Ngày cưới, chồng dắt người yêu cũ đến và tuyên bố “Tôi chỉ yêu duy nhất cô gái mà tôi đang nắm tay”
Câu nói như sét đánh của chú rể khiến cô dâu chết lặng không nói lên lời.
Câu chuyện éo le xảy ra tại một đám cưới ở Trung Quốc. Theo đó, hôn lễ được diễn ra trong phòng tiệc của một khách sạn ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây.
Lúc lễ cưới chuẩn bị diễn ra, chú rể đã đưa một người phụ nữ trong trang phục váy cưới đến trước mặt cô dâu được định sẵn của mình và lớn tiếng tuyên bố: “Tôi chỉ yêu duy nhất cô gái mà tôi đang nắm tay”.
Lúc đám cưới chuẩn bị diễn ra thì chú rể dắt bạn gái cũ vào hôn trường.
Câu nói của chú rể khiến cô dâu chết lặng không nói lên lời. Bố cô dâu lập tức tiến đến thẳng tay tát chú rể, tức giận hỏi: “Anh định làm cái gì thế hả?”.
Trước cơn thịnh nộ của bố vợ, người đàn ông vẫn không chút lung lay đáp trả: “Cô gái này là người tôi yêu, cô ấy sẽ là cô dâu ngày hôm nay”. Tiếp đó, chú rể kéo người mình yêu đến trước bố mình rồi nói: “Hôm nay bố không có quyền để ngăn cản chúng con nữa. Bố định làm gì nữa nào?”.
Lúc này, cô dâu mới định thần trở lại, lao đến tát “tiểu tam” tới tấp. Cả hôn trường bỗng chốc trở thành một mớ lộn xộn.
Chú rể bị bố vợ tát thẳng tay vì hành động của mình.
Theo như tiết lộ của một số quan khách, chú rể và người phụ nữ mà anh ta dẫn đến vốn là một cặp đôi mặn nồng. Tuy nhiên, trước sự ngăn cấm gắt gao của bố mẹ chú rể mà anh đành phải giả vờ đồng ý chia tay với bạn gái. Sau đó, phụ huynh của chú rể cũng tìm cho con trai mình một người vợ mà họ xem là môn đăng hộ đối để kết hôn.
Đến đúng hôm tổ chức đám cưới, bạn gái cũ của chú rể cũng có mặt nhưng không hiểu vì sao cô này lại mặc váy cưới chờ sẵn. Khi vừa nhìn thấy nhau, cả hai đã không kìm nén được cảm xúc mà quyết định tuyên bố tình yêu trước tất cả mọi người.
Video đang HOT
Điều đáng nói là chú rể đã đăng ký kết hôn với cô gái mà bố mẹ mai mối trước khi đám cưới được diễn ra. Cuối cùng, người đàn ông vẫn phải tiếp tục cử hành hôn lễ như kế hoạch. Về phần người yêu cũ của anh, gia đình nhà trai đã quyết định bồi thường một khoản tiền cho bạn gái để cô rời đi trong im lặng.
Cuộc chiến chọn dâu kén rể của các bậc cha mẹ Trung Quốc
Quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” ở Trung Quốc vẫn còn ăn sâu bén rễ tới ngày nay, thể hiện qua việc các bậc phụ huynh không ngại đi xem mặt nhằm kén chồng chọn vợ cho con hay thậm chí tham dự cả các show truyền hình, phóng viên Wang Fan của Ecns nhận xét.
Ưa nhìn, có hộ khẩu thành phố, sức khỏe tốt là những điều kiện kén chọn của các bậc phụ huynh. Trong một góc công viên Trung Sơn, gần Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, ngày nào cũng có bậc cha mẹ quan tâm đến việc lập gia đình của con cái đứng đọc các thông tin giới thiệu.
“Tôi mà biết nó không tìm bạn trai thì sẽ không bao giờ khuyến khích nó ra nước ngoài du học”, một bà mẹ tay cầm áp phích giới thiệu con gái, tâm sự với một bà mẹ khác cùng hoàn cảnh.
Dạo quanh công viên, người ta có thể dễ dàng tìm được các thông tin về những chàng trai, cô gái độc thân như: “công việc ổn định”, “hộ khẩu Bắc Kinh”, “không có thói quen xấu”. Các bậc phụ huynh cũng liệt kê mong muốn của con cái hoặc chính mình như: “tốt bụng, ưa nhìn, biết chăm sóc gia đình”, hay “bất kỳ ai sinh sau năm 1986 nhưng không sinh năm 1988″ của một bà mẹ vì sợ xung khắc với con trai sinh năm 1982.
“Môn đăng hộ đối” là ưu tiên hàng đầu của nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc có con chưa lập gia đình. Ảnh minh hoạ
Shen Bing, một dịch giả 28 tuổi làm việc ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, kể lại câu chuyện của mình. Mỗi dịp nghỉ lễ, Shen về quê và bị bố mẹ ép đi xem mặt khắp nơi với những đối tượng ông bà chọn sẵn. Không ai hợp ý Shen.
“Có lần mẹ dẫn tôi tới xem mặt một cảnh sát cùng mẹ anh ta. Răng anh ta vàng khè, miệng thì hôi. Tôi kết bạn với anh ta trên WeChat và vào xem ảnh, ảnh nào cũng thấy anh ta cởi trần nhậu nhẹt với bạn”, Shen nói.
Trong cuộc gặp, cô cố trò chuyện nhưng nhanh chóng nhận ra hai người không có điểm chung. Anh ta chỉ nói về chơi game, còn mẹ anh ta thì luôn miệng khen con trai tốt đẹp thế nào.
Peng Xiaohui, một giáo sư về tình dục học ở đại học sư phạm Vũ Hán, cho rằng việc giới trẻ không hứng thú với các cuộc xem mặt là điều dễ hiểu. Các bậc phụ huynh cho rằng kiểu hẹn hò này rất truyền thống, trong khi con cái họ lại nghĩ rằng nó lỗi thời và cảm thấy mình bị kiểm soát. Nguyên nhân do các giá trị truyền thống đã thay đổi theo thời gian.
Phóng viên Wang Fan cho hay, khi cô dạo quanh công viên, căng mắt nhìn những tấm áp phích giới thiệu, một số người lớn tới bắt chuyện, hỏi xem có phải cô tới tìm bạn trai không.
“Cháu không có hộ khẩu Bắc Kinh”, Wang Fan trả lời và họ đều tản đi, để lại cô một mình.
Vừa nhận lương tháng đầu tiên, mẹ đã muốn tôi bỏ hết tiền ra để mua điện thoại mới cho em trai
Từ nhỏ đến lớn, của ngon vật lạ gì tôi cũng phải nhường cho em trai trước tiên...
Sáng nay tôi tăng ca, thường thì một tuần tôi sẽ tăng ca khoảng 4 đến 5 buổi. Nếu như có dịp nghỉ lễ nào tôi đều đăng ký trực hết. Lý do là bởi vì đi làm ngày nghỉ lễ sẽ được nhận lương gấp 3 lần ngày thường.
Tôi là công nhân trong khu công nghiệp, mà thường thì công việc ở các khu công nghiệp đều là lao động chân tay. Mới đầu khi đi xin việc, các anh chị phỏng vấn cứ lo tôi không làm nổi việc vì thân hình thấp bé nhẹ cân. Tôi phải nài nỉ và cam đoan mình đủ sức khỏe mãi mà đến tận giờ khi làm việc được hơn 3 năm rồi thì anh chị em đồng nghiệp vẫn thường xuyên lo lắng tôi làm việc quá sức.
Hôm nay số lượng sản phẩm phân phối xuống cho các bộ phận nhiều gấp đôi bình thường, nghe nói mới có một đơn đặt hàng lớn từ đối tác nên công việc của tôi cũng nhiều gấp bội. Tranh thủ nghỉ giải lao 15 phút, vừa mở điện thoại ra thì tôi nhận được 2 tin nhắn. Một từ mẹ và còn lại là từ em trai.
Mẹ: "Nhận lương tháng này chưa con? Sao chưa thấy chuyển tiền cho mẹ nhỉ".
Em trai: "Chị cho em tiền mua vé đi xem concert thần tượng đi mà. Lần này không đi là không còn cơ hội nào nữa đâu".
Tôi thở dài cất điện thoại vào túi xách rồi nhét lại vào trong tủ để đồ. Tôi chưa muốn trả lời tin nhắn mà cũng chưa biết phải trả lời như thế nào. Tháng này khu trọ bắt mọi người phải chuyển đi để bán nhà, nghĩ đến chi phí cho việc chuyển nơi ở, tôi sợ không đủ tiền để cho mẹ và em trai như mọi khi.
Thế nhưng nếu không cho thì cũng nhiều vấn đề lắm. Nhiều người sẽ nghĩ đàn bà con gái gì mà đi làm từng ấy năm không cất đi được đồng nào cho những lúc có việc thế này. Tôi cũng có nỗi khổ riêng, phải là người trong cuộc mới có thể hiểu hết được.
Năm 18 tuổi tôi đỗ đại học, tuy không phải trường quá cao siêu gì nhưng cũng là một trường đại học top giữa. Đáng lẽ ra lúc ấy tôi sẽ háo hức chuẩn bị hành trang cho một trang mới của cuộc đời thì cũng là lúc mẹ gọi tôi ra và nói rằng không thể đủ tiềm lực kinh tế để cho tôi theo học giảng đường đại học.
Em trai tôi lúc ấy đang học lớp 11, chỉ còn một năm nữa cũng sẽ thi đại học. Mẹ mong muốn tôi thương em và đi làm sớm để lo cho em chuyện ăn học. Tôi suy nghĩ suốt mấy đêm nhưng cuối cùng cũng không thể làm khác đi được...
Tôi được bác bên nội xin cho vào làm công nhân tại khu công nghiệp hiện tại. Kể từ đó tôi gần như không về nhà bởi vì kể cả đến ngày nghỉ lễ thì tôi vẫn xin ở lại trực tại nhà máy, thêm được đồng nào hay đồng ấy.
Lương tháng đầu tiên tôi tưởng chừng như là niềm vui nhưng cũng trở thành nỗi buồn vô tận. Ngày ấy tôi hiểu rằng, trong mắt mẹ chỉ có cậu con trai út mà thôi...
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày đầu tiên nhận lương trong đời, một cô gái 18 tuổi làm công việc nặng nhọc trong một nhà máy đầu độc hại. Cầm những đồng tiền từ tay các chị kế toán, tôi vui vẻ cảm ơn rồi tung tăng về phòng trọ. Trong đầu là rất nhiều dự định để yêu thương bản thân, nào là một chiếc áo mới, một cốc trà sữa hay một bữa lẩu hoành tráng...
Thế nhưng cuối cùng lại chẳng có gì hết. Mẹ gửi cho tôi một tin nhắn, muốn tôi mua cho em trai một chiếc điện thoại đời mới...
Điện thoại của em trai đang dùng vào thời điểm đó cũng là điện thoại đắt tiền, đắt tiền hơn điện thoại chỉ đủ dùng để nghe gọi của tôi rất nhiều. Thậm chí đến bây giờ tôi vẫn đang cố dùng chiếc điện thoại đã vỡ màn hình vì chẳng dám mua điện thoại mới cho mình.
Năm đó iPhone mới ra điện thoại mới, một chiếc điện thoại có giá trị bằng 3 tháng lương của tôi. Tôi đã nói với mẹ là mình không đủ tiền để mua và câu trả lời mẹ dành cho tôi là tôi đứng tên mua trả góp cho em chiếc điện thoại ý.
Buổi tối hôm đó, cái buổi tối đầu tiên tôi được nhận lương trong đời, tôi đã nằm trong phòng trọ khóc đến lúc ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau tôi quyết định cứng rắn và nói sẽ cho em một khoản tiền còn mẹ và em sẽ phải tự sắp xếp chi phí sao cho hợp lý để mua điện thoại. Những tưởng như vậy đã yên ổn, vậy nhưng mẹ lại lựa chọn việc đứng tên mua trả góp điện thoại cho em trai. Kể từ đó, tháng nào mẹ cũng nhắn tin bảo tôi chuyển tiền để trả cho chiếc điện thoại kia.
Còn chưa kịp trả hết thời gian theo hợp đồng trả góp thì em trai tôi đã làm mất chiếc điện thoại ấy...
Bố mất sớm, chỉ còn ba mẹ con với nhau, thế nhưng từ lâu rồi tôi cảm thấy dường như chỉ còn một mình tôi sống cô độc trên cõi đời này. Mỗi năm đến ngày giỗ của bố, tôi không thể về vì còn đi làm và thật lòng mà nói tôi cũng không muốn gặp mẹ và em trai khi mà họ nhìn thấy tôi chỉ nhắc đến chữ "tiền".
Tôi không bỏ mẹ và em mình được, thằng bé cũng vừa thi đỗ một trường cao đẳng, tôi không muốn cuộc đời nó lỡ dở như tôi nên cố gắng tạo điều kiện cho nó có cái bằng cấp đàng hoàng. Vậy mà mẹ tôi càng ngày càng làm lệch lạc suy nghĩ của nó bằng cái cách nuông chiều thái quá của mẹ.
Nhìn lại tin nhắn của mẹ và em trai, tôi thật lòng không biết nên làm sao bây giờ...
Chỉ một cuộc gọi, tôi đã "cắt đuôi" tình cũ thành công Tôi từng nghĩ, nếu không phải anh, tôi sẽ chẳng lấy người nào khác. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn kết hôn, làm vợ, làm mẹ như bao phụ nữ bình thường. 20 tuổi, tôi biết yêu lần đầu. Mối tình kéo dài 4 năm đầy mật ngọt nhưng đành kết thúc vì chúng tôi không "môn đăng hộ đối", theo như lời bố...