Mẹ chồng lộ mặt thật khiến thì tôi thấm thía câu “khác máu tanh lòng” là thế nào
Hỏi mẹ chồng 300 triệu tiết kiệm nên gom chung với chồng hay để riêng, bà lộ mặt thật khiến tôi sốc óc.
Lúc chưa lên xe hoa, nhiều người cứ ghen tị bảo tôi là lấy chồng già hơn tuổi kiểu gì cũng được chiều, lại không phải lo nghĩ về kinh tế bởi bạn trai tôi khi đó đã có chức vụ khá cao trong một công ty lớn. Đúng là hơn 1 năm yêu nhau tôi thấy cũng vui vẻ, chưa bao giờ phiền lòng vì bất cứ điều gì của bạn trai. Nhưng mọi thứ vỡ mộng tan tành khi tôi chính thức về làm dâu nhà đó.
Mẹ chồng tôi đáng lẽ ra phải làm diễn viên chứ không phải “nữ doanh nhân” buôn vải kiện mọi người ạ. Hồi còn yêu nhau tôi rất ít khi qua nhà anh, từ lần đầu ra mắt tôi tưởng mẹ anh hiền lành chất phác lắm. Bà đon đả mời tôi ăn uống, rủ tôi đi shopping cùng, cho tôi hàng chục cuộn vải đẹp để gửi tặng mẹ tôi may đồ. Bà còn gọi tôi là con gái, suốt ngày mắng anh vì tôi không chịu tẩm bổ để tôi quá gầy, lúc nào câu cửa miệng của bà cũng là “Lỡ sau này con Dương có bầu thì lấy đâu ra sức khỏe”.
Tôi sung sướng vô cùng nghĩ là mình đã gặp được mẹ chồng tâm lý, cưng chiều con dâu như gái ruột. Nhưng ngay hôm đầu tiên về làm dâu, bà đã trở mặt hoàn toàn khiến tôi bắt đầu thấy sợ. Chồng tôi hóa ra cũng là kẻ nhu nhược bám váy mẹ, gần 40 tuổi đầu mà cái gì cũng báo cáo với bà. Toàn bộ số vàng cưới anh ta ôm hết sang cho mẹ, tôi vừa tắm rửa xong thì hộp đựng vàng để đầu giường đã không cánh mà bay!
Chạy sang phòng mẹ chồng hỏi thì bà bình thản nói để mẹ giữ hộ, khi nào có việc cần thì mẹ đưa. Ấy thế mà đợt rồi bố mẹ tôi sửa nhà, tôi xin lại mấy chỉ vàng để bán đi lấy tiền phụ ông bà một ít thì mẹ chồng tôi nhất quyết không trả, đòi để làm vốn cho con trai! Số vàng cưới ấy quá nửa là họ hàng nhà tôi tặng mà mẹ chồng lại chiếm đoạt vô lý như thế, tôi tức lắm mà không làm gì được. Đắn đo mãi tôi đành lén bán chiếc dây chuyền và mấy món trang sức đi để gửi về nhà.
(Ảnh minh họa)
Còn một chuyện nữa là mẹ chồng tôi không bao giờ đưa tiền cho con dâu đi chợ, bà bắt vợ chồng tôi mỗi tháng gửi 5 triệu nhưng bữa nào cũng chỉ toàn rau, đậu, lạc với thịt cá vớ vẩn. Thi thoảng mới có bữa được ăn thịt kho, tuyệt nhiên chưa thấy có bữa hải sản tôm mực nào! Tôi cũng hỏi mẹ chồng xem có thiếu tiền đi chợ không mà toàn nấu ăn đạm bạc thế, bà lườm tôi mấy cái muốn cháy mắt:
Video đang HOT
- Mua cái gì là việc của tôi, cô không thích ăn cơm nhà tôi thì ra đường mà ăn xin.
Nghe mẹ chồng nói năng gay gắt, tôi cũng cố nhịn cho qua. Chẳng hiểu sao bà lại thay đổi thái độ như thế, khác hẳn so với lúc tôi chưa về làm dâu.
Bà giục tôi có bầu suốt, tháng nào cũng hỏi chồng tôi “Có làm gì không?” khiến cả 2 vợ chồng đều stress. Chồng tôi bận rộn công việc nên cứ về nhà là nghỉ ngơi, chẳng thiết tha gì mấy, thi thoảng cuối tuần 2 đứa mới quấn nhau tí tẹo. Nhưng phải cái chồng tôi đã lớn tuổi, sắp trung niên đến nơi nên “máy móc” cũng hơi rệu rã, tinh thần cũng không nồng nhiệt như hồi trai tráng. Chúng tôi thả nửa năm rồi mà không dính phát nào, tôi sốt ruột nên tìm đủ cách gom tiền tính chuyện đi thụ tinh nhân tạo.
Anh xã mỗi tháng chỉ đưa vài triệu để tôi tiêu vặt, 2 vợ chồng chưa có mục tiêu chung nào vì nhà xe đang sẵn, song tôi cũng gom góp được 300 triệu sau 1 năm cưới nhau. Tôi giấu rất kín vì sợ anh lại “mách” mẹ, nhỡ bà tịch thu hết thì dở. Nhưng dạo gần đây tự nhiên mẹ chồng rất quan tâm tôi, đổi cách xưng hô sang mẹ – con thân mật lắm. Bà nấu gà hầm, mua thuốc bổ, thậm chí còn chuẩn bị cơm cho tôi mang đi làm, dặn tôi phải giữ sức khỏe tốt.
Tôi thấy lạ lắm nhưng chẳng dám thắc mắc, mãi đến một hôm tự dưng mẹ chồng rủ tôi đi bộ gần nhà sau cơm tối, tôi vui vẻ đi theo luôn. Đi một vòng xong ngồi nghỉ ở ven hồ, mẹ chồng bỗng thủ thỉ rằng bà thấy có lỗi với tôi, do bà buôn bán căng thẳng nên mới hay nóng nảy quát mắng. Rồi bà lân la hỏi kế hoạch sinh con của vợ chồng tôi thế nào, tôi buột miệng nói ra khoản tiền 300 triệu. Tôi thật thà hỏi bà xem nên gộp chung với tiền của chồng để làm thụ tinh nhân tạo hay để đó làm khoản dự phòng, đột nhiên mẹ chồng tôi đứng phắt dậy gào lên:
- Cô lấy trộm tiền của con trai tôi đúng không? Chứ nghèo như cô làm cái nghề lương 3 cọc 3 đồng thì lấy đâu ra ngần ấy? Tôi đã nghi cô không phải loại con gái tử tế, cô tìm đủ cách vào nhà tôi để làm cái trò “đào mỏ” nhố nhăng, may mà tôi theo dõi cô bao lâu nay. Trả ngay số tiền ấy cho nhà tôi!
Tôi sốc không nói nên lời khi nghe mẹ chồng thốt ra những lời đó. Chỉ mỗi từ “trộm” đã khiến cho tim tôi đau nhói, tại sao bà có thể xúc phạm con dâu bằng sự suy diễn vô lý như thế nhỉ? Hóa ra gần đây bà giả vờ thay đổi thái độ là để lấy lòng tin của tôi, nghĩ bà thương con dâu thật nên tôi đã sập bẫy!
Tôi chạy ngay về phòng khóa cửa lại, mẹ chồng chạy theo đập cửa ầm ầm, gào thét tên tôi, chửi tôi là loại đàn bà nham hiểm, thứ “ăn thịt chồng”, bòn rút của nhà chồng, con bị “điếc” không biết đẻ… Và đỉnh điểm là bà tiết lộ lý do khiến tôi hiểu vì sao trước đây bà giả vờ tử tế, đó là vì con bà 38 tuổi rồi không ai cưới, bà cần tôi về để “đẻ thuê” mà thôi! Đau đớn vô cùng, tôi chỉ biết gọi điện về nhà cầu cứu, xin bố mẹ đến đón tôi ra ngay khỏi căn nhà kinh khủng này. 300 triệu ấy là mồ hôi nước mắt của tôi, chỉ có bố mẹ tôi mới xứng đáng!
Về nhà chồng năm đầu, nàng dâu mới liền 'trở mặt' với mẹ chồng vì mâm cỗ ngày Tết
Khi Tết năm nay sắp đến gần, Trang lại cảm thấy căng thẳng hơn khi về nhà bố mẹ chồng ăn Tết.
Trong không khí se lạnh của những ngày giáp Tết, căng thẳng và mệt mỏi dường như đã trở thành hương vị thường trực trong ngôi nhà nhỏ của Trang (32 tuổi, đã kết hôn được 7 năm). Chuyện mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu vẫn không phải mới mẻ gì, nhưng mỗi khi Tết đến, mọi thứ lại trở nên căng thẳng hơn bội phần.
Từ những hành động nhỏ cứ thế cấu thành nên bức tranh đầy vấn đề của những xung đột không lời giải. Chẳng là nhà chồng cô có hai anh em trai, vì ông bà luôn mong ngóng có cháu trai để khoe với dòng họ nên anh chồng và chị dâu chồng cũng hào hứng thực hiện kế hoạch. Năm ngoái chị dâu có bầu đúng gần Tết nên không phải làm bất cứ việc gì. Tết đến chị xách đồ về nhà ngoại ăn Tết với lý do để nghỉ ngơi cho thoải mái.
Ảnh minh họa.
Trước khi về nhà bố mẹ chồng ăn Tết, mẹ chồng luôn nói với cô rằng bố mẹ mong hai cô vợ chồng về nghỉ Tết sớm để nghỉ ngơi, mẹ chồng cũng có thời gian chăm sóc, bồi bổ cho Trang nhiều hơn. Công việc bận rộn mãi không thể sắp xếp, đến 28 Tết vợ chồng cô xách đồ về nhà. Tưởng được nghỉ ngơi một chút, nào ngờ từ lúc ấy Trang bận đến mức không có thời gian để ngủ.
Cô cùng mẹ chồng đi chợ Tết, lau dọn nhà cửa. Ngôi nhà 4 tầng nhỏ hẹp trong phố khiến Trang xây xẩm mặt mày khi mẹ chồng không cho cô dùng chổi lau nhà mà phải dùng khăn vừa ngồi xổm vừa lau. Mẹ chồng nói rằng lau như thế mới sạch.
Cả ngày bận rộn, tối đến Trang vẫn phải tranh thủ làm việc. Lạ giường khó ngủ, cứ đến 4 giờ sáng cô mới chợp mắt được một chút. Thế nhưng 5 rưỡi sáng, trong bếp đã mở ti vi ầm ầm, tiếng nồi niêu xoong chảo leng keng khiến Trang không thể nào ngủ được. Đây là cách mỗi ngày mẹ chồng "gọi" Trang dậy sớm.
Làm cơm cúng từ đêm Giao thừa đến 3 ngày Tết đủ các món, đi nhà họ hàng chúc Tết vốn là những việc bình thường. Nhưng năm đầu về làm dâu, cô phải chạy qua chạy lại giữa hai nhà, nhà bố mẹ chồng và nhà anh trai chồng để thắp hương cùng bố mẹ. Đến thời gian gọi điện về chúc Tết bố mẹ đẻ Trang cũng không có nhiều. Đến về nhà họ hàng chúc Tết, mấy người chị họ cũng bầu bí nên không tiện rửa bát, Trang lại xắn tay dọn dẹp và rửa vài mâm bát lúc ăn cỗ xong.
Trong khi Trang cần sự hỗ trợ và thông cảm từ chồng thì anh lại tỏ ra bất lực trước mong đợi của bố mẹ. Mẹ chồng vốn nghĩ con trai bận rộn công việc, thiếu thời gian nghỉ ngơi nên để mặc chồng Trang ở trong phòng chơi game. Từ nàng dâu mới háo hức cuộc sống vui vẻ khi mới về làm dâu, nhưng với Trang mọi thứ dường như trở thành ác mộng.
Đỉnh điểm khi ngay giữa mâm cơm Tết, sau khi mọi người đã ngồi xuống đầy đủ, mẹ chồng Trang bất ngờ nêu ra nhận xét về cách Trang chuẩn bị mâm cỗ, không đúng ý bà cũng không đúng theo truyền thống gia đình. Dù đã cố gắng hết sức, Trang cảm thấy chạnh lòng và bực bội, không thể kiềm chế nỗi tức giận của mình.
Ảnh minh họa.
Mặc dù biết là khi đi lấy chồng, phải kiên nhẫn và nhường nhịn, nhưng Trang đã coi đây là gia đình thứ 2 của mình, kết quả lại chẳng được coi trọng. Cô liền nói: "Đây là năm đầu con về nhà mình, thói quen ăn uống và nấu món ăn của nhà con và nhà mình có thể sẽ khác. Nếu có gì không phải, mẹ có thể hướng dẫn con từ từ. Con cũng đã rất cố gắng nhưng mẹ không hề nhìn thấy sự cố gắng đó, con đi lấy chồng làm con dâu nhà mình nhưng cũng không phải người giúp việc. Suốt từ khi về nhà đến giờ, chưa ngày nào con chợp mắt nổi 4 tiếng đồng hồ. Nếu mẹ không ưng ý thì năm sau để chị dâu làm cỗ đi ạ".
Sau khi cô nói xong, chồng cô im lặng không lên tiếng. Trang rất khó chịu vì việc mẹ chồng cô góp ý giữa bữa cơm, mặc dù cô đã làm mọi thứ đầy đủ, chu đáo. Nhưng mẹ chồng cô lại không thích nói thẳng, thường chọn cách nói bóng gió.
Mâu thuẫn ấy đã làm sôi sục bầu không khí gia đình, khiến cho không chỉ hai bên trở mặt mà cả những thành viên khác trong gia đình cũng phải "chọn phe". Tình thế trở nên khó khăn hơn khi chồng Trang - người nên là chỗ dựa vững chãi cho cô, lại không thể làm hòa giữa mẹ và vợ.
Sau 3 ngày Tết, không đợi chồng đồng ý, Trang liền xách đồ về nhà riêng của mình để nghỉ ngơi. Công việc vốn đã bận rộn, chẳng mấy ai hiểu và thông cảm, Tết về nghỉ ngơi chẳng được mấy, lại ngủ không đủ, Trang đã sụt mất 3kg. Cô thất vọng hơn nữa là thái độ của chồng, anh cũng không giúp đỡ cô được việc nào, chỉ mải mê chơi game và để mặc cô một mình loay hoay trong bếp như vậy.
Chuyện của Trang không chỉ là cá nhân mà còn phản ánh không ít gia đình Việt Nam vẫn đang phải đối diện với những xung đột tương tự trong dịp Tết. Giữa việc duy trì truyền thống và cái tôi cá nhân, giữa sự hiểu biết lẫn nhau và những kỳ vọng không lời giải, những mâm cỗ ngày Tết vẫn là nơi để thử thách sự kiên nhẫn, thấu hiểu trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu và sự yêu thương của người chồng.
Về quê sống cùng mẹ chồng để chờ sinh, tôi cay đắng với hành động của bà, chỉ muốn bỏ đi ngay Càng nghĩ, tôi càng tủi thân. Rốt cuộc, tôi là gì trong gia đình nhà chồng? Hay đối với mẹ chồng, tôi chỉ là một đứa con dâu 'khác máu tanh lòng' không hơn không kém. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở miền núi. Nhà đông anh chị em, tôi lại là con...