Mẹ đẻ mờ mắt chăm cháu còn mẹ chồng vô tư đi nhẩy
Kể từ bữa đó, mẹ tôi mòn mắt trông cháu. Còn bà nội thì tung tăng ngày đi làm, chiều thể dục, tối đi nhẩy. Gần như bà chẳng thèm ngó lên phòng xem thế nào.
Tôi sinh ra ở nông thôn và lấy chồng thành phố. Chúng tôi kết hôn được 3 năm và sống chung với bố mẹ chồng. Tôi mới có cháu được 2 tháng. Vì nhà mẹ đẻ tôi ở xa, tận Quảng Nam, nên tôi ở nhà chồng suốt từ ngày cháu được sinh ra.
Chồng tôi thường xuyên công tác xa nhà. Chúng tôi kinh tế cũng không dư giả vì đều là vợ chồng trẻ và làm trong nhà nước. Ngược lại nhà chồng tôi thì khá giả do mẹ chồng tôi kinh doanh hai cửa hàng thời trang và có một nhà cho thuê.
Ngay từ khi cưới chúng tôi đã độc lập về tài chính. Hàng tháng vì ở chung với ông bà nên tất cả phần còn lại liên quan đến chi tiêu trong gia đình vợ chồng tôi lo hết. Nay sinh con ra, mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, chúng tôi không có điều kiện thuê ôsin.
Vả lại chồng tôi cũng không muốn thế. Anh nói chăm con được tốt nhất vẫn là những người thân trong gia đình. Vì lẽ đó, tôi bàn với chồng là cho tôi về quê. Nhưng anh cũng không chịu. Anh nói ở đó xa quá, anh cuối tuần nghỉ có hai ngày không thể vào trong đó rồi lại phi ra Bắc để đi làm được. Và chúng tôi thống nhất là mời bà ngoại về chăm cháu cùng.
Ảnh minh họa
Nói thật khi bàn điều này tôi không đồng ý. Tôi rất sợ cảnh mẹ đẻ tôi phải lên sống cùng nhà với mẹ chồng. Vì tôi biết tính mẹ chồng tôi, bà khác xa hoàn toàn với mẹ đẻ tôi. Nhưng chồng tôi thuyết phục dữ quá, phần khác vì tôi rất muốn được gần mẹ đẻ trong những ngày này. Tôi đồng ý. Và đó thực sự là quyết định thiếu sáng suốt của tôi.
Ngày mẹ đẻ mới ra, mẹ chồng tôi sau khi ăn cơm xong, ngay tại phòng khách đã thủng thẳng ráo trước: ‘Bà ra thế này thì tốt quá. Tôi là tôi chẳng chăm sóc trẻ con đâu. Tôi phải lo việc kinh tế rồi, thế nên nhờ bà giúp’.
Mẹ tôi cười vui vẻ: ‘Thì mỗi người một việc, bà cứ yên tâm, tôi cũng muốn gần cháu giúp được chút nào thì giúp. Ở nhà quê cũng nhàn rỗi bà ạ’.
Video đang HOT
Sau câu chuyện ấy gần như là một hình thức phân việc. Kể từ bữa đó, mẹ tôi mòn mắt trông cháu. Còn bà nội thì tung tăng ngày đi làm, chiều thể dục, tối đi nhẩy. Gần như bà chẳng thèm ngó lên phòng xem thế nào.
Mẹ đẻ của tôi từ chăm cháu, chăm con, lúc rảnh lại cơm nước. Nấu cho con gái mình không lẽ không nấu cho cả nhà. Thế là mẹ tôi chẳng khác gì ôsin. Tôi xót mẹ thì bà gạt đi: ‘Mẹ không có sao con ạ. Mẹ chỉ ở đây thời gian ngắn, làm lụng thế này là còn ít. Không làm thì sinh bệnh ấy con tưởng à. Mẹ vui là được, con đừng lo cho mẹ’.
Mẹ tôi nói vậy nhưng tôi biết bà cất giữ những điều không vui trong lòng. Mỗi ngày trôi đi, chỉ có ba bà cháu mẹ con tôi là thui thủi với nhau. Có lúc nhìn mẹ nhọc vì giấc ngủ không trọn vẹn, tôi xót mẹ và lén khóc chứ chẳng biết làm sao.
Có bữa cơm, mẹ tôi ăn vội vàng để lánh mặt bà nội cháu, rồi nhanh chóng lên phòng trông cháu. Tôi thấy tội vô cùng. Tôi giục bà về thì đến lượt bà nói muốn ở thêm. Tôi nói chồng hay là thuê ôsin thì chồng nhất định không cho.
Bây giờ tôi phải làm gì để mẹ đẻ mình đỡ vất vả? Tôi phải làm gì để kéo được cả mẹ chồng vào việc chăm cháu? Mong các bạn cho lời khuyên.
Theo Giadinh.net
Sốc khi nghe mẹ chồng dè bỉu mẹ đẻ
Mẹ tôi nói chuyện thì bà luôn tỏ vẻ không nghe thấy bởi "giọng nhà quê của bà khó nghe quá" khiến nhiều khi mẹ tôi phải cố nói với đến 2,3
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông tại một huyện nhỏ của tỉnh Ninh Bình. Từ nhỏ tới lớn, sức khỏe của tôi không được tốt nên nên mọi việc trong nhà ít khi bố mẹ bắt tôi làm.
Mẹ nói với tôi rằng, mẹ chỉ muốn tôi tập trung vào học hành thật giỏi để xin được một công việc tốt, để không phải chịu cảnh chân nấm tay bùn, vất vả sớm khuya như mẹ mà thôi.
Để không làm bố mẹ thất vọng, tôi ra sức học hành và thi đỗ vào một trường đại học có tiếng ở Hà Nội. Tại đây tôi đã gặp Văn, chồng của tôi bây giờ. Văn là một người đàn ông tốt và dễ đồng cảm. Hiểu được hoàn cảnh của tôi, anh rất thương và cảm phục tôi. Lâu dần chúng tôi chuyển từ tình bạn sang tình yêu lúc nào không hay.
Văn sinh ra và lớn lên trong một gia đình ở thị xã Thái Bình. Tuy đều là &'con nhà nông' nhưng Văn có cuộc sống sung túc hơn tôi. Bố mẹ anh mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ buôn bán nên kinh tế cũng có vẻ khá giả, chứ không vất vả đầu tắt mặt tối như bố mẹ tôi.
Ra trường, cả hai chúng tôi xin được việc ngay và làm đám cưới luôn. Ở thời điểm lấy chồng, tôi mới ở tuổi 23, với tôi lứa tuổi đó còn quá trẻ để làm mẹ, làm vợ. Văn là mối tình đầu tiên cũng là duy nhất của tôi.
Cưới nhau xong chúng tôi chuyển đến ở một căn hộ chung chư ở ngoại thành Hà Nội. Đây là căn hộ do bố mẹ chồng tôi tích cóp bao nhiêu năm để mua cho con trai khi lấy vợ. Nếu chỉ nhìn vào đó thì mọi người thấy tôi là một cô gái thật may mắn và tốt số. Nhưng với tôi thì không hoàn toàn như vậy.
Tôi là một cô gái được mọi người đánh giá là xinh xắn, hiền lành và nhút nhát. Khi về ra mắt gia đình anh, ban đầu mọi người yêu quý và xởi lởi lắm. Nhưng sau khi nghe về hoàn cảnh gia đình tôi thì bố mẹ anh tỏ vẻ khó chịu ngay lập tức. Ông bà không muốn tôi làm con dâu bởi không &'môn đăng hậu đối'.
Bà cũng nói thẳng vào mặt tôi rằng: "Nhà bác chỉ có một mình Văn là con trai, bác muốn Văn lấy được một gia đình trí thức, không ít ra thì phải là gái Hà Nội, chứ bác chán cái cảnh quê mùa lắm rồi, đèo bòng mệt lắm!".
Câu nói của bà như gáo nước lạnh hắt vào mặt tôi. Tôi chẳng biết nói gì mà chỉ khóc vì tủi thân. Sau buổi hôm đó, tôi đã thẳng thừng đề nghị chia tay Văn mấy lần nhưng lần nào anh cũng lại níu kéo van xin.
Anh lao vào rượu chè và luôn tỏ ra đau khổ tuyệt vọng, một mực muốn níu giữ tôi. Anhbảo anh hứa sẽ thuyết phục mẹ để chấp nhận tôi.
Vì thương anh, vì yêu anh và vì tin anh, tôi đã không bỏ anh mà đi. Chúng tôi tìm mọi cách để &'chiến đấu' với sự hà khắc của mẹ anh. Tôi cũng cố gắng hết sức để mẹ thay đổi suy nghĩ về mình. Và rồi chúng tôi cũng đến được với nhau bằng một đám cưới. Cưới nhau xong tôi sinh con ngay.
Những ngày tôi ở cữ cũng là những ngày tôi nhận ra rõ bản chất khinh người và nanh nọc của mẹ chồng.
Mẹ đẻ tôi khi đó bỏ hết công việc đồng áng ở nhà để lên chăm sóc và giúp đỡ tôi. Mẹ chồng tuy không trông nom thường xuyên được nhưng cứ cuối tuần là bà lên thăm con thăm cháu.
Ban đầu tôi cứ tưởng mẹ quan tâm đến chúng tôi nên mới tới thường xuyên như vậy nhưng sau này tôi mới biết hóa ra bà lên để giám sát, soi xét và điều khiển tôi chứ chẳng tử tế gì.
Những ngày ở nhà tôi, bà tỏ vẻ coi thường mẹ tôi ra mặt. Mẹ tôi nói chuyện thì bà luôn tỏ vẻ không nghe thấy bởi "giọng nhà quê của bà khó nghe quá" khiến nhiều khi mẹ tôi phải cố nói với đến 2,3 lần để thông gia nghe rõ hơn. Tôi thấy những lúc đó mẹ chồng ngoảnh mặt đi chỗ khác cười khẩy, trong khi mẹ tôi vốn thật thà chẳng hay biết gì. Tôi nhìn mà tức vô cùng.
Không những thế bà còn hay sang buôn chuyện với hàng xóm nói xấu mẹ con tôi. Bà luôn bảo tôi như "chuột sa chĩnh gạo" và cố tình lừa con trai bà vào tròng. Tôi nghe phong phanh nhưng không dám ý kiến gì bởi chẳng có bằng chứng. Tôi biết bà tuy bằng mặt nhưng không bằng lòng với tôi chút nào. Bà luôn ghen ghét đố kỵ với tôi.
Tôi sinh nở nhưng bà không muốn cho tôi ăn uống tẩm bổ vì sợ tốn kém, bà toàn đi chợ mua những món mà tôi không thích và cứ cố bắt tôi ăn như để trêu tức tôi.
Mẹ tôi chân chất thật thà, chẳng thể ngờ được thông gia lại ghê gớm đến thế nên vẫn cần mẫn cơm bưng nước rót phục vụ tôi và thông gia. Còn mẹ chồng hết nhiệm vụ đi chợ là ngồi trên giường ôm cháu và chỉ tay năm ngón sai khiến. Tôi làm bất cứ việc gì bà cũng can thiệp.
Ngay cả cái việc đơn giản như cái xô cái chậu để vị trí nào bà cũng mắng tôi. Mang tiếng là nhà của tôi nhưng bà coi như nhà của bà. Bà bắt tôi thay chậu thay xô, treo khăn ở chỗ này, đặt thứ này ở chỗ này thứ kia ở chỗ kia... khiến tôi ức chế vô cùng.
Đồ dùng trong gia đình tôi mua bà cứ dè bỉu chê bai. Bà chê tôi nhà quê không có mắt thẩm mỹ mua cái lò vi sóng khó dùng hay cái máy giặt "lắm nút"... Tôi cố nhịn vì không muốn mất hòa khí gia đình. Vả lại tôi không muốn mẹ đẻ tôi phải suy nghĩ lo lắng nhiều về tôi.
Mẹ tôi có con đầu cháu sớm nên còn bỡ ngỡ trong việc chăm sóc cháu. Cũng bởi thôi vì cách nuôi dạy của thế hệ mình bây giờ làm sao giống được với thế hệ của ông bà mình trước kia. Chính vì thế tôi phải hướng dẫn mẹ từng li từng tí cho mẹ quen. Được cái mẹ rất chịu khó học hỏi và lại thương con thương cháu nên việc gì mẹ cũng xăng xái làm, tuy còn lóng ngóng. Từ khi có mẹ lên tôi rất vui.
Chỉ có điều mẹ chồng thì lại không như mẹ đẻ. Bà luôn dò xét và khó chịu với mẹ con tôi. Có lần thấy mẹ tôi đang loay hoay thay bỉm cho cháu, bà nhảy phắt lên giường giật lấy và đòi tự thay. Mẹ tôi thì không để ý, quay ra làm việc khác nhưng tôi đứng ở bếp nhìn lên chứng kiến tận mắt bà vứt phịch cái bỉm cũ ra góc nhà và lẩm bẩm "đồ vô học". Ngay lúc tôi tôi giận sôi máu lên nhưng không dám phản ứng. Nhìn sang bên mẹ thấy mẹ mình vẫn tất bật gấp quần gấp áo, lau lau chùi chùi nhà cửa mà tôi thấy thương.
Tôi mang chuyện này về nói lại với chồng thì chồng cãi bay cãi biến, và bênh mẹ chằm chặp, anh nói chắc tai tôi nghễnh ngãng. Vả lại nếu bà nội có nói đi nữa thì bà ngoại cũng không nghe thấy tức là không sao. Làm con dâu tốt nhất đừng nhiều chuyện và đừng gây sự với mẹ chồng làm gì. Mẹ tuy ác mồm nhưng thương con thương cháu. Thấy chồng bênh mẹ chằm chặp như vậy tôi im, chả nói gì thêm nữa. Lòng tôi buồn và thương mẹ mình vô hạn. Tôi biết phải làm sao?
Theo Gia đình việt nam
Âm mưu nham hiểm của mẹ đẻ trong ngày dạm ngõ Nhà trai vừa đến trước cửa thì xảy ra chuyện kinh thiên động địa ấy. Mẹ Ngọc chặn cửa, chễm chệ cao giọng. Sống trong nhung lụa từ nhỏ nhưng năm nay đã 25 tuổi rồi mà Ngọc vẫn chưa từng được quyết định bất cứ một điều gì liên quan đến cuộc đời mình. Từ chuyện ăn, chuyện mặc, chuyện học hành,...