Mẹ đơn thân “gồng” mình nuôi 4 con thơ: Nghèo cũng cho con đi học
Báo Dân Trí đưa tin, chị Thạch Thị Thu Thảo (33 tuổi, ngụ ấp Trường Thọ, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) là một phụ nữ dân tộc Khmer.
Dù mới chỉ ngoài 30 nhưng do nước da ngăm đen, cuộc sống lam lũ nên trông chị già đi so với tuổi rất nhiều.
Mẹ đơn thân ước mong 4 người con được học hành đàng hoàng
Chị Thảo vừa làm cha, vừa làm mẹ của 4 đứa con nhỏ. Chồng của chị sau khi làm tiệc thôi nôi cho con út đã bỏ lại người vợ và đàn con thơ, một đi không trở lại. Không công việc ổn định, gia đình chẳng thể giúp đỡ, lắm lúc mệt mỏi chị cũng có suy nghĩ buông xuôi tất cả nhưng nhìn đàn con thơ, người mẹ ấy xốc lại tinh thần, cố gắng vì các con.
Người mẹ đơn thân ngày ngày chạy xe ôm để kiếm tiền nuôi con. (Ảnh: Dân Trí)
Công việc bấp bênh khiến cuộc sống của 4 mẹ con cũng không ổn định. (Ảnh: Dân Trí)
Căn nhà nơi 5 mẹ con “nương thân” cũng là người anh họ cho ở nhờ. Ngôi nhà tranh lụp xụp có lẽ chỉ một cơn gió mạnh sẽ khiến nó bị đổ.
Để có tiền chăm lo cho những đứa con thơ, chị Thảo ngày ngày chạy xe ôm kiếm đồng ra đồng vào. Người mẹ đơn thân nghẹn ngào tâm sự với báo Dân Trí: “Tôi thường chở các cô đi chợ hoặc đi khám bệnh, có ngày kiếm hơn một trăm nhưng có khi được năm bảy chục nghìn đồng. Cô bác thương tình biết hoàn cảnh đơn chiếc nên cũng hay gọi tôi chạy xe, nhờ thế cũng có đồng ra đồng vào để lo cho con. Mỗi tháng tôi được cho ít kí gạo, nhu yếu phẩm nên đỡ được phần nào”.
Vẻ lam lũ hằn rõ trên khuôn mặt của người mẹ 4 con. (Ảnh: Dân Trí)
Bản thân chị Thảo cũng muốn có một công việc ổn định hơn nhưng vì còn phải chăm con nhỏ nên chỉ có thể gắn với nghề xe ôm. Mỗi sáng chị sẽ đưa con đến trường rồi gửi 2 bé út ở quán nước nhờ chủ quán trông hộ, còn chị tranh thủ đi làm việc.
Chị Thảo cho biết có nhiều người thấy chị nghèo, hoàn cảnh khó khăn lại đông con nên muốn nhận nuôi đứa con út, tuy nhiên người mẹ ấy lại từ chối.
Chị Thảo chỉ có mong ước được cho các con đi học đầy đủ. (Ảnh: Dân Trí)
Người mẹ đơn thân ôm chặt đứa con nhỏ vào lòng rồi nói: “Con cái mình mang nặng đẻ đau, dứt ruột sinh ra nỡ lòng nào chia cắt chị em chúng nó. Giá nào tôi cũng cố gắng lo cho nó học đến lớp 9, lớp 10 để chúng biết chữ, đi làm cũng không thua thiệt ai”, báo Dân Trí dẫn lời chị Thảo.
Ước mơ lớn nhất của người mẹ 4 con là mong các con của mình có được chỗ ở tử tế, học hành đàng hoàng, đến nơi đến chốn.
Căn nhà lụp xụp này là nơi “che mưa che nắng” của 5 mẹ con. (Ảnh: Dân Trí)
Video đang HOT
Ông Huỳnh Hữu Lộc – Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã An Mỹ, huyện Kế Sách xác nhận gia đình nhà chị Thảo thuộc hộ nghèo của xã, hoàn cảnh rất éo le. Chính vì vậy, mỗi tháng địa phương cũng đều cố gắng hỗ trợ cho gia đình nhu yếu phẩm, khi lễ, Tết đều có quà. Tuy nhiên, vì chị Thảo không có công việc ổn định, đông con nên cuộc sống vẫn còn rất khó khăn.
Người phụ nữ nghèo, bệnh tật mơ về ngày con được đi học
Cũng trong cảnh một mình vừa làm cha, vừa làm mẹ nuôi con ăn học, chị Châu Thị Lụa (sinh năm 1971, ấp 5, xã Khánh Hòa huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) – người mẹ mang nhiều bệnh tật vẫn cố gắng nuôi con ăn học.
Người mẹ đơn thân nuôi con gái. (Ảnh: Dân Việt)
Báo Dân Việt viết, chị Lụa đã chia tay chồng từ 10 năm trước, một mình vừa chạy chữa bệnh bướu cổ vừa chăm sóc con gái. Con gái chị là em Châu Khả Nhớ khi đang đi học bỗng nhiên thường hay bị mệt mỏi. Chị Lụa đành phải để con nghỉ học rồi đưa Nhớ vào TP Hồ Chí Minh khám bệnh.
Vừa chạy chữa khám bệnh, chị Lụa vừa đi làm phụ hồ ngày kiếm được một vài đồng lo cho cuộc sống. Dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng chị Lụa vẫn mong ước nuôi con gái ăn học đến nơi đến chốn. Bởi tương lai của em Nhớ là niềm hy vọng cuối cùng trong cuộc sống của hai mẹ con.
Bé Nhớ luôn ham học và được thầy giáo nhận xét là học giỏi. (Ảnh: Dân Việt)
Có thể thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, những người mẹ như chị Thảo hay chị Lụa cũng mong muốn con cái của mình được học hành đàng hoàng, có cuộc sống đầy đủ hơn. Đó cũng chính là nỗi lòng của tất cả những người làm mẹ.
Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN NEWS. Và đừng quên truy cập vào Sống Sao Mới Chuẩn để cập nhật thêm những tin tức về đời sống, xã hội khác.
Dù cuộc sống có khó khăn, vất vả đến nhường nào thì người mẹ cũng không bao giờ bỏ rơi các con của mình. Những đứa con do mình mang nặng đẻ đau sinh ra, chẳng ai nỡ lòng rời xa. Mấy mẹ con dù đói khổ nhưng vẫn yêu thương, đùm bọc nhau, có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo,… Đó chính là tình mẫu tử. Người mẹ trong câu chuyện trên thực sự có cuộc sống quá éo le, hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn nhưng chị vẫn cố gắng, kiên cường vì tương lai của những đứa nhỏ.
Không có chỗ ở, mẹ phải gửi 3 con nhà chồng cũ, ngày ngày chạy xe ôm
Là người phụ nữ ai cũng mong muốn có một gia đình hoàn chỉnh, hai vợ chồng cùng nhau chăm sóc con cái.
Tuy nhiên, mong ước nhỏ nhoi đó với chị Tất Thu Vân (44 tuổi, TP.HCM) không thể thực hiện được. Mỗi dịp cuối tuần nhìn những gia đình khác có bố mẹ dẫn con cái đi chơi, đi ăn chị lại không cầm được nước mắt.
Hiện tại, chị Vân đang chạy xe ôm công nghệ để có tiền nuôi 3 con gái sinh 3, trong đó có 1 bé bị khiếm khuyết, dù đã 12 tuổi nhưng cơ thể chỉ như trẻ lên 3. Câu chuyện của người mẹ đơn thân được đăng tải trên báo Người Đưa Tin thu hút sự chú ý của netizen.
Chị Vân bên cạnh người con khiếm khuyết dù đã 12 tuổi nhưng cơ thể chỉ như trẻ lên 3. (Ảnh: Người Đưa Tin)
Con vừa chào đời thì gia đình tan đàn xẻ nghé
Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn lại đông con nên từ nhỏ chị Vân đã không được học hành đến nơi đến chốn. Học hết lớp 4, người phụ nữ nghỉ học phụ mẹ mưu sinh. Chị làm đủ nghề khác nhau trong đó có nghề bán cà phê lề đường. Chị gặp gỡ và quen biết với anh Lê Đình Chánh (quận 3, TP.HCM). Cả hai bắt đầu chung sống như vợ chồng kể từ năm 2006 nhưng không đăng ký kết hôn. Những tưởng đây sẽ là người đàn ông có thể mang lại cho mình một gia đình hoàn chỉnh nhưng cuộc tình cũng nhanh chóng tan vỡ vì những mâu thuẫn trong cuộc sống.
Khi các con đến tuổi đi học chị Vân phải xin giấy xác nhận để hoàn thiện hồ sơ nhập học. (Ảnh: Người Đưa Tin)
Năm 2011, chị Vân phát hiện mình mang thai nhưng thời điểm các bé chào đời cũng là lúc 2 vợ chồng chia tay. Cả 3 bé được lấy khai sinh theo họ mẹ. Vì giai đoạn mang thai hoàn cảnh khó khăn nên chị cũng không có điều kiện đi khám hay sàng lọc thai nhi. Chính vì thế chị không biết trong 3 đứa trẻ có một bé khiếm khuyết.
"Ngày xưa nghèo không có tiền đi khám thai. Nếu đi khám thường xuyên như bây giờ thì biết được bé nào yếu, nên bỏ hay giữ. Chỉ khi nào động thai mới đi bệnh viện. Lúc có bầu vẫn đi bán cà phê, ăn cơm với chao, xách đồ nặng quá bị động thai. Cả 3 đứa được mổ đẻ lấy ra khi mới 35 tuần tuổi. Khi mới sinh thấy bình thường, nhưng đến lúc 2-3 tuổi mới bắt đầu thấy 1 bé có vấn đề về phát triển", chị Vân chia sẻ với Người Đưa Tin.
Thời điểm sinh con, ngay cả chi phí sinh nở chị cũng phải bán đi chiếc xe máy nhưng chỉ được có 1/4 số tiền. Số còn lại chị được bệnh viên và các mạnh thường quân giúp đỡ. Vì quá trình mang thai vẫn phải lao động vất vả, không được chăm sóc kỹ lưỡng nên lúc sinh suýt chút nữa chị đã không còn trên đời.
Vì không có điều kiện khám sàng lọc khi mang thai nên chị không biết 1 trong 3 bé có khiếm khuyết. (Ảnh: Người Đưa Tin)
Nhớ lại khoảng thời gian này chính mẹ ruột của chị Vân cũng bị ám ảnh. Nhưng vì tuổi cao, sức yếu nên bà cũng không thể giúp gì được con. Hiện chị và mẹ ruột đang sống nương tựa vào nhau ở quận Bình Chánh. Vì căn nhà quá chật chội nên chị không thể sống cùng các con, đành gửi các bé ở nhà ba ruột. Tuy nhiên người mẹ vẫn là người lo mọi chi phí sinh hoạt.
"Ba đứa nhỏ hiện đang ở với ba, nhưng ba nó cũng chỉ đi làm công, mỗi ngày nhiều khi không đủ ăn nên vai chính thuộc về tôi, tôi lo hết. Nhiều khi nghĩ ổng bỏ nhà thì mình bỏ của, chứ ôm hết thì làm sao ba nó có trách nhiệm với con."
Căn nhà nhỏ trong hẻm của bà cụ cố nộ - nơi chị Vân hay đón các con từ nhà ba ruột sang. (Ảnh: Người Đưa Tin)
Mỗi dịp cuối tuần, chị tranh thủ đón 3 con gái về căn nhà nhỏ của bà cụ cố nội trong hẻm sâu trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3). Chỉ có thời gian này chị mới có thể gần con hơn một chút.
Tất bật mưu sinh với nghề xe ôm, chỉ lo mình ra đi sẽ không có ai chăm con
Một mình cáng đáng mọi chi phí từ sinh hoạt đến học tập, thuốc thang cho các con khiến chị Vân gần như kiệt sức. Hàng ngày chị phải vất vả mưu sinh, chạy xe từ sáng sớm đến tối muộn mới chỉ vừa đủ chi phí. Có những ngày thời tiết thất thường, chạy ít cuốc hơn lại phải tằn tiện hơn mới có tiền sinh hoạt.
Nhẩm tính các khoản chi phí chị Vân chia sẻ với Người Đưa Tin cho hay mỗi tháng chỉ tính riêng tiền học và các đồ lặt vặt của con hết 3 triệu đồng, chưa kể tiền sinh hoạt. Vì điều kiện khó khăn nên chị cũng ít cho các con tham gia hoạt động ngoại khóa ở trường, hầu như chỉ học xong là về nhà. Do đó, các bé cũng nhút nhát và ít nói hơn bạn bè cùng trang lứa. Riêng bé đầu hiện đang được chăm sóc miễn phí tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ em khuyết tật (Quận 3) và được hỗ trợ thêm 1,2 triệu đồng/1 tháng.
Số tiền ít ỏi chị kiếm được 1 ngày, thậm chí có ngày chỉ được vài chục ngàn đồng. (Ảnh: Người Đưa Tin)
Biết gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên các bé đều rất chăm chỉ học tập, được điểm tương đối cao cũng như được nhà trường hỗ trợ thêm sách vở. Vì hai bé sinh đôi nên chị Vân để hai con dùng chung 1 bộ sách giáo khoa. Có thời điểm khó khăn quá chị cũng tính cho các con nghỉ học nhưng được mọi người động viên cố gắng để sau con có tương lai tốt hơn chị lại gắng gượng.
"Mỗi lần thấy học phí gửi về là lo lắng, không có tiền đóng cho 2 đứa một lúc, có khi nợ lại. Nợ mỗi lần 4-5 triệu bạc với nhà trường là chuyện bình thường", chị Vân chia sẻ với Người Đưa Tin.
Người phụ nữ chỉ mong có thể thuê được căn trọ đủ để 4 mẹ con sống cùng nhau. (Ảnh: Người Đưa Tin)
Hiện tại ước mơ lớn nhất của người mẹ là có thể thuê được một căn phòng trọ đủ rộng để đón 3 con gái về sống chung. Chị có thể tự tay nấu cho các con bữa cơm chứ không phải mua cơm hộp như hiện tại nữa. Người mẹ cũng mong muốn quay lại làm công việc bán cà phê để có thể ổn định nuôi con, không cần chạy xe ôm nguy hiểm nữa.
"Mong muốn lớn nhất của tôi là có cuộc sống ổn định, con cái học tập tốt, khỏe mạnh. Trước mắt có tiền đóng tiền học để khỏi phiền cô giáo. Có cái phòng lui tới, nấu cơm cho con ăn chứ như giờ cứ mua cơm hộp cho ăn không, mỗi bữa mua 30 ngàn cơm cho 2 đứa lớn ăn chung", Chị Vân nghẹn ngào nói với Người Đưa Tin.
Nhớ lại quãng thời gian trước đây khi mang thai và sinh con chị Vân vẫn còn ám ảnh không hiểu vì sao mình có thể vượt qua được. Bởi thời điểm đó một mình chăm một đứa trẻ đã khó chị phải một mình chăm 3 đứa một lúc, gần như lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ.
Chị Vân tranh thủ đón con sau cuốc xe buổi chiều. (Ảnh: Người Đưa Tin)
Dù không cho con được một cuộc sống sung túc nhưng chị vẫn mạnh mẽ vượt lên tất cả. Có lẽ đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng. Người mẹ cũng lo lắng nếu một mai mình có mệnh hệ gì không biết ai sẽ là người lo cho các con khiến nhiều người xót xa.
Mẹ đơn thân một mình chạy xe ôm nuôi con, tìm được hạnh phúc mới
Trước đó, mạng xã hội cũng rần rần chia sẻ câu chuyện về một người mẹ đơn thân mưu sinh bằng nghề xe ôm công nghệ. Cụ thể đó là chị Phạm Vương Thùy Linh (SN 1993, ngụ H.Củ Chi, TP.HCM). Vì là phụ nữ nên theo nghề này chị cũng gặp phải nhiều khó khăn. Đôi khi thấy tài xế là nữ khách đã hủy chuyến ngay lập tức. Thậm chí có những người còn buông lời khiếm nhã, không tin tưởng vào tay lái của phụ nữ.
Là phụ nữ nhưng chị Linh sẵn sàng làm công việc của nam giới để lo cho con. (Ảnh: Thanh niên)
Tuy nhiên vì kiếm tiền lo cho con nên chị vẫn cố gắng tiếp tục. Động lực giúp chị gắn bó với nghề là trong một lần bố ruột chị gặp nạn trên đường, chính anh em tài xế đồng nghiệp đã ra tay giúp đỡ. Cũng từ đây, chị đã tìm được hạnh phúc của đời mình khi có người đàn ông chấp nhận hoàn cảnh của chị và hết lòng yêu thương con gái chị.
"Lần đầu tiên gặp anh là lúc mình mới bắt đầu tập chạy xe, còn ảnh đã chạy một thời gian, có kinh nghiệm nên thường xuyên chạy đêm. Lúc đấy mình cũng tập tành chạy đêm vì thấy mát và đường sá vắng vẻ. Anh là người đã chỉ cho mình những kĩ năng làm sao để giữ an toàn cho bản thân, cách quan sát khách hàng để xử lý tình huống", chị Linh chia sẻ với Thanh niên.
Con gái chính là động lực để người mẹ cố gắng. (Ảnh: Thanh niên)
Chị cũng đã tìm được hạnh phúc mới trong công việc này. (Ảnh: Thanh niên)
Vậy mới thấy, một cánh cổng này khép lại sẽ có một cánh cổng khác mở ra. Chỉ cần bạn kiên trì, quyết tâm với lựa chọn của mình chắc chắn sẽ có được những thành quả xứng đáng.
Bạn thấy hình ảnh những người mẹ đơn chạy xe ôm nuôi con này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé!
Cuộc sống không phải lúc nào cũng đều trải đầy hoa hồng, sẽ có những khó khăn thử thách khiến chúng ta như gục ngã. Nhất là những người phụ nữ phải một mình gồng gánh tất cả. Tuy nhiên, các con chính là động lực giúp họ ngày càng mạnh mẽ hơn. Đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng giúp họ vượt qua tất cả. Hy vọng với sự hi sinh của người mẹ, những đứa trẻ sẽ có thêm động lực để cố gắng, vươn lên trong học tập và cuộc sống.
Nhận ủng hộ, cậu bé bị thương sau sự cố hứa sẽ không phụ lòng MTQ "Cánh cửa này đóng lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra", câu nói này thật đúng với trường hợp bé Nguyễn Hữu Chính (12 tuổi, ngụ ấp An Nghiệp, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, Sóc Trăng). Cách đây 2 năm, Chính chẳng ngại nguy hiểm chạy vào ghe đang gặp sự cố cứu mẹ nuôi khiến cho toàn cơ thể...