Mẹ đạp xe để bé gái 6 tuổi chạy bộ theo sau tới trường, nhiều người chỉ trích nhưng sự thật đằng sau mới bất ngờ
Hình ảnh cô bé chạy theo mẹ đang đi xe đạp phía trước mà không để mẹ chở khiến nhiều người thắc mắc.
Gắn liền với hình ảnh thơ ấu của những học sinh trường làng là những buổi đi học được bố mẹ chở thong dong trên chiếc xe đạp để đến trường, không như những học sinh ở thành phố có điều kiện đi lại tốt hơn. Nhưng một cô bé lại chọn cách đến lớp chẳng giống ai và khiến nhiều người chú ý hơn cả.
Mới đây, cộng đồng mạng tò mò với hình ảnh một cô bé chạy theo một chiếc xe đạp và điểm đến của em là trường học. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao cô bé lại không đi bộ bình thường mà phải chạy theo chiếc xe đạp? Hóa ra người đang điều khiển chiếc xe là mẹ của cô bé, điều này khiến nhiều người thắc mắc hơn dù có xe đạp của mẹ, nữ sinh nhỏ tuổi vẫn một mình chạy trên con đường đến trường. Lý do đằng sau khiến nhiều người thầm cảm phục cô gái bé nhỏ này.
Có thể thấy chiếc xe đạp chỉ có 1 yên sau và không thể chở được nhiều người. Cô bé lại có thêm 2 em trai, do đó chiếc yên chỉ vừa đủ để mẹ em cho hai đứa trẻ nhỏ hơn ngồi vào. Không còn cách nào để có thêm người trên chiếc xe, cô bé đành phải chạy bộ theo mẹ để đến trường và về nhà hằng ngày.
Được biết, bé gái chỉ mới lên 6 tuổi và đang theo học một trường mẫu giáo cách nhà 6 km. Hai em trai của em cũng được học tại ngôi trường này. Vì vậy, cô bé cũng phải chạy bộ liên tục quãng đường như thế để tới lớp học, mỗi ngày em phải chạy tới 12km dù còn rất nhỏ tuổi.
Tuy mới 6 tuổi, em tỏ ra là một người chị lớn hiểu chuyện. Em nói rằng em đã lớn và hai em trai còn nhỏ, vì thế em không thể ngồi lên chiếc xe đạp để giành chỗ của hai em được. Trên quãng đường đi, mẹ cô bé sẽ chạy thật chậm hoặc có những chặng nghỉ giữa đường để em có thể đuổi kịp. Thế mới thấy, cô bé này vừa là một học sinh chăm ngoan lại vô cùng yêu thương em của mình phải không nào?
Vũ Trịnh
Nhật ký cách ly xã hội của một 'chân chạy'
Liên Phạm, 29 tuổi là một 'chân chạy', đúng cả nghĩa đen và bóng. Là travel blogger, MC các giải chạy và là vận động viên trong rất nhiều các giải chạy bộ nhưng cách ly xã hội, cô đã có những ngày chưa từng có trong đời.
Liên Phạm, khi tham gia một giải chạy bộ trước đây - Ảnh tác giả cung cấp
Là 'chân chạy', Liên Phạm không mấy khi ngồi yên ở nhà, cô thường xuyên có những kế hoạch, chuyến đi, hoặc đơn giản là chạy trên các cung đường của TP.HCM trong một sáng sớm tinh mơ để tới cơ quan. Nhưng cách ly xã hội là dấu mốc đặc biệt, để 'chân chạy' ở trong nhà gần như 24/24, trừ khi phải ra ngoài thật cần thiết như đi mua thực phẩm.
Video đang HOT
Cô nói: "đây là những ngày lạ nhất trong đời, là bước ngoặt, nhiều năm về sau tôi có thể đọc lại, nhớ lại, mà học cách sống một đời sống nhiều ý nghĩa hơn. Nói như ai đó thì đây là giai đoạn mọi người học được những bài học dành cho riêng mình, một phương trình mà chỉ mỗi người có thể tự mình giải được".
Ngày... tháng... năm
Như bao người khác, đối với sự kiện cách ly xã hội, tôi từng cho rằng nó rồi sẽ qua nhanh thôi, và mọi thứ sẽ nhanh chóng được thiết lập lại như cũ. Nhưng không, nó kéo dài hơn sự tưởng tượng của bất kỳ ai. Và những ngày các kế hoạch mới liên tiếp ra đời, nhường chỗ cho kế hoạch cũ.
Tôi duy trì thói quen đọc sách và viết lách
Làm việc trong ngành du lịch, công việc của tôi ảnh hưởng sớm nhất. Văn phòng ở khu phong tỏa, tôi là một trong những người Work From Home (WFH) đầu tiên. Khi mọi người bắt đầu hoang mang vì quyết định "cách ly xã hội" 15 ngày, tôi đã vào chế độ tự cách ly sang tuần thứ 3. Khi người người, nhà nhà đang yên vị sáng đi làm - tối về nhà; tôi đã đấu tranh với những tình huống "nếu - thì" liên tục.
Làm thế nào để đối mặt với việc bị cắt giảm thu nhập hoàn toàn - nếu có?
Làm thế nào để đối mặt với việc tự nhốt mình, không giao tiếp?
Những kế hoạch tài chính bị bỏ dở?
Ngày... tháng... năm
What doesn't kill you make you stronger!
Đó là hôm tôi vô tình đọc được mẩu chuyện kể về cuộc sống thời bao cấp. Hồi ấy khó khăn, ngày 2 bữa "rau cháo" chẳng đủ no, nhưng rồi các bà các mẹ đã vượt qua một cách kỳ diệu. Thế nên tôi tin dù cực khổ thế nào, ta vẫn có cách sống được. Ấy là tôi đang tính đến phương án tệ nhất để chuẩn bị tinh thần, còn thực tại thì ta vẫn hạnh phúc chán.
Tôi tập thể thao ở nhà
"Càng có nhiều thì càng cảm thấy mất mát nhiều". Để sống tốt hơn vào những ngày cách ly xã hội tôi chọn cách buông bỏ bớt mong muốn: tối giản nhu cầu, tối giản sự hưởng thụ, tối giản mọi kế hoạch. Chỉ cần sáng hôm sau còn có thể thức dậy và thấy ánh mặt trời, chỉ cần tới bữa có cơm ăn đã quá tuyệt.
Trước tôi không phải là một người luôn suy nghĩ tích cực, nhưng giờ tôi chỉ tập trung vào những điều tích cực! Đừng hại chết chết mình bằng suy nghĩ xấu; bởi trước khi bị đại dịch hủy diệt, loài người đã có thể tự hủy diệt chính mình.
Tôi cũng nhận ra có những thứ mình không cần phải sở hữu mới cảm thấy hạnh phúc, nó cứ hãy tồn tại như nó vốn là. Hạnh phúc không bắt buộc phải có một chiếc xe sang hay đôi giày đời mới nhất. Đi xe đạp tôi thấy vẫn ổn; đi một đôi giày chạy bộ bình thường, tôi thấy cũng không có vấn đề gì. Linh hoạt thích nghi với hoàn cảnh thì mới có hạnh phúc.
Tôi cần thêm một lần học cách sử dụng đồng tiền cho chính đáng, học cách đưa ra các lựa chọn A, B, C cho cuộc sống.
Thay vì ra ngoài chạy bộ, tôi tập thể dục ở nhà. Để đổi món, tôi leo cầu thang bộ.
Ngày... tháng... năm
Tôi nhận ra, mọi thứ trên đời này đều là tạm bợ, và thứ quý giá nhất không phải là nhà cửa, tài sản. Thứ quý giá nhất chính là cơ thể ta, nó là ngôi nhà vững chãi nhất của chính mình. Trong bài thơ "thank you", Rupi Kaur đã viết:
look down at your body
whisper
there is no home like you
Vậy đó. Cơ thể chính là ngôi nhà. Nếu nó yếu ớt, ta làm gì cũng cảm thấy không yên thân. Nếu nó ngưng hoạt động, tất cả chấm dứt. Vậy thì hãy chăm sóc nó cho tốt. Nhà cao cửa rộng không phải của mình thì có sao? Miễn mình vẫn còn đây, vẫn khỏe mạnh!
Ngày... tháng... năm
Thay vì ra ngoài chạy bộ, tôi tập thể dục ở nhà. Để đổi món, tôi leo cầu thang bộ. Hôm nào lười, tôi đi lại trong nhà cho đủ số bước. Ngoài làm việc, tôi tự tìm niềm vui mỗi ngày. Ban đầu tôi chơi Tik Tok để giải trí, sau thì nhận ra có thể tranh thủ xây dựng một kênh về du lịch và lifestyle. Tôi cũng duy trì đọc sách và viết lách. Việc để cho những suy nghĩ thoát ra đầu ngọn bút giúp nội tâm của mình nhẹ nhàng hơn nhiều.
Mỗi sáng, tôi mở YouTube xem về chạy bộ địa hình, vặn to loa cho thanh âm vang khắp để có cảm giác như đang ngoài thiên nhiên. Chán chê, tôi lại mở xem mấy kênh về các kỹ năng mình còn thiếu. Những ngày này, nếu gần như không có thu nhập thì ít nhất nên thu nạp cái gì đó, "hãy cứ cựa quậy" tới lúc cuối cùng.
Tôi ăn sáng, xịt chút nước hoa, tô son, rồi ngồi vào bàn làm việc...
Ngày... tháng... năm
Tôi từng ao ước cuộc sống làm việc mà không cần đến văn phòng ngày 8 tiếng. Nhưng 4 tuần làm ở nhà trong thời gian cách ly xã hội cho thấy nó không mang lại hạnh phúc như tôi nghĩ. Chúng ta thường đặt cảm giác hạnh phúc ở thứ mình không sở hữu, nhưng khi có nó mới biết, hóa ra không như mình tưởng.
Và đời sống làm việc ở nhà của tôi đây: vài ngày đầu, tôi sung sướng vì cảm giác được làm việc tự do. Vài ngày sau, tôi đắm mình trong bộ pyjama, chỉ muốn trốn trên giường. Không làm việc ở văn phòng, công việc thì vẫn tiếp tục.
Động lực ở đâu nhỉ?
Tôi có người chị là nhà thiết kế thời trang, thỉnh thoảng chị cũng đứng trên sàn diễn. Chị lúc nào cũng áo quần xúng xính, thần thái. Nhưng đợt này chị chia sẻ với tôi: ở nhà cũng bận, toàn mặc pyjama, không có ai ngắm là không có động lực để make up.
Ôi, tôi không thể hại chết mình như vậy được.
Một bữa sáng lành mạnh trong thời gian cách ly xã hội
Tôi tìm ra cách để tiếp tục sống vui trong những ngày cách ly xã hội: mỗi ngày dậy sớm, tập thể dục một tí, mở YouTube hoặc nghe sách nói (audio book). Sau đó tắm rửa, ăn sáng, mặc trang phục tươm tất như chuẩn bị đi làm, xịt chút nước hoa, tô son, rồi ngồi vào bàn làm việc. Không ai ngắm thì tôi vẫn cứ phải đẹp để ngắm mình trước đã. Không gian giả định này cho tôi cảm giác một ngày mới hào hứng vẫn tiếp diễn. Cảm nhận sức sống của bản thân - là tự ban tặng cho mình điều kỳ diệu đầu tiên trong ngày. Và thật may, nhờ vậy tôi đã không - bỏ - rơi - chính - mình...
Liên Phạm
Du học sinh làm Vlog kể chuyện 14 ngày trong khu cách ly Tận dụng khoảng thời gian ở khu cách ly, nhóm du học sinh đã cùng nhau làm video ghi lại hành trình 14 ngày đầy thử thách nhưng cũng không kém phần thú vị. Minh Quang (thứ 2, từ phải qua) và các bạn của mình trong khu cách ly - Ảnh: NVCC 14 ngày trải nghiệm "học kỳ quân sự" Hành trình...