Mê cung xanh ở thị trấn cổ Marốc
Là một thị trấn nhỏ ở miền bắc Marốc, Chefchaouen nổi bật với những bức tường xanh hun hút khiến du khách như lạc bước vào mê cung.
Nếu hòn đảo thiên đường của Hy Lạp – Santorini thu hút du khách bởi những bức tường xanh trắng, thì Chefchaouen – thị trấn cổ hơn 500 năm tuổi của Marốc lại nổi tiếng thế giới bởi những ngôi nhà sơn chỉ một màu xanh duy nhất.
Năm 1930, những người tị nạn Do Thái đến đây sinh sống đã quyết định sơn màu xanh nước biển lên các bức tường trong thị trấn. Họ cho rằng màu xanh là biểu tượng của bầu trời và thiên đường.
Để không gây nhàm chán, người ta đã sơn mỗi bức tường đậm nhạt khác nhau, tạo nên không gian rất hài hòa và bắt mắt.
Ngày nay, nhiều người còn cho rằng màu xanh của các bức tường ở Chefchaouen có tác dụng xua đuổi muỗi, do có màu giống nước biển và loài côn trùng này không thích sống ở những nơi quá sáng.
Video đang HOT
Ngoài màu xanh dương nổi bật, du khách đến Chefchaouen cũng rất ấn tượng với kiến trúc Tây Ban Nha và Marốc hòa quyện trong mỗi công trình.
Cùng với không khí trong lành của vùng núi Rif, Chefchaouen ngày càng hấp dẫn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Từ thủ đô Rabat hay các thành phố lớn khác như Casablanca, Meknes, Tangier và Ceuta thường xuyên có xe buýt đến Chefchaouen.
Trạm xe buýt chính cách khu phố cổ Medina của Chefchaouen khoảng 15 phút đi bộ. Bạn cũng có thể đi taxi tới đây với giá không quá 10 Dh (khoảng 60.000 đồng).
Dạo quanh thị trấn, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những ô cửa nghệ thuật tạo điểm nhấn cho những bức tường.
Dù khoác chung màu áo nhưng mỗi ngôi nhà vẫn có dấu ấn riêng chỉ nhờ vài họa tiết đơn giản trang trí trên cánh cửa.
Thị trấn Chefchauen cũng là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nghệ sĩ. Mỗi góc đường, con phố đều được tái hiện sinh động trong các bức tranh.
Theo VNE
Hơn 1000 người chết do Ebola, Châu Á chưa ghi nhận ca bệnh
Đến ngày 12/8, số tử vong do vi rút Ebola tại 4 nước Tây Phi là 1.031 ca tử vong trong tổng số hơn 1.800 ca mắc. Tại cả Châu Á chưa ghi nhận ca bệnh. Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhận định dịch ít có khả năng lây lan vào Việt Nam.
Sáng 12/8, tại cuộc họp báo thông tin về dịch bệnh Ebola, ông Kato Masaya, Điều phối kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng nguy cơ dịch Ebola xâm nhập vào Việt Nam là rất thấp. Vì vậy, công tác truyền thông cần chú trọng chính xác để phòng chống dịch tốt, không gây hoang mang trong cộng đồng.
Lý giải về nhận định này, ông Kato cho biết, đường lây truyền của vi rút Ebola là qua đường máu, dịch cơ thể nên chỉ có thể lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm vi rút có triệu chứng, người mắc bệnh tử vong, động vật nhiễm vi rút. Thứ hai là lây gián tiếp qua tiếp xúc với dịch xét nghiệm, nước mắt, nước tiểu, máu vướng ra môi trường, bàn, giường chiếu, quần áo, sữa mẹ. Vì thế, những người mẹ mắc bệnh Ebola cũng được khuyến cáo không nên cho con bú.
Thứ nữa là đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm Ebola, nguy cơ lây nhiễm lan tràn thấp vì chưa có nguồn xác định. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chuẩn bị rất tốt công tác ngăn chặn dịch bệnh nên nguy cơ thấp.
Ông Kato cũng khẳng định, việc lây nhiễm chỉ xảy ra khi người nhiễm vi rút có biểu hiện bệnh. Đến nay, căn bệnh này vẫn chưa có vắc xin hay phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị hỗ trợ, triệu chứng. Cả thế giới đang nỗ lực phát triển vắc xin, tuy nhiên rất khó có thể trả lời chính xác khi nào có vắc xin này trên thị trường.
Dù dịch bệnh tại 4 nước Tây Phi rất căng thẳng, đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu nhưng WHO cũng không đưa ra khuyến cáo cấm du lịch đến các vùng dịch mà chỉ khuyến cáo người dân hạn chế đi đến các nước này. Bởi đến nay dịch bệnh vẫn chủ yếu diễn ra trong biên giới 4 nước này, có một vài ca từ châu Âu lây nhiễm là do làm việc, sinh sống trong vùng dịch. Còn khu vực châu Á đến nay chưa ghi nhận ca mắc bệnh nào.
Về người dân Việt Nam sống tại vùng dịch, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công điện gửi đến cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước Nigeria, Maroc, Guinea, Siriea Leone thông báo tình hình dịch. Đồng thời yêu cầu hướng dẫn công dân sinh sống tại các nước này phòng chống dịch; báo cáo số lượng người Việt Nam đang sinh sống tại đây và đã xác định 15 người Việt sinh sống tại Nigeria, trong đó 10 người sống trong vùng dịch, 5 người không bị ảnh hưởng bởi dịch. Điều may mắn đến nay cả 15 người đều không có dấu hiệu nhiễm bệnh. Bộ Ngoại giao cũng đã có liên lạc để hướng dẫn cách phòng nguy cơ lây nhiễm vi rút Ebola theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tại 3 quốc gia còn lại là Guinea, Liberia và Sierra Leone đến nay chưa có thống kê số người Việt Nam sinh sống tại đây.
Trước thông tin này, nhiều công dân Việt Nam đang sinh sống tại 4 nước Tây Phi đã liên lạc với Dân trí. Theo một bạn đọc, Tại Guinea có khoảng 25 người Việt, tại Liberia có khoảng 37 người Việt Nam đang làm việc, sinh sống.
TS Trần Đắc Phu cho biết, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho các bộ ngành, Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Ngoại giao có những hướng dẫn cho người Việt trong vùng dịch phòng bệnh theo những hướng dẫn của Bộ Y tế.
Còn tại Việt Nam, công tác phòng chống nguy cơ xâm nhập dịch bệnh Ebola đã được triển khai từ rất sớm. Bên cạnh việc giám sát tại cửa khẩu nhập cảnh, các tình huống dịch cũng được đưa ra, phác đồ điều trị bệnh Ebola cũng được ban hành, sẵn sàng đáp ứng điều trị ngay khi có bệnh nhân đầu tiên.
Theo ông Phu, với những người nhập cảnh vào Việt Nam khi chưa có biểu hiện bệnh sẽ được theo dõi tại nhà. Khi có trường hợp nghi ngờ trước mắt sẽ được chuyển về cách ly tại những cơ sở có điều kiện tốt nhất.
Trước mắt tại Hà Nội, bệnh nhân sẽ đưa vào thẳng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương- nơi có điều kiện cách ly tốt nhất; miền Trung là vào Bệnh viện TW Huế, Đà Nẵng; miền Nam là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và Bệnh viện Đa khoa TƯ Cần Thơ. Các tỉnh có bệnh nhân đưa về thẳng bệnh viện đa khoa tỉnh. Tất cả nhân viên y tế phải sẵn sàng ứng phó, luôn trong trạng thái thường trực tiếp nhận bệnh nhân. Tuy nhiên, yếu tố dịch tễ luôn được đặt lên hàng đầu với những ca nghi ngờ cần lấy mẫu xét nghiệm. Theo đó, chỉ những người đi từ vùng dịch, tiếp xúc với người từ vùng dịch có dấu hiệu mới cần lấy mẫu kiểm tra.
"Vì thế, người dân phải hiểu phải hiểu, nắm được thông tin để tránh hoang mang, lo lắng. Có không ít người gọi tôi hỏi về tình hình dịch bệnh và thuốc để phòng chống. Vi rút Ebola rất nguy hiểm nhưng không lây qua đường hô hấp mà lây trực tiếp qua tiếp xúc, tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể, máu của người hoặc động vật nhiễm bệnh. Vì thế, nếu thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh phòng bệnh sẽ hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm chết người này. Để phòng bệnh, cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa...", TS Phu nói.
Hồng Hải
Theo Dantri
Chùm tour thượng đỉnh VYC Travel du lịch tết Giáp Ngọ 2014 Trong chương trình du lịch nhân dịp Tết năm nay, Công ty cổ phần du lịch Thanh Niên Xung Phong - VYC Travel giới thiệu đến du khách chùm tour đặc biệt - Tour Thượng Đỉnh với những tuyến điểm độc đáo và những chương trình tour chất lượng, đẳng cấp. Đi từ Á sang Phi, Âu sang Mỹ, các điểm đến đều...