Mẹ có 4 đặc điểm này, sinh thường ầm ầm, 1 ngày là ra viện
Nếu có 1 trong 4 đặc điểm dưới đây, bạn có khả năng sinh thường cao hơn các mẹ khác.
Mẹ đã từng sinh nở
Phụ nữ sinh con sẽ phải trải qua 3 quá trình: mở cổ tử cung, sinh con, xuất nhau thai. Trong đó, thời gian để cổ tử cung kéo dài nhất. Hầu hết các mẹ sinh con lần 2 thường có thời gian chuyển dạ ngắn hơn so với lần đầu. Giai đoạn này có thể kéo dài đến 10 tiếng với các mẹ sinh lần đầu và khoảng 6 tiếng đối với các mẹ sinh lần sau.
Điều này là do ống sinh đã được mở rộng sau khi đứa trẻ được sinh ra vì vậy cổ tử cung của người mẹ sẽ mở nhanh hơn trong lần sinh thứ 2. Tuy nhiên, thời gian chuyển dạ của người mẹ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Có một số bà mẹ sinh con lần 2 chậm hơn lần đầu.
Bạn không bị thiếu máu trong thai kỳ
Sau khi mang thai, nhu cầu sắt của thai nhi tăng lên và nhiều bà mẹ mang thai sẽ bị thiếu máu trong thai kỳ. Thiếu máu làm ảnh hưởng đến khả năng co bóp tử cung dẫn đến kéo dài thời gian chuyển dạ. Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ được chẩn đoán thiếu máu, mẹ nên điều trị càng sớm càng tốt thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung sắt. Phụ nữ mang thai không có triệu chứng thiếu máu sẽ có quá trình chuyển dạ suôn sẻ hơn.
Video đang HOT
Phụ nữ có xương chậu lớn
Khi phụ nữ đạt đến tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, một số bệnh viện sẽ kiểm tra khung xương chậu và từ đó đánh giá về khả năng sinh thường.
Bạn có tinh thần thoải mái, thư giãn
Khi bạn sinh con, tinh thần của bạn càng thoải mái, thư giãn thì thời gian chuyển dạ càng rút ngắn. Quá căng thẳng, sợ hãi có thể ảnh hưởng đến tốc độ mở cổ tử cung của bạn. Một số bà mẹ khi chuyển dạ cảm thấy quá đau đớn nên thường la hét. Tuy nhiên, việc la hét này thường khiến các mẹ mệt mỏi, mất sức, ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Do đó, khi gần đến ngày dự kiến sinh, người mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tìm hiểu thêm về quá trình sinh nở để không quá lo lắng, hoảng loạn.
Quỳnh Trang
Theo emdep.vn
Ngoài nguy cơ biến chứng của vết mổ, đây cũng là vấn đề NGUY HIỂM có thể gặp ở bà mẹ sinh mổ mà không phải ai cũng để ý
Ths.BS Tạ Việt Cường, Bệnh viện phụ sản Hà Nội cho hay, sinh thường sẽ tốt nhất cho mẹ và em bé.
Nguy có tai biến cho các lần sinh sau
Việc nhiều gia đình quan niệm sinh chủ động (sinh mổ) để lựa chọn ngày đẹp, giờ đẹp... giúp nuôi dễ, con tài giỏi không còn quá hiếm trong những năm gần đây. Mới đây, xuất hiện thông tin một sản phụ mang thai 35 tuần sợ con sinh vào tháng cô hồn đã quyết định sinh chủ động trước 5 tuần (chấp nhận sinh non). Sau sinh, em bé đã bị suy hô hấp và phải đưa vào phòng hồi sức tích cực.
Theo Ths.BS Tạ Việt Cường, Bệnh viện phụ sản Hà Nội, sinh thường sẽ tốt nhất cho mẹ và em bé. Chỉ nên sinh mổ khi không đủ điều kiện sinh thường và có chỉ định của bác sĩ. Mọi người thường hiểu lầm sinh mổ để không đau. Tuy nhiên, người sinh mổ sẽ đau đớn lâu hơn và dài hơn so với sinh thường. Phụ nữ lựa chọn sinh mổ có thể có những biến chứng sớm ở vết mổ (chảy máu, nhiễm trùng), sau sinh mổ mà không tập luyện có nguy cơ bế sản dịch.
Khi sinh mổ, sản phụ sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ biến chứng sớm của vết mổ, thai bám vào sẹo tử cung có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và con.
Đặc biệt nguy hiểm nhất của sinh mổ là ở lần mang thai sau, thai có thể bám vào sẹo của lần mổ trước. Nguyên nhân do phôi thai không bám vào vùng đáy của tử cung (nơi có điều kiện tốt nhất để phát triển) nhưng lại nằm lạc chỗ ở vị trí eo tử cung nơi có vết sẹo của lần sinh mổ trước có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé .
Nguy cơ sốc trụy tim xảy ra với mẹ
Bác sĩ Cường cho hay tỷ lệ thai bám vào vết sẹo cũ không phải là quá nhiều chỉ dưới 1% gặp phải ở những ca sinh mổ. Tuy nhiên, thai bám vào vết sẹo tử cung đang có xu hướng gia tăng do các ca sinh mổ.
" Các mạch máu ở tử cung thường giãn to khi mang thai, vì vậy nếu thai bám vào vết sẹo cũ mà không phát hiện khi thai còn nhỏ sẽ có nguy cơ gây chảy máu dữ dội khi sinh dẫn đến sốc, trụy tim mạch. Thai bám vào vết sẹo cũ thường kém phát triển và có thể chết lưu", bác sĩ Cường nói.
Hiện nay, việc điều trị thai bám vào sẹo tử cung tương đối phức tạp, không có công thức chung cho tất cả các bệnh nhân. Điều trị sẽ phụ thuộc vào việc kích thước thai, nguyện vọng của bệnh nhân... Cách điều trị tối ưu cho những trường hợp thai bám vào vết sẹo của tử cung là chấm dứt thai kỳ càng sớm để tránh biến chứng cho sản phụ. Sản phụ khi có thai bám vào vết sẹo cũ cần phải làm theo đúng chỉ định của bác sĩ để bảo đảm tính mạng và khả năng sinh sản.
Sản phụ sẽ phải sinh mổ trong trường hợp: ngôi thai ngược, sản phụ bị rau tiền đạo, thai quá to, đầu thai quá to...
Theo bác sĩ Cường, khi trẻ được sinh đường, dưới lồng ngực sẽ chịu sức ép nhất định nên các dịch trong phổi của trẻ có thể thoát được ra nhiều hơn so với sinh mổ. Các dịch nhầy trong đường thở ra ngoài sẽ giúp cho trẻ nhỏ hoạt bát hơn.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Bị 5 vòng dây rốn quấn cổ và 1 nút thắt, bà mẹ vẫn sinh thường một cách kỳ diệu Điều tưởng chừng như khó tin này đã chứng minh rằng hiện tượng dây rốn quấn cổ bé hay bị thắt nút không phải là điều mà các mẹ bầu cần quá lo lắng. Vừa qua, một bài đăng trên mạng xã hội Facebook về ca sinh đầy kì diệu này đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ cư dân...