Mẹ đơn thân tìm người yêu quý giá trị gia đình
Em 34 tuổi, là một người phụ nữ bình dị và truyền thống. Em không may mắn khi chẳng có được vẻ ngoài ưa nhìn và không có cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Em đã ly hôn cách đây 4 năm, đang nuôi 2 con 10 tuổi và 4 tuổi. Cuộc sống của 3 mẹ con bình yên, ổn định và vui vẻ. Với khát khao có được một mái gia đình đầm ấm, hòa thuận bên nhau mỗi ngày, hôm nay em mạnh dạn gửi thư này để mở lòng tìm hạnh phúc mới. Nếu như anh có cùng mơ ước như em thì hãy cho nhau cơ hội, để sau này chúng ta sẽ cùng nhau làm việc, chăm sóc gia đình, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống và cùng giúp nhau mạnh mẽ vượt qua khó khăn của riêng mình.
Em mong anh là một người có thiện cảm với người hướng nội, có lối sống lành mạnh, chân thành, yêu quý giá trị gia đình và là người có chí cầu tiến, có chính kiến vững vàng để bảo vệ được gia đình, cũng như nâng đỡ khi vợ con yếu kém hay có sai lầm gì. Em là giáo viên nên nếu anh cùng nghề thì quá tốt vì chúng ta sẽ có nhiều chuyện để chia sẻ cùng nhau. Em đang sống ở miền đông nam bộ nên cũng mong anh ở gần đây để thuận tiện đi lại sau này mỗi dịp cuối tuần hay lễ Tết.
Theo vnexpress.net
7 thói quen dùng điện thoại có thể giết chết mọi mối quan hệ của bạn
Smartphone gắn liền với cuộc sống hiện đại. Nó ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh, mối quan hệ của bạn cũng không phải ngoại lệ.
Dưới đây là 7 thói quen dùng điện thoại có thể gây tổn hại cho bất kỳ mối quan hệ nào của bạn, dù là vợ chồng, người yêu hay bạn bè, đồng nghiệp.
1. Không cho đối phương biết bạn đang cười cái gì
Video đang HOT
Đối phương sẽ không thoải mái khi đang ở cùng nhau mà bạn lại tận hưởng gì đó trên smartphone. Họ cũng sẽ cảm thấy bất an, ghen tị khi bạn đang cười với cái gì đó mà họ không hề hay biết. Tình huống này rất dễ xử lý, bạn chỉ cần cho họ biết bạn đang xem gì và cùng chia sẻ điều hài hước đó với họ.
2. Kè kè điện thoại bên mình
Khi rời phòng, chúng ta đều cầm theo điện thoại một cách vô thức. Đôi khi, điện thoại như gắn chặt với bàn tay của bạn vậy. Thói quen này sẽ gây ra một số hậu quả, đầu tiên là khiến đối phương có cảm giác bạn đang che giấu điều gì đó, dẫn tới thiếu tin tưởng, ghen tị, gia tăng căng thẳng giữa hai người.
Thứ hai, nếu luôn cầm điện thoại, bạn sẽ phản hồi mọi thông báo ngay lập tức, quên đi thế giới thực, quên đi người ở bên cạnh. Thay vì dành thời gian cho người quan trọng, bạn lại luôn bị phân tâm và mải mê kiểm tra cái gì đang diễn ra trên Facebook, Instagram...
3. Ôm nhau nhưng không quên điện thoại
Cách đây vài năm, vừa nói chuyện vừa xem điện thoại được xem là hành vi thô lỗ, không thể chấp nhận được nhưng hiện tại, nó lại phổ biến. Dễ dàng bắt gặp cảnh tượng nhóm bạn hay người yêu đi chơi cùng nhau nhưng mỗi người lại dán mắt vào chiếc smartphone trên tay.
4. Phải kiểm tra mọi thông báo ngay lập tức
Lượng thông tin mà thiết bị mang lại là vô hạn. Dường như nếu không kiểm tra ngay, chúng ta sẽ bỏ lỡ thứ gì đó quan trọng lắm nhưng thực chất không phải vậy. Để khắc phục, bạn chỉ nên bật thông báo với các tin tức quan trọng và để im lặng với các tin tức còn lại. Chúng ta bỏ phí nhiều thời giờ để kiểm tra thông báo. Nếu tiết kiệm được thời gian này, bạn sẽ có nhiều cơ hội ở bên cạnh người thân.
5. Trả lời email công việc ngoài giờ
Bạn và vợ/chồng đều bận rộn. Rất khó để đo mức độ quan trọng của công việc đối với mỗi người. Dù trả lời email/cuộc gọi công việc ngoài giờ với bạn là bình thường, với người khác lại... bất thường. Đừng quên có ai đó đang chờ đợi sự quan tâm của bạn. Bạn hoàn toàn có thể trả lời email công việc vào lúc khác mà không phải giờ chơi với con hay ăn tối cùng gia đình.
6. Vừa ăn tối vừa xem điện thoại
Trong thế giới hiện đại, ai cũng gấp gáp và bận rộn, vì thế bữa tối được xem là cơ hội thực sự để kết nối với nhau. Hãy đảm bảo điện thoại của bạn tắt chuông trong bữa tối. Thật nực cười khi chúng ta cùng sống với nhau dưới một mái nhà lại trở nên xa lạ chỉ vì thiếu sự trò chuyện và thời gian ở cùng nhau.
7. Dùng emoji thay hành động
Với ảnh hưởng của smartphone, chúng ta bắt đầu quên đi sự dịu dàng, quan tâm, thể hiện tình cảm, ủng hộ lẫn nhau. Đầu tiên, chúng ta gửi ảnh, sau đó thay những nụ hôn bằng... emoji. Các chuyên gia tâm lý học cho rằng dùng emoji thay thế hành động thực tiễn là không lành mạnh, dễ ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Nếu muốn có một mối quan hệ tốt đẹp, hãy nhớ rằng những nụ hôn, nắm tay, cái ôm, quà tặng... không thể được thay thế bằng các biểu tượng điện thoại.
Du Lam
Theo ictnews.vn/Brightside
Những câu cha mẹ nói dễ gây ám ảnh cả đời với con trẻ Ám ảnh và sợ hãi đó là những gì lời nói gây ra, vết thương đòn roi rồi cũng mau chóng hết, nhưng vết thương tâm hồn cứ âm ỉ mãi chẳng bao giờ lành. Mẹ ước chưa từng sinh ra con Rất nhiều bậc phụ huynh từng vô tình mắng con như vậy trong một lần giận dữ tột đỉnh. Bố/mẹ nói...