Mẹ chồng giàu mà “keo” ngược đãi con dâu bằng món ăn nhạt thếch, vô vị, tình cờ một lần cầm nhầm bát của bà, tôi nghẹn ngào khóc ngay khi vừa cắn một miếng
Để tránh mặt mẹ chồng, mỗi lần chồng chuẩn bị cơm nước xong là Oanh lại mang lên phòng ngủ để ăn. Ăn no xong, cô mới mang đồ ăn thừa xuống nhà, bỏ ở bếp.
Oanh là người miền Nam, cô gặp chồng hiện tại, là người ở miền Bắc khi đang học đại học. Oanh muốn chia tay anh sau khi cả hai ra trường, nhưng không ngờ anh đã chuẩn bị sớm một chiếc nhẫn kim cương lớn trị giá mấy chục triệu và cầu hôn cô trong lễ tốt nghiệp. Cân nhắc điều kiện nhà chồng, Oanh nghĩ chưa chắc mình có thể tìm được người đàn ông nào hơn anh nên đành chấp nhận.
Sau này, Oanh theo chồng về miền Bắc, sống cùng gia đình anh. Không ngờ bản thân đã hy sinh lớn như vậy khi bỏ quê hương bản xứ để sống ở nơi cách xa hơn 1000 cây số mà mẹ chồng lại không đoái hoài gì đến Oanh, ở nhà luôn dành cho con dâu những ánh mắt lạnh lùng.
Vì chưa quen với cuộc sống xa xứ nên Oanh rất ngại ra ngoài tìm việc làm. Nhưng mẹ chồng lại dường như không hiểu những khó khăn của con dâu, luôn cảm thấy cô suốt ngày chỉ biết ở nhà ăn không ngồi rồi, để cho chồng nuôi vô ích. Vì vậy, bà không bao giờ làm những gì con dâu thích ăn, bữa nào cũng chỉ chỉ có đồ ăn gọi là thanh đạm nhưng nhạt thếch nước lèo, khiến cô không còn cảm giác ngon miệng.
(Ảnh minh họa)
Thực ra, Oanh cũng có thể cố mà sống với những món ăn nhạt toẹt do mẹ chồng nấu nhưng đấy là lúc cô còn là nàng dâu “ngồi rỗi ăn không” trong mắt mẹ chồng, thế nhưng sau khi cô mang thai, mẹ chồng vẫn nấu những bữa ăn không ngon hàng ngày. Để đứa con trong bụng không bị đói, Oanh phải gọi đồ ăn bên ngoài về ăn. Nhưng ngay cả sau khi biết điều này, mẹ chồng “keo kiệt” vẫn không thay đổi, chỉ đơn giản là không nấu nướng nữa mà giao hết việc bếp núc nuôi vợ cho con trai, chắc có lẽ để Oanh ít gọi đồ ở ngoài hơn, tiêu tiền ít hơn.
Video đang HOT
Vậy đấy, mặc dù Oanh đang mang thai cháu đức tôn cho nhà họ nhưng mẹ chồng thì vẫn luôn thờ ơ với cô. Từ khi Oanh mang thai, bà chưa từng mua cho cô một xu thuốc bổ mà còn thường xuyên buộc tội con dâu tiêu tiền bừa bãi và mua một số đồ chơi vô dụng cho thai kỳ và trẻ sơ sinh.
Vì chuyện này, Oanh và mẹ chồng cãi nhau nhiều lần, thậm chí cô còn không muốn ăn chung bàn với bà. Để tránh mặt mẹ chồng, mỗi lần chồng chuẩn bị cơm nước xong là Oanh lại mang lên phòng ngủ để ăn. Ăn no xong, cô mới mang đồ ăn thừa xuống nhà, bỏ ở bếp. Nhưng có lần Oanh vô tình lấy nhầm đồ ăn của mẹ chồng, vừa cắn một miếng, cô đã nghẹn ngào khóc!
Gia vị trong đồ ăn của mẹ chồng nhạt đến mức Oanh khó có thể nếm được vị nào, nhưng cơm cô ăn hàng ngày rất thơm và ngon ngọt, còn có một chút vị cay nhẹ, là do chính tay chồng làm cho phù hợp với khẩu vị của cô.
Chồng Oanh rất bối rối khi thấy vợ khóc, vội hỏi cô có chuyện gì. Oanh chỉ biết nức nở nói: “Em luôn nghĩ mẹ làm cơm không ngon là cố tình làm khó mình, không ngờ cơm mẹ ăn cũng có vị như thế này”. Chồng và mẹ chồng không thể cười nổi sau khi nghe những gì Oanh nói, bà còn giúp con dâu lau khô nước mắt. Oanh nói lời xin lỗi với mẹ chồng nhưng bà lại cười thật tươi rồi đổi bát.
(Ảnh minh họa)
Ăn xong Oanh về phòng nghỉ ngơi, vừa về đến phòng đã nghe mẹ chồng bàn bạc với chồng buổi chiều nấu món gì ngon cho con dâu ăn. Oanh nghe xong rất xúc động.
Dù Oanh sống xa xứ nhưng chồng và mẹ chồng luôn coi cô như người thân trong gia đình, bao dung cho tính kiêu ngạo, tùy tiện của cô. Oanh quyết định sau này nhất định sẽ sống chung với chồng lâu dài và đối xử với mẹ chồng thật tốt. Cô rút ra bài học rằng chỉ cần cả gia đình chân thành hòa thuận với nhau thì ngày tháng trôi qua sẽ ngập tràn kỷ niêm đẹp! Mọi người nghĩ Oanh nói có đúng không?
Vợ mắc bạo bệnh, chồng vẫn lên giọng tiếc tiền và giọt nước mắt ân hận sau 10 năm hi sinh quên mình vì nhà chồng
Tôi được giới thiệu lên Hà Nội. Trước ngày đi, chồng tôi còn thái độ: "Chỉ đau đầu bình thường thôi, có gì đâu mà em phải làm quá. Ra ngoài ấy tốn kém, nhà chẳng có tiền đâu, em liệu mà xoay xở".
Nằm trên giường bệnh và nghĩ đến những năm tháng vợ chồng sống với nhau, tôi cay đắng tủi hổ cho phận mình. 10 năm đi làm dâu, tôi luôn sống trọn vẹn với nhà chồng, không để ai chê trách câu nào.
Ngày tôi lấy chồng, mẹ chồng đã nằm liệt giường được vài năm. Trước đây hộ lý vẫn đến làm việc và chăm sóc bà. Cho đến khi tôi về, chồng nói thẳng:
"Từ nay em thu xếp việc nhà và chăm mẹ nhé! Nhà có con dâu rồi còn thuê người, bên ngoài nhìn vào họ đánh giá cho".
Dù chưa bao giờ chăm người ốm, tôi vẫn cố gắng để phục vụ mẹ chồng. Người có tuổi lại mang bệnh trong người, để chăm sóc không phải chuyện dễ dàng. Bản thân tôi cũng phải cố gắng rất nhiều. Vừa phải đi làm kiếm tiền, tôi vừa phải làm hài lòng mẹ chồng. Bởi chỉ cần bà cảm thấy khó chịu, tôi sẽ bị nghe cằn nhằn cả ngày. Dù cuộc sống có nhiều tủi hờn, tôi vẫn chưa một lần than vãn. Tất cả những gì tôi cần đó là hy vọng chồng có thể hiểu và đối xử tốt với mình. Vậy mà anh đối xử với tôi tệ bạc quá.
Đợt này tôi thường xuyên thấy chóng mặt, lại xuất hiện ảo giác. Đi khám ở viện huyện không ra bệnh. Tôi được giới thiệu lên Hà Nội. Trước ngày đi, chồng tôi còn thái độ: " Chỉ đau đầu bình thường thôi, có gì đâu mà em phải làm quá. Ra ngoài ấy tốn kém, nhà chẳng có tiền đâu, em liệu mà xoay xở ".
Dù bác sĩ nói khả năng cao là u lành, tôi vẫn lo sợ và không khỏi hoang mang. Ảnh minh họa
Nghe chồng nói, tôi quay lưng vào trong tường, nước mắt chảy ướt gối. Vợ đi khám, anh đã viện cớ bận rộn để không đi theo. Đã vậy còn tiếc tiền, không hiểu trong mắt anh, tôi rốt cuộc là gì và có quan trọng hay không?
Ngày hôm sau khi biết tôi đi khám một mình, chị gái xót xa nên xin nghỉ làm đưa tôi lên Hà Nội. Sau rất nhiều xét nghiệm, chụp chiếu, tôi được bác sĩ chẩn đoán bị u não. Dù bác sĩ nói khả năng cao là u lành, tôi vẫn lo sợ và không khỏi hoang mang.
Thế nhưng điều mà tôi không ngờ là thái độ của chồng. Biết tin, anh thở dài nói việc ở nhà chẳng ai lo, mẹ thì liệt giường, con lại nhỏ. Nếu tôi nằm viện triền miên thì không ổn chút nào. Tắt máy, anh còn bảo: " Hay em hỏi lại bác sĩ đi. Có nên mổ không? Chứ tốn cả đống tiền mà không khỏi hẳn bệnh thì chữa làm gì? ".
Tôi không hiểu chồng xem mình là gì. Chẳng lẽ trong mắt anh, tôi không phải người nhà hay sao? Sau chuyện này, tôi nhất định phải nhìn lại cách sống của chồng mình. Một người đàn ông tốt sẽ không bao giờ để vợ bơ vơ khi lên bàn mổ. Phải không mọi người?
Phát hiện chồng phản bội, vợ đến gặp nhân tình nhận được màn đáp: 'chị không có ý định cướp chồng em, chị chỉ cần giải tỏa' Sống với một người chồng phản bội, mẹ chồng khó tính, người vợ quyết định ra đi và làm lại với hai bàn tay trắng. Khi kết hôn, đa số các chị em phụ nữ đều mong muốn được chồng yêu thương, gia đình chồng quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn tìm được cuộc sống viên mãn cho mình....