổng sắt của biệt thự. Lúc đó là buổi chiều, Hoàng đang ôm vợ ngủ say như chết. Đến khi nghe ô sin gọi thảm thiết thì mới chạy xuống.
Thấy mẹ lả đi, Hoàng bảo ô sin gọi xe cấp cứu. Hoàng và vợ đi theo mẹ vào viện, ngồi trên xe, anh gắt lên:
- Đã bảo ở nhà cho an phận rồi còn mò lên đây làm gì không biết, có phải khổ cái thân ra không? Đúng là chết rồi cũng gây rắc rối cho con trai.
Sau khi vượt đường xa lên thăm con trai thì bà đã gục trước cổng nhà (Ảnh minh họa)
Vợ Hoàng đế thêm vào:
- Em bảo anh đổi số đi, cho mẹ đừng gọi nữa mà anh không nghe.
- Thì anh có nghe đâu, cố tình thế mà mẹ cũng lên đấy thôi. Phiền thật, chả nhẽ đóng cho cái cũi nhốt trong nhà cho khỏi đi đâu.
Đến khi tới bệnh viện, bà Châu đã tắt thở. Lúc đó Hoàng mới khóc ré lên:
- Ôi mẹ ơi, sao mẹ ra đi tức tưởi thế.
Con dâu bà Châu cũng khóc. Những người xung quanh thấy thế chép miệng:
- Khổ thân tội nghiệp ông con chưa kìa.
Người ta nhìn Hoàng và vợ vật vã bên xác mẹ thì cảm thương, nhưng họ không biết rằng, trước đó mấy ngày thôi, họ đã từ chối một người mẹ vật vã nhớ con, vượt 200km lên thăm con như thế nào.
Theo Tịnh Uyên/ Thể thao xã hội
Mẹ già mù nuôi chồng liệt và 7 đứa con suốt 20 năm Không ngờ đúng đêm giao thừa bà Đức nhận được món quà của con cả... ảnh minh họa Không một ai trong làng là không nhắc đến câu chuyện của bà Đức mỗi lần họ nhìn thấy cảnh người phụ nữ mù đã gần 70 tuổi vẫn ngày ngày đi nhặt ve chai rồi xuống sông mò cua bắt ốc lấy tiền kiếm...