Mẹ chồng bỗng dưng đỏ mặt tía tai đứng dậy bắt bố tôi xin lỗi, nhưng họ hàng nhà em phản đối nên bà lại im re
Chồng bóc tôm cho tôi ăn giữa đám cưới, mẹ chồng bĩu môi chê một câu khiến bố tôi bình thản nói: “Không nhận con rể!”
Hôm nay em tổ chức đám cưới các chị ạ. Đúng là ngày vui nhất đời em luôn, mong chờ mãi bao lâu mới được làm cô dâu mặc váy trắng, nhưng không ngờ đám cưới chưa kết thúc em đã theo bố quay ngược về nhà. Nuôi con 26 năm gả đi đúng 1 ngày, lúc dắt em lên sân khấu trao tay cho con rể thì bố em không khóc, mà nghe mẹ chồng mỉa mai 1 câu bố em đã lái xe đưa con gái về thẳng, quyết không để em chịu khổ vì làm dâu nhà người.
Bố em là quân nhân về hưu, năm nay ông cũng gần 60 rồi. Mẹ em mất lúc em học cấp 2, đứa em trai khi ấy còn quá nhỏ, bố thì suốt ngày phải đóng quân xa nên chị em em ở với người cậu ruột. Thi thoảng bố mới về thăm nhà, luôn động viên 2 chị em cố gắng học tập và yêu thương lẫn nhau.
Thấm thoắt cũng hơn 10 năm trôi qua kể từ khi mẹ mất, em đã có việc làm ổn định và em trai thì chuẩn bị vào đại học. Bố em về hưu cách đây mấy năm, ngày ngày chăm nom vườn tược, nuôi đàn gà, cắt tỉa mấy chậu hoa hồng ngày xưa mẹ thích và đều đặn hàng tuần thay lọ hoa mới trên ban thờ cho mẹ. Bao nhiêu người hỏi bố sao không đi bước nữa, chục năm qua cũng không ít cô ngỏ lời thích bố nhưng em chưa thấy bố tỏ lòng mến thương người phụ nữ nào.
Bố em rất trầm tĩnh, không khó tính nhưng cũng nề nếp bởi rèn luyện trong quân ngũ nhiều năm. Bố nấu ăn ngon, dọn dẹp nhà sạch sẽ, ngày nào cũng dậy sớm và luôn chuẩn bị bữa sáng cho em trước khi em đi làm. Ngày em đưa bạn trai về ra mắt, bố vừa vui vừa buồn, tự tay vào bếp nấu một bữa thịnh soạn. Sau đó bố nói chuyện rất nghiêm túc với bạn trai em, nhớ mãi lúc anh ấy chuẩn bị ra về thì bố hỏi một câu duy nhất: “Cháu có chắc chắn sẽ không bao giờ mắng Loan không?”. Anh ấy gật đầu, rồi sau đó 3 năm bố em mới yên tâm trao con gái vào tay anh.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Hôm gia đình anh đến thưa chuyện cưới hỏi, em để ý thấy mẹ anh cứ chẹp miệng nhắc đến việc mẹ tôi mất sớm. Mẹ anh hỏi toàn những câu khá vô duyên, kiểu như “Chị nhà qua đời sớm thế thì không biết cháu Loan có được ai dạy nữ công gia chánh không”, “Có mỗi bố thế thì chắc cháu Loan được chiều lắm nhỉ, có khi chẳng bao giờ dậy sớm”… Em khó chịu lắm nhưng cố nhịn, chồng tương lai của em ngồi cạnh cũng thấy ngại nên nhắc khẽ suốt nhưng mẹ anh đều bỏ ngoài tai.
Bữa đám hỏi, bà ngoại với các dì các mợ lên tặng em vàng hồi môn, mẹ chồng cứ ngó sang nhìn chằm chằm rồi lầm bẩm “Không có mẹ nên hồi môn cũng chả có mấy nhỉ”. Em đứng cạnh nghe thấy nên tủi thân lắm, chồng em bực mình nên tối đó về cãi nhau với mẹ anh. Chưa về làm dâu mà em đã thấy tình hình không ổn lắm, nhưng thuyền lỡ theo lái giờ chẳng lẽ gái không theo chồng, đám cưới cũng hẹn ngày rồi chẳng thể bỏ được.
Bố em cái gì cũng tháo vát nhưng riêng chuyện gả con gái đi đúng là bố rất vụng về. Em thấy bố cứ lóng ngóng mãi, việc chuẩn bị cưới xin cho em toàn cô bác họ hàng giúp lo, hôm nhà anh sang rước dâu, bố em im lặng mãi chẳng nói gì, đến khi em bước ra cổng nhà thì bố ở bên trong òa khóc. Em thương bố lắm các chị ạ, bố em sống cả đời gà trống nuôi con, cuối cùng em lại đi lấy chồng mất… Cũng may nhà chồng ở gần nên em có thể về thăm bố lúc nào cũng được, thằng em trai học trên thành phố có mấy khi về đâu. Đợt này em cưới nó mới nghỉ học về 1 tuần, thằng bé cũng thương chị gái lắm, cứ bảo chị đẻ cháu sớm cho em chăm.
Hôm nay đám cưới trời mưa to, khách khứa đến cũng đông nên vợ chồng em tiếp rượu mệt nhoài. Mãi mới được ngồi xuống mâm, em đói lả đi, chồng em thương vợ nên xí phần đĩa tôm to, hì hụi bóc sẵn mấy con bỏ ra bát. Mẹ chồng em liếc thấy liền đá xéo một câu khiến ai cũng ngỡ ngàng: “Con Loan nó có què tay khuyết tật đâu mà phải gỡ hộ, để đấy cho nó tự ăn chứ!”.
Chồng em sẵng giọng nhắc mẹ không nên nói như thế, nhất là ngày trọng đại như thế này. Chẳng ngờ mẹ chồng bĩu môi ghê hơn, bảo nuôi con trai bao năm giờ bỏ mẹ bênh vợ, đúng đồ bất hiếu nọ kia. Bố em ngồi đối diện im lặng mãi, nghe mẹ chồng nói mấy câu chướng tai xong liền ung dung bảo: “Chị thông gia mắng con trai bất hiếu thì thôi, nhà tôi cũng không nhận rể nữa. Con trai chị quý giá, nhưng con gái tôi còn quý hơn!”.
Nói xong bố đứng dậy dắt tay em về, mẹ chồng đỏ mặt tía tai hỏi định đi đâu. Bố em chẳng nói gì, ra lấy xe ô tô đưa em về nhà thẳng. Chồng em hoảng quá không biết làm sao, khách khứa họ hàng 2 bên vẫn ngồi đầy trong hội trường, ai cũng ngơ ngác nhìn bố cô dâu xách váy đưa con qua cửa chính về mất. Lên xe xong bố em nói sẽ không bao giờ gả em vào cái nhà đó, dù con rể tốt đến mấy ông cũng không muốn con gái phải chịu khổ vì mẹ chồng.
Em vừa khóc vừa ôm bố, trên đời đúng là chẳng ai thương con bằng bố mẹ!
Vừa thấy món đồ tôi mua, mẹ chồng liền tru tréo còn chồng trợn trừng mắt bắt tôi mang trả nếu không thì đuổi khỏi nhà
Giờ tôi vẫn đang ở nhà bố mẹ đẻ, ức chế không còn gì để nói.
Tôi vẫn đang sống cùng bố mẹ chồng, ở nhà thuê 3 tầng, trong đó tầng 1 là nơi bán hàng của mẹ chồng. Bà mở tiệm tạp hóa nhỏ. Tầng 2 là nơi sinh hoạt của ông bà, còn tầng 3 là vợ chồng con cái chúng tôi. Chúng tôi đang tiết kiệm tiền để mua căn hộ chung cư, mong sớm thoát khỏi nơi này vì nó quá chật chội.
2 tuần trước, tôi đi siêu thị điện máy để mua máy rửa bát với bạn thân. Thích quá nên tôi về bàn với chồng mua 1 cái để đỡ phải rửa bát. Thú thật, tôi không ngại nấu nướng nhưng lại rất ngán việc rửa bát nên tôi muốn mua luôn 1 chiếc. Thế nhưng vừa nói ra thì cả chồng và mẹ chồng đều phản đối. Chồng bảo còn đang ở nhà thuê thì tiết kiệm tiền đi, để mua những thứ khác có ích hơn. Mẹ chồng thì nói: "Có vài cái bát, rửa loáng là xong mà đòi mua máy, đấy là biểu hiện của sự lười biếng".
Lúc đó tôi không nói gì nhưng chờ hôm sau chồng đi làm, mẹ chồng đi lấy hàng, tôi ở nhà đập lợn đất lấy hết tiền đi mua máy rửa bát. Con lợn này tôi nuôi từ khi sinh con, lúc đó được mọi người tới chơi cho nhiều tiền nên tôi nuôi lợn đất. Rồi thành thói quen, cứ thỉnh thoảng lại nhét vài đồng vào. Lần này đập ra được gần 20 triệu. Tôi ra thẳng cửa hàng điện máy gần nhà mua luôn 1 chiếc đời mới, người ta mang đến lắp đặt cho luôn.
Anh cũng trợn trừng mắt bắt tôi mang trả, đòi tiền về. (Ảnh minh họa)
Về nhà, mẹ chồng thấy liền tru tréo lên. Bảo tôi là đứa con dâu hỗn hào, tự ý làm dù cả nhà đã góp ý như thế. Sau đó bà đùng đùng gọi điện cho chồng tôi về. Anh cũng trợn trừng mắt bắt tôi mang trả, đòi tiền về. Tôi không đồng ý thì anh đuổi tôi ra khỏi nhà. Anh bảo nhà chật chội lại thêm cái máy rửa bát to đùng đoàng chỉ để tôi lười biếng rửa vài cái bát. Anh không chấp nhận được người vợ cãi lời chồng, chống lại lời mẹ chồng, tự ý mua sắm.
Giờ tôi vẫn đang ở nhà bố mẹ đẻ, ức chế không còn gì để nói. Tính ra thì mua sắm máy rửa bát có tốn kém là bao khi nó phục vụ mình cả đời. Ngày 3 bữa rửa bát, nếu dùng tốt thì có thể dùng được 20 - 30 năm, vậy tính ra mỗi ngày chỉ tốn 2-3 ngàn, mỗi bữa chỉ tốn 1 ngàn tiền rửa bát, cớ sao lại không dùng? Còn việc tiết kiệm mua nhà là kế hoạch của vài năm cơ mà, đâu phải không mua máy thì có tiền mua nhà luôn. Tôi thật không thể hiểu nổi mình sai ở đâu nữa!
Nhìn thành quả dạy con của mẹ chồng, tôi muốn đưa 2 cháu về sống với bà để được "hưởng lây" Thế nhưng chồng tôi phản đối, anh nói con cái thì nên do bố mẹ nuôi dưỡng và dạy dỗ. Tôi phải thừa nhận rằng mẹ chồng tôi rất giỏi trong việc dạy con. Bố chồng tôi là bộ đội đóng quân xa nhà, nghe chồng kể hồi anh còn bé, bố anh cả tháng mới về thăm nhà được 1 lần vào...