Mẹ chồng tương lai bất ngờ hủy hôn, tôi lại cảm thấy may mắn
Tôi quen bạn trai hơn 9 tuổi được một năm nay. Anh là thạc sĩ, còn tôi tốt nghiệp tại một trường đại học danh tiếng.
Chúng tôi khá “ môn đăng hộ đối”.
Mẹ bạn trai tôi là người phụ nữ xởi lởi, lúc nào bác cũng chào đón tôi một cách nồng nhiệt nhất. Ngày sinh nhật thứ 26 của tôi, vì biết tôi thích nước hoa, bác đã tặng tôi một lọ đến từ thương hiệu cao cấp. Tôi mừng lắm nhưng cũng thấy hơi ngại nên thỉnh thoảng qua nhà anh chơi, tôi đều mua thức ăn đến trổ tài nấu nướng.
Mối quan hệ cứ thế tiến triển tốt đẹp và cũng đến ngày đó, ngày anh cầu hôn tôi trong chuyến du lịch của hai đứa. Tôi vỡ òa trong hạnh phúc cùng sự bất ngờ. Hôm đó, tôi cứ ngỡ rằng, mình là cô gái hạnh phúc nhất thế gian.
Về Hà Nội, tôi và anh thông báo với gia đình hai bên. Bố mẹ tôi và mẹ anh đều hết lời chúc phúc trong niềm hân hoan vì chúng tôi đều là con một, anh đã ngoài 30 tuổi. Mẹ anh còn hẹn tôi cuối tuần đi xem váy cưới và bàn kế hoạch tổ chức. Thấy vậy, tôi càng mừng rỡ vì được mẹ chồng tương lai hết mực quan tâm.
Mọi chuyện diễn ra khá suôn sẻ cho đến khi tôi nói muốn ra mắt bố anh và mời bác dự đám cưới chúng tôi. Bố mẹ chồng tương lai tôi đã ly hôn từ lâu, nhưng anh vẫn thường xuyên liên lạc với bố. Do vậy, tôi nghĩ mời bác vào ngày trọng đại là điều hiển nhiên.
Nhưng sau khi tôi hỏi, anh chỉ ậm ừ cho qua, về thưa chuyện với mẹ. Ngay lập tức, mẹ anh gọi điện và mắng tôi một trận: “Đây là chuyện của nhà bác, cháu chưa về làm dâu mà đã can thiệp vào những chuyện không nên. Vậy thì sau này sẽ như thế nào?”.
Video đang HOT
Mối quan hệ của tôi và mẹ chồng tương lai trước đó vô cùng tốt đẹp (Ảnh minh họa: Getty).
Tôi giật nảy mình, trong lòng có chút hụt hẫng vì sắp về làm dâu nhưng vẫn bị coi như người dưng. Tôi từ tốn đáp bằng lời xin lỗi, trách do mình thiếu ý tứ.
Dẫu vậy, mẹ chồng tương lai như được đà, tiếp tục nói tôi đã đi quá giới hạn, còn trẻ nên không biết thân phận của mình. Đỉnh điểm, bác còn lôi bố mẹ tôi vào, cho rằng họ không biết dạy con, định dắt mũi con trai bà.
Vài ngày sau cuộc điện thoại, tôi không dám nói chuyện với bố mẹ, quyết định gặp anh và mẹ anh trước. Nhưng mẹ chồng tương lai vẫn ca thán khi vừa nhìn thấy mặt tôi. Tôi bình tĩnh ngồi nói chuyện rõ ràng về sự việc, mẹ anh liền bộc bạch về lý do con trai đã 33 tuổi vẫn chưa cưới vợ.
Bởi bác chỉ muốn kén vợ thật hiền, lại còn giỏi giang, gia đình khá giả và đặc biệt phải nghe theo ý của mình. Tuy nhiên lần này, tôi đã phạm phải sai lầm lớn khi can thiệp vào chuyện nhà anh, khiến mẹ anh phật ý nên bác không ngần ngại tuyên bố hủy hôn.
Giữa sự ngỡ ngàng, tôi quay sang bạn trai và đặt niềm tin nơi anh. Nhưng anh chỉ ngồi im lặng, ra hiệu cho tôi xin mẹ tha thứ.
Sau cuộc gặp mặt hay từ phía anh, tôi không rõ lý do bố mẹ anh ly hôn. Nhưng rõ ràng, tôi đã xuống nước hết mức để nói chuyện với mong muốn giải quyết ổn thỏa, để rồi nhận về sự thất vọng từ người chồng tương lai nhu nhược. Cách hành xử của mẹ anh khi xúc phạm bố mẹ tôi, khiến tôi không thể nào bỏ qua.
Hóa ra từ trước đến nay, mẹ chồng tương lai đối tốt với tôi chỉ để lấy lòng. Bác đang đi kén vợ hộ con trai, bác bảo sao thì anh nghe vậy.
Tôi cứ ngỡ bố mẹ tôi sẽ buồn và đau lòng lắm khi tôi gặp phải chuyện như thế, nhưng bố mẹ chỉ thở phào nhẹ nhõm vì hai mẹ con anh lộ bản chất thật trước ngày cưới. Nghĩ lại, đúng là trong cái rủi lại có cái may.
Chị em dâu cãi nhau vào ngày giỗ bố, mẹ chồng nói lời này khiến tôi tái mặt
Tôi đang khó nghĩ quá. Tôi rất không thích sống cùng người chị dâu xấu tính nhưng cũng không muốn dọn ra khỏi nhà. Tôi đã kết hôn được 3 năm, có một con trai. Chồng tôi có anh trai, cũng đã lấy vợ và có hai con gái.
Nói thật, gia đình chồng có hai anh em trai, lại sống cùng nhau nên đương nhiên sẽ có những bất tiện, va chạm. Vì là dâu út, tôi luôn cố gắng hòa đồng, sống vui vẻ, chan hòa với các thành viên khác trong gia đình.
Tuy nhiên, chị dâu lại không như vậy. Chị ấy lúc nào trông cũng khó tính, xét nét với tôi. Nhà có hai con dâu nên tôi biết ý nhìn trước, nhìn sau. Chị nấu cơm thì tôi rửa bát và ngược lại. Cuối tuần, chị quét nhà thì tôi lau nhà, không bao giờ tôi dám để chị làm một mình việc gì hết.
Tôi đi làm ở công ty, không thể tránh những lúc phải liên hoan với đồng nghiệp, gặp gỡ đối tác. Vì thế, một tháng khoảng vài lần, tôi thường không ăn cơm cùng cả nhà. Những lần như vậy, chị sẽ phải vừa nấu cơm, vừa rửa bát. Hoặc khi tôi đi du lịch, chị cuối tuần sẽ phải dọn dẹp hết nhà cửa.
Chị dâu luôn tỏ thái độ khó chịu, không thích tôi (Ảnh minh họa: TD).
Tôi biết chị cực nên thỉnh thoảng cũng mua váy áo tặng chị. Thế nhưng, chỉ cần tôi đi vắng, thái độ của chị sau đó rất khó chịu, liên tục kiếm cớ gây sự với tôi. Thậm chí có lần, 11h đêm tôi đi gặp đối tác về thấy đống bát đĩa trong chậu vẫn còn nguyên. Mở điện thoại ra xem, thấy chị nhắn: "Em nhớ làm phần việc của mình".
Dù rất mệt mỏi, uể oải, tôi vẫn cố rửa hết đống bát mà không nói nửa lời. Tôi thực sự tức giận, cảm thấy rõ ràng như vậy càng tốt, tôi không phải nợ ân tình của ai hết.
Đúng là mối quan hệ nào cũng vậy, xuất phát từ thiện chí của một bên thì không bao giờ ổn. Tôi sau đó quyết tâm vạch rõ ranh giới, cư xử đúng mực, lịch sự không hơn, không kém. Tại sao mình phải yêu quý một người không thích mình, mặt luôn tỏ ra khó chịu với mình?
Đỉnh điểm là vào những ngày giỗ bố chồng. Lần nào cũng vậy, dù mẹ chồng không nói hay bắt ép điều gì, hai anh em trong nhà luôn nhìn nhau đóng góp, cùng làm giỗ tươm tất cho bố. Chồng tôi chỉ là con thứ nhưng tôi thường bảo, anh cả đưa bao nhiêu cho mẹ, nhà mình đưa bấy nhiêu.
Thế nhưng trong lúc bàn bạc việc của gia đình, chị dâu tỏ thái độ không vui, nói bóng gió đáng lẽ ra vợ chồng tôi cần đóng góp nhiều hơn, vì con trai tôi mới là cháu đích tôn, hưởng hết lộc của nhà này.
Đến đây, tôi không thể chịu đựng được nữa, bao nhiêu dồn nén, nhẫn nhịn bấy lâu nay bộc phát ra. Tôi bảo chị dâu đừng nên quá đáng, anh em trong nhà phải yêu thương, hòa thuận, đùm bọc nhau, chứ không phải kiểu như chị, suốt ngày ghen ghét, khó chịu. Thế chẳng lẽ chồng chị ấy không phải đích tôn?
Hai chị em nói qua nói lại thành ra cãi nhau to. Sau đó, chúng tôi quyết định ăn riêng và cả hai bên đều muốn mẹ ăn cùng nhà mình.
Thấy vậy, mẹ chồng quyết định họp gia đình, bảo nhà có vài người mà bày đặt ăn chung, ăn riêng không chấp nhận được. Cùng là anh em ruột thịt, sống chung dưới một mái nhà mà "bằng mặt không bằng lòng" khiến mẹ rất buồn.
Mẹ bảo nếu muốn ăn riêng thì chi bằng sống riêng cho mẹ đỡ phải nhìn thấy cảnh này. Hai con đều đã lớn, cần tự lập xây dựng tổ ấm nhỏ của mình. Mẹ có 500 triệu đồng, không phân biệt con cả hay con thứ, ai ra riêng mẹ sẽ cho số tiền này, thiếu đâu tự bù vào mà mua nhà. Còn cái nhà đang ở, chuyện di chúc sau này tính sau.
Nhà anh chị muốn người ra đi là vợ chồng tôi. Nhưng thực tế, cầm 500 triệu đồng đó, chúng tôi cũng không đủ điều kiện mua nhà, vay ngân hàng mỗi tháng phải trả lãi mệt mỏi lắm. Đó là còn chưa kể căn nhà lớn 5 tầng cả gia đình đang ở, chúng tôi rời đi rồi sẽ như thế nào?
Ai có kinh nghiệm trong chuyện này cho tôi lời khuyên với.
Tình yêu không cần 'môn đăng hộ đối' nhưng hôn nhân thì... Một số người trong cuộc đã nhận ra rằng một cuộc hôn nhân bền vững, hòa hợp ít ra cũng có yếu tố cấu thành của 'môn đăng hộ đối'. Có đúng như vậy không? Nói đến "môn đăng hộ đối", người ta thường liên tưởng đến thời phong kiến xa xưa, khi mà hôn nhân coi trọng việc gia đình bên nam...