Mẹ chồng chăm sóc con dâu ở cữ chu đáo hết mực nhưng lại không động tới cháu, câu buột miệng trong ngày đầy tháng khiến cô nghẹn ngào
Mẹ chồng của Thư chăm sóc cô ở cữ chu đáo hết mực, thế nhưng bà gần như không động tới cháu. Cô chỉ hơi thắc mắc, song tận ngày đầy tháng của con mọi chuyện mới vỡ lỡ.
Người ta vẫn bảo, muốn biết lòng dạ mẹ chồng thế nào hãy xem cách bà chăm sóc nàng dâu lúc ở cữ. Quả thật, không ít câu chuyện mẹ chồng nấu cho bữa cơm đạm bạc hay chỉ chăm chăm để ý tới cháu… khiến người nghe cũng xót thay.
Tuy nhiên, gia đình Thư thì lại khác. Mẹ của Quân chu đáo với cô hết mực, nhưng với cháu nội có phần hờ hững.
Mẹ chồng chăm con dâu ở cữ chu đáo hết mực
Thư mới sinh được hơn 1 tháng. Suốt quãng thời gian ấy, mẹ chồng đều luôn túc trực ở bên để chăm sóc, phục vụ cô ân cần. Ngày cô được ra viện, Quân phải đi gặp khách hàng quan trọng song mẹ chồng bắt anh phải nghỉ để đánh ô tô tới đón vợ.
Quân làu bàu, thì bà lại quát ngay: “Công việc hơn hay vợ hơn? Anh làm như anh không đi làm thì công ty phá sản ngay ấy. Taxi thì chạy ẩu, vợ vừa sinh xong sức khoẻ yếu, sao yên tâm được? Không nói nhiều, nghỉ!”.
Khi đi trên xe, Thư được chồng thuật lại cuộc hội thoại ấy, cô chỉ biết mỉm cười vì hạnh phúc. “Lúc ấy tôi vui lắm, cảm thấy mình quá may mắn khi gặp được người mẹ chồng tốt, yêu thương cô như con ruột. Thì ra, trong suốt quãng thời gian qua dù bà không thể hiện nhiều song vẫn quan tâm tôi như vậy” – Thư chia sẻ.
Ảnh minh hoạ
Khi về nhà, bà cũng không làm nàng dâu thất vọng. Mọi việc trong nhà từ nhỏ tới to một tay bà lo hết. Thư tuyệt nhiên không phải động tới cơm nước, giặt giũ gì. Cô chỉ cần nghỉ ngơi và chơi với con.
Thậm chí, cơm cữ ngày ba bữa không bữa nào trùng bữa nào. Nhiều lần thương mẹ chồng vất vả, Thư dặn bà cứ nấu một mấy nồi thịt kho nghệ, canh chân giò thật to rồi ăn dăm ba hôm cho đỡ tốn công. Nhưng bà gạt ngay: “Con không phải lo, mẹ rảnh. Nhiệm vụ của con là ăn uống, bồi bổ cho mau thôi”.
Câu nói ra lệnh ấy nhưng lại như rót mật vào tai Thư. Cô chỉ cười, rồi chụp ảnh các mâm cơm của mẹ chồng đăng Facebook và thêm vài câu nịnh bà.
Không chỉ thế, hễ học được ở đâu mẹ chăm sóc bà đẻ là mẹ chồng lại áp dụng cho con dâu. Thậm chí, tới việc tắm gội, massage cho con, bà cũng thuê ngoài hết. “Tiếc gì mấy đồng bạc, mai này kiếm sau. Thuê về họ làm cho cẩn thận, mà mẹ thì có thời gian nghỉ” – bà bảo.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ
Mẹ chồng chăm Thư chu đáo tới mức cô em chồng lần nào sang chơi cũng vờ tị nạnh: “Mẹ chăm con dâu còn hơn cả con gái luôn ấy”.
Bà đáp luôn: “Các cụ bảo rồi, con gái là con người ta, con dâu mới là con mình. Không chăm chị con thì mai này mẹ già ai chăm mẹ?”
Thư thì cười ngất, cô em chồng bế cháu và buông mấy câu hậm hực: “Bà hư Nhi nhỉ! Bà thiên vị”.
Mẹ chồng tuyệt nhiên không động vào cháu và lý do thật sự phía sau
Suốt cả tháng trời qua, thật sự mẹ chồng chăm sóc Thư thật sự không chê được câu nào. Tuy nhiên, bà lại có vẻ cực thờ ơ với cô cháu gái.
Công chúa đầu lòng của Thư lúc sinh chỉ có 2,5kg, hơi nhỏ nhưng trộm vía rất ngoan. Dù thế, cô cũng muốn nhờ mẹ chồng thi thoảng bế hoặc trông cháu giúp thì bà chối đây đẩy. Khi thì bà bảo bận làm đồ ăn cho cô, khi thì cháu bé quá sợ lọt tay, hay không biết dỗ trẻ con khóc, rồi thì ti tỉ lý do khác để bà không bế cháu nội.
Thành ra, cả tháng trời có cháu nhưng mẹ chồng Thư chắc ở bên ôm ấp, vỗ về cháu đếm trên đầu ngón tay. Thư cũng có chút thắc mắc, song nghĩ tới những hành động chăm sóc quá đỗi ân cần của bà, cô lại gạt ngay nghi ngại trong lòng. Chắc bà không giỏi chăm sóc trẻ con thật!
Ngày đầy tháng của con gái, cô mới rõ sự tình. Buổi sáng hôm ấy, mẹ chồng vẫn giúp cô chuẩn bị lễ lạt đầy đủ. Song, trong lúc ăn mọi người hào hứng khen con bé mới tròn tháng mà đã rõ nét xinh xắn, mũi cao, môi hồng, da trắng…
Nhưng mẹ chồng lại có vẻ không vui, lầm rầm khe khẽ: “Đợi mẹ nó khỏe thì sinh tiếp, con gái đầu thì được nhưng đứa sau phải là thằng đích tôn”.
Thư ngồi ngay sát bà, nghe không sót một chữ. Cô nhìn bà trân trân, mắt ầng ầng nước vì sốc. Quân tinh ý, vội vàng gạt đi: “Mẹ nói gì thế… Nào, mọi người ăn đi thôi”.
Ảnh minh hoạ
Mẹ chồng sau đó nhìn thấy biểu cảm sửng sốt của Thư cũng nhanh chóng lảng sang chuyện khác. Nhưng câu nói ấy thật sự ghim vào trong lòng cô. Chẳng lẽ bà luôn quan tâm cô như thế chỉ vì để cô mau lại sức và sinh tiếp con trai ư?
Khi về phòng, Thư đã hỏi Quân ngay. Anh ậm ừ một hồi rồi bảo: “Mẹ cũng chỉ nghĩ cho chúng mình thôi. Khi nào em ổn trở lại vợ chồng mình phấn đấu luôn. Sinh liền một thể cho xong”.
Nghe chồng nói thế, Thư cũng cáu kỉnh. Cô nói luôn rằng con nào chẳng là con, mẹ chồng và chồng đều có tư tưởng như thế thì không ổn chút nào. Bản thân Thư cũng nói luôn, sinh con lúc nào là chuyện cô và Quân đi đến quyết định cùng nhau, chẳng phải nói đẻ là đẻ.
“Nếu anh thấy khó quá thì em giải thoát cho anh, em sẽ nuôi con. Tư tưởng của anh quá đáng lắm rồi”, Thư quyết liệt.
Thấy vợ nói thật, Quân bắt đầu xin lỗi và nói rằng mình suy nghĩ chưa đến nơi đến chốn. Anh cũng hứa sẽ nói chuyện lại với mẹ. Đừng vì chuyện cháu nội để rồi quan hệ gia đình sứt mẻ.
Thế mới nói, quan điểm về cháu trai cháu gái vẫn còn khá nặng nề trong lòng nhiều mẹ chồng. Tuy nhiên, cái chính là cách cư xử, giải quyết sau đó của người chồng ra sao. Sự quyết liệt của anh ta sẽ giúp cho các mối quan hệ trở nên dễ dàng hơn thật nhiều.
Đi công tác về, thấy mẹ đẻ dọn cho vợ mâm cơm cữ mà chồng xót cả lòng, cách xử lý "như văn mẫu" sau đó khiến ai cũng tấm tắc khen!
"Hôm đó mẹ chồng vừa bưng mâm cơm lên phòng cho mình thì nghe tiếng cổng mở. Mẹ chạy xuống thì thấy chồng mình đã về", cô con dâu kể.
Chuyện giữa mẹ chồng và nàng dâu vốn dĩ có rất nhiều vấn đề. Với các nàng dâu, mẹ chồng chăm ở cữ đôi khi là niềm vui nhưng cũng có lúc nó mang tới những sự khó xử hết mực.
Nàng dâu khổ sở vì cơm cữ mẹ chồng nấu
Mới đây, một người vợ đăng tải bài viết chia sẻ chuyện ở gia đình mình. Cô và chồng cưới nhau được 2 năm và vừa sinh con gái đầu lòng.
Hai vợ chồng cô sống ở thành phố. Cô sinh con nên về ở với mẹ chồng để mẹ chăm. Bình thường mẹ chồng cô khá vụng về lại có chút xích mích với con dâu vì hồi xưa bà nhắm một cô gái khác cho chồng cô, cũng bởi vì vậy mà hai mẹ con thật sự khó nói chuyện.
"Một tuần đầu tiên về ở với mẹ chồng có chồng mình theo cùng. Khi đó gia đình vẫn vô cùng hòa hợp. Cơm cữ của mình chồng lo hết, anh còn đảm đang chuẩn bị cả cơm nước cho gia đình luôn.
Bởi vậy nên những ngày đó của mình trôi qua thật sự dễ chịu. Tuy nhiên, sau 1 tuần đó chồng mình phải đi công tác. Anh phụ trách dự án, không đi không được nên mọi việc mới bắt đầu rắc rối hơn", cô vợ kể.
Ảnh minh họa.
Người vợ này ngày xưa mang bầu hơi yếu nên ở nhà chồng nuôi. Cũng bởi vậy mà từ lâu mẹ chồng đã không hài lòng với cô. Đến khi cô ở cữ, bà cũng như vậy, không có sự chăm lo tốt nhất.
Cô vợ nhớ lại: "Mình nhớ 1 tuần liền mẹ cho mình ăn cơm thịt băm rang và trứng rán. Canh thì thường là canh rau muống luộc. Bữa sáng lúc nào cũng là bánh cuốn ra ngoài mua về. Thật sự mình không dám chê, không dám ý kiến. Mẹ chồng chăm lo là tốt lắm rồi nhưng liên tục như thế này mình bị chán ăn. Đến bữa cơm mà mình trầm cảm. Lúc đó vừa sinh bé chưa được bao lâu, mình khá yếu nên không thể tự cơm nước được".
Cô cũng nói chuyện với chồng, tâm sự cùng anh chuyện mẹ chồng nấu cơm cữ hơi khó nuốt. Hết 1 tuần cơm thịt băm, mẹ chồng lại cho cô ăn trứng luộc dầm mắm. Bữa cơm cữ lúc nào cũng nguội ngắt khiến cô hãi cả chuyện ăn uống. Vừa như vậy, cô vừa tìm cách để nhắn chồng đừng manh động quá. Dù sao chuyện này cũng là hai vợ chồng nhờ mẹ chăm cữ, nếu làm căng quá, tình cảm sứt mẻ rất khó vãn hồi.
"Mình bảo với chồng rằng để em cố chịu đựng. Đầy tháng rồi em lên thành phố lúc đó lại không sao nữa", cô vợ kể.
Cách xử lý xuất sắc của ông chồng
Lấy chồng, ai chẳng muốn được cậy nhờ. Những ngày sinh đẻ nếu không được đỡ đần, chăm sóc tốt, cô vợ nào cũng sẽ cảm thấy vô cùng tủi thân.
Nếu những người chồng thấu hiểu cho vợ thì sẽ tìm cách giúp cô giải quyết vấn đề đó. Và anh chồng trong câu chuyện này đã thực sự làm được như vậy.
Cô vợ viết tiếp: "Một ngày nọ, mình lại tiếp tục ăn sáng bằng bánh cuốn chả, không biết ngày thứ bao nhiêu. Ở quê không có order, gọi ship chứ nếu không mình đã tự ship đồ cho rồi. Hôm đó mẹ chồng vừa bưng mâm cơm lên phòng cho mình thì nghe tiếng cổng mở. Mẹ chạy xuống thì thấy chồng mình đã về.
Anh bước vào chào mẹ rồi lên luôn trên phòng thăm mình và con. Lúc đó mình nhìn thấy bà thể hiện rõ bối rối. Mâm cơm trưa của mình có trứng luộc dầm mắm và bát cà muối. Có ai chăm dâu cữ mà ăn như thế này không cơ chứ.
Chồng mình thấy mấy món vợ đang sắp ăn thì quay sang nhẹ nhàng nói với mẹ chồng: Mẹ ơi sao cơm cữ lại ăn thế này. Mấy món này không có chất đâu. Nhìn mâm cơm này ăn xong cháu bú sữa không đủ chất mẹ ạ. Mấy món như chân giò hầm, cháo chim câu mẹ nấu rõ ngon cơ mà. Hôm con đi gửi mẹ 5 triệu chợ búa giúp vợ chồng con, nếu hết con gửi thêm mẹ nhé chứ ăn thế này không đủ chất".
Ảnh minh họa.
Khi nghe con trai nói vậy, mẹ chồng cô tỏ ra bối rối. Bà bảo rằng ăn nhiều sợ con dâu ngán nên mới quyết định đổi mấy món thanh đạm. Người chồng vẫn tiếp tục lên tiếng: "Ai chứ bà đẻ ăn càng có chất càng tốt chứ mẹ. Mẹ nấu mấy món hầm ngon thế, vợ con không chê đâu".
Cách nói chuyện thoải mái của người chồng khiến mẹ chồng cũng không bị phật ý. Ngay sau đó bà bảo rằng tiền vẫn còn, từ mai bà sẽ đổi món, nấu đồ có chất hơn. Chuyện cơm cữ vậy mà được giải quyết, chẳng khiến gia đình ồn ào hay xích mích chút nào.
Thế mới nói, người đàn ông đáng tin cậy sẽ có cách giải quyết chuyện giữa mẹ đẻ và vợ mình. Đàn ông phải lên tiếng, phải làm cầu nối ở giữa thì mối quan hệ trong nhà mới ấm êm được.
Mối quan hệ mẹ chồng - con dâu bắt đầu xấu đi vì liên quan đến một người khác, ngoài chồng Trong hầu hết các gia đình, công việc chăm sóc con cái thuộc về phụ nữ, còn nam giới đi làm như bình thường, mối quan hệ phức tạp giữa mẹ chồng và con dâu cũng từ đây mà bắt đầu nảy sinh. Có rất nhiều chị em đang khẳng định rằng, quãng thời gian ở cữ chăm sóc con là quãng thời...