Mẹ chồng tuyên bố thẳng mặt “nội phải hơn ngoại”, con dâu liền hỏi lại một câu khiến bà nghẹn lời
Cô nói xong, đầu dây bên kia mẹ chồng hồi lâu chả thấy đáp lời. Sau đó Ngọc nghe tiếng “tút tút” – mẹ chồng đã đột ngột ngắt máy.
“Tết năm nay bố mẹ đừng mua đào quất nữa nhé, lúc nào về vợ chồng con sẽ mua biếu bố mẹ với ông bà ngoại thằng cu mỗi nhà 1 cây thật đẹp… Ông bà ngoại thằng cu cũng như bố mẹ vậy, bọn con biếu bố mẹ cái gì thì cũng biếu ông bà bên kia cái ấy… Ôi, mẹ đừng nói thế…”, chồng Ngọc đang nói chuyện điện thoại với mẹ chồng. Mặc dù chỉ là đoạn hội thoại không hoàn chỉnh, nhưng Ngọc thừa biết bên kia mẹ chồng đang nói gì.
Lại là vấn đề muôn thuở “nội phải hơn ngoại” chứ chẳng có gì khác! Bởi bà đã lặp đi lặp lại điều này không ít lần rồi. Năm ngoái, khi bọn cô mang quà Tết về biếu ông bà, bà đã hỏi ngay chồng cô biếu bố mẹ vợ cái gì. Sau khi nghe được câu trả lời “quà giống nhau”, bà sầm mặt tỏ rõ vẻ không vui.
Ảnh minh họa
Và cả năm vừa rồi, hễ gọi điện lên bà lại bóng gió nhắc nhở vợ chồng cô chuyện đó. Cũng may, chồng cô là người biết nghĩ. Nếu mua cho ông bà nội cái tivi thì sẽ đổi cho ông bà ngoại cái tủ lạnh, tùy theo nhu cầu của mỗi bên. Tết đến, quà cáp cho đôi bên cũng phải ngang nhau. Vợ chồng cô tự lập trên thành phố, không sống cùng bên nào nên Ngọc cho rằng, công bằng như vậy là hợp lí. Nếu bọn cô ở cùng bố mẹ chồng thì lại là chuyện khác. Hơn nữa, Ngọc cũng làm ra tiền, tiền trong nhà là công sức của cả 2 người, lẽ nào lại chỉ dành để báo hiếu bố mẹ chồng, còn bố mẹ cô bị bỏ qua một bên?
Ngọc mặc dù không vui với tư tưởng của mẹ chồng, nhưng chỉ đành nhẫn nhịn. Phần nữa là bà thường nói với chồng cô, trước mặt cô bà chỉ bóng gió ám chỉ, cô cứ cười cho qua là được. Và vợ chồng cô luôn kiên quyết giữ vững lập trường “nội ngoại như nhau”.
Nhưng Tết năm nay có vẻ mẹ chồng cô cương quyết hơn, sau khi nói chuyện với chồng cô liền gọi trực tiếp cho cả Ngọc mắng cô xơi xơi: “Cô đừng có xúi bậy chồng cô, cái gì mà nội ngoại như nhau! Nội bao giờ cũng phải hơn ngoại, cô hiểu chưa? Cô là đi làm dâu, con trai tôi lấy cô về nhà này, cô đã thành người nhà này, nên có gì đều phải vun vén về đây. Nhà ngoại chỉ thoang thoảng thôi!”.
Hẳn mẹ chồng Ngọc đang giận lắm, bởi nói con trai không được, nên mới phang vào mặt con dâu mớ lời lẽ kiểu này. Một khi bà đã nói rõ ràng, cô cũng nên thẳng thắn bày tỏ quan điểm cho bà hiểu, đồng thời chỉ rõ tình hình thực tế để bà nhìn lại mới được!
Video đang HOT
“Mẹ ơi, mẹ lúc nào cũng nói nội hơn ngoại, vậy sao chúng con có việc gì thì đều gọi bên ngoại vậy ạ?”, Ngọc nhẹ nhàng hỏi lại mẹ chồng, rồi dừng lại để bà nhớ lại một vài chuyện cũ. Vợ chồng Ngọc vừa mua một mảnh đất, dự định khi nào dành dụm có thêm tiền sẽ cất nhà lấy chỗ an cư. Và tiền còn thiếu để mua đất là ông bà ngoại cho vay. Bố mẹ chồng Ngọc một câu “không có” là xong.
Ảnh minh họa
Đầu năm nay Ngọc sinh con, mẹ chồng viện cớ ốm không lên với cháu được ngày nào, hoàn toàn là mẹ đẻ Ngọc trông con chăm cháu mấy tháng ròng để chồng Ngọc yên tâm làm việc, khỏi phân tâm lo lắng cho vợ. Chưa nói, dăm bữa nửa tháng mẹ đẻ cô lại gửi quà quê lên cho con cháu, có gì ngon bà cũng dành cho vợ chồng cô một phần. Còn bố mẹ chồng tuyệt nhiên không. Lúc nói ra những lời trách móc, dạy bảo cô, bà không chút ngượng miệng? Con cháu thì bà chả được câu hỏi han, yêu thương không thấy chỉ thấy đòi quyền lợi!
Dĩ nhiên, Ngọc chả đòi hỏi gì ở bố mẹ chồng, ông bà là người sinh ra và nuôi nấng chồng cô khôn lớn, bọn cô tất nhiên sẽ phụng dưỡng ông bà chu đáo. Nhưng cô cũng đâu phải từ trên trời rơi xuống, bố mẹ cô vất vả sinh ra và nuôi lớn cô đâu kém gì bố mẹ chồng nuôi chồng cô.
“Con lấy nhà con, con gọi mẹ là mẹ. Nhưng bà ngoại mới là người đẻ ra con. Đối với con, nội ngoại như nhau, đó là điều sẽ không bao giờ thay đổi mẹ ạ”, Ngọc nhấn mạnh từng chữ. Cô nói xong, đầu dây bên kia mẹ chồng hồi lâu chả thấy đáp lời. Sau đó Ngọc nghe tiếng “tút tút” – mẹ chồng đã đột ngột ngắt máy. Ngọc thở dài, biết bà sẽ giận nhưng chẳng thể làm khác, bởi cô không thể y lời bà. Còn phương án trước mặt nghe lời mẹ chồng, sau lưng lén lút biếu bố mẹ đẻ mình thêm thì Ngọc không muốn làm. Bố mẹ nuôi cô công lao trời bể, chả lẽ đến báo hiếu cũng phải giấu diếm nữa ư?
Theo afamily.vn
Sinh con xong mẹ chồng nằng nặc đòi đưa cháu về quê để chăm, tưởng bà có ý tốt ai ngờ mục đích là thế này
Ngay từ đầu tôi đã cảm thấy khó hiểu bởi khi mang thai, mẹ chồng chẳng bao giờ hỏi han câu gì, thế mà lúc sinh cháu bà lại tha thiết bảo các con đưa cháu về cho bà chăm.
Tôi và Thành lấy nhau được 3 năm. Nhà hai đứa đều ở quê và lên thành phố lập nghiệp. Từ thời còn yêu nhau, cả hai đã cố gắng tích góp cho tương lai, đến khi cưới xong, tôi và ông xã cũng có được một căn chung cư trả góp. Trong đó, bố mẹ tôi giúp đỡ các con một chút ít, còn về phía gia đình anh, thậm chí còn chẳng có lấy một lời hỏi han. Thế mà khi lên chơi, mẹ chồng tôi câu trước xuýt xoa khen nhà đẹp, câu sau lại khen con trai mình giỏi, tự mua được nhà.
Nói qua về mẹ chồng tôi, bà không phải nghèo khó gì nhưng lại rất chặt chẽ. Ngày tôi cưới, bố mẹ đẻ cho tôi 5 chỉ vàng làm của hồi môn nhưng bà tuyệt nhiên cũng không cho các con lấy một chút làm quà. Ai hỏi thì bà trả lời: "Làm gì có". Đồ đạc, giường, tủ trong phòng cưới bà cũng bảo chồng tôi tự mua sắm. Tiền cỗ bàn cũng do chúng tôi ứng ra trước nhưng đến khi kiểm tra phong bì thì bà chỉ đưa lại cho chúng tôi tiền mừng của bạn bè.
Hóa ra, việc đón mẹ con tôi về quê là có mục đích cả. (Ảnh minh họa)
Mỗi khi về quê, tôi thường xuyên mua quà cho mọi người nhưng khi đi, hai vợ chồng chẳng bao giờ đem được chút quà quê nào. Thực ra tôi cũng chẳng trách bà, tính cách mỗi người mỗi khác, miễn sao mình cứ làm tròn bổn phận của mình là được.
Cưới nhau được 2 năm, kinh tế tạm ổn chúng tôi mới quyết định sinh con. Ngày tôi có bầu, ai cũng vui mừng, quan tâm. Ông bà ngoại liên tục gọi điện hỏi thăm, hàng tuần đều đặn gửi trứng gà, thịt, cá, rau sạch ở quê lên cho tôi ăn để đảm bảo sức khỏe. Ông xã cũng rất thương vợ, ngày ngày không ngại ngược đường chở tôi đi làm, tối về lại tất bật cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, phía nhà nội thì không bao giờ được một lời hỏi thăm. Có thời điểm tôi bị động thai, phải kiêng đi lại nhưng mẹ chồng tôi gọi điện lên, bắt hai vợ chồng phải về quê ăn giỗ vì không thấy mặt thì sợ bà con người ta chê cười.
Đến khi tôi sinh con, vừa nhập viện, ông bà ngoại ở quê tức tốc bắt xe lên luôn. Những ngày sinh con xong, cũng lại là bố mẹ đẻ và chồng chăm lo cho tôi và con từng chút một, riêng bà nội chỉ gọi điện lên hỏi là trai hay gái.
Ảnh minh họa
Sinh em bé được 2 tuần, tôi bất ngờ thấy mẹ chồng gọi điện cho mình. Bình thường bà chẳng bao giờ gọi cho con dâu mà chỉ gọi cho con trai. Tôi nghe điện thoại, giật mình thon thót khi bà hỏi hai mẹ con có khỏe không, thằng cu có ngoan không? Tôi vừa trả lời mà vừa hoang mang, lại cũng có chút xúc động vì bà quan tâm đến cháu. Rồi bà bảo hai mẹ con về quê bà chăm cho ít bữa. Gác cuộc điện thoại với mẹ chồng, tôi thực không dám tin vào tai mình. Tối về hai vợ chồng nói chuyện mừng mừng tủi tủi, chồng tôi đùa: "Đúng là sinh cho bà thằng cháu đích tôn nên bà cũng thay đổi nhiều".
Ngay cuối tuần đó, chồng tôi đưa hai mẹ con về quê, gửi gắm ông bà rồi anh phải đi để tiếp tục công việc.
Nhưng, mọi chuyện không đơn giản như những gì tôi nghĩ. Khi hai mẹ con về, bà thậm chí không dang tay bế cháu. Những ngày sau đó mới thật khủng khiếp, bà bắt tôi phải dậy sớm, nấu cơm, giặt quần áo như bình thường. Bà bảo: "Các chị cứ kiêng cữ kỹ quá chứ ngày xưa chúng tôi đẻ xong 1, 2 hôm là đi làm đồng rồi".
Mười bữa cơm thì giống nhau cả mười, loanh quanh chỉ có lạc rang muối, rau ngót và vài miếng thịt.
Tôi ngỡ ngàng trước những lời nói của mẹ chồng. (Ảnh minh họa)
Và điều quan trọng nhất, có lẽ chính là mục đích bà đón mẹ con tôi về là để hàng xóm láng giếng họ sang thăm. Mỗi lần có người đến chơi, bà đon đả vào buồng bế cháu như thể quan tâm lắm. Đến khi khách về thì bà lại thờ ơ. Được 2 tuần, số lượng người đến thăm cũng thưa dần, lúc ấy bà mới nói với tôi: "Tiền mọi người đến thăm, con đưa cho mẹ để mẹ mua bán ăn uống. Với cả, tiền đó trước kia mẹ đi thăm con cháu người ta, bây giờ người ta thăm lại cũng như trả nợ mình".
Tôi sốc khi nghe những lời bà nói, hôm trước, chồng tôi cũng có gửi bà một khoản tiền để bà mua đồ ăn cho tôi chứ không phải là không đưa đồng nào. Còn tiền thăm thì đồng ý là bà cũng phải đi lại cho người ta nhưng nó có đáng mấy đồng, không cho cháu được hay sao trong khi bà chẳng phải khó khăn gì.
Tôi đưa toàn bộ số tiền được mọi người thăm cho bà, thái độ bà vui vẻ hẳn. Sau đó tôi gọi cho chồng về đón hai mẹ con. Anh hỏi: "Sao mới về đã lên?", tôi chỉ cười chứ thực lòng chẳng biết nói thêm điều gì.
Theo afamily.vn
Nhà ngoại cách 2km nhưng mẹ chồng không cho về ở cữ, lại nói thêm 1 câu khiến nàng dâu "cạn lời" Mẹ chồng Châu rất giữ cháu, vì thế nhất định không muốn cô bế con về ngoại ở cữ dù chỉ cách có 2km. Đã thế, bà lại còn từ chối bằng 1 câu khiến cô không thể nào rời đi được. Châu đi lấy chồng đã 3 năm. Nhà chồng cách nhà cô chỉ 2km mà điều kiện lại khá giả nên...