Mẹ bỉm than thở con 8 tháng mà chưa biết đi, loạt phụ huynh vào an ủi: “Thế là nguy rồi, con mình 5 tháng đã làm phương trình bậc 2 rồi cơ”
Các em bé này có vẻ hơi lạ lạ ấy, mới mấy tháng mà cái gì cũng biết luôn.
Chăm con là một hành trình không hề dễ dàng, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ. Dù có đọc bao nhiêu sách nhưng với mỗi đứa trẻ, người mẹ lại được trải nghiệm những điều mới lạ riêng. Đôi khi là cả những câu hỏi và suy nghĩ ngây ngô như “không biết con ngủ say thế liệu có đang… thở không nhỉ”, hay “ăn 2 bình sữa rồi mà vẫn đòi ăn, hay là đói”… và cả những trường hợp dở khóc dở cười như trong câu chuyện dưới đây.
Ông bà vẫn có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” để chỉ sự phát triển của một em bé sơ sinh. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi em bé lại có sự phát triển không giống nhau, tùy vào thể trạng, sức khỏe, dinh dưỡng… và nhiều yếu tố khác. Thế nhưng, vì đây là dấu mốc nên nhiều bà mẹ vẫn dựa vào đó để xem con mình liệu có đang phát triển tốt hay không.
Rõ ràng điều này là rất đúng, tuy nhiên đến mức cực đoan quá như trường hợp dưới đây thì khó có thể chấp nhận. Cụ thể, bà mẹ này lên mạng than thở với mọi người: “Buồn thực sự, sinh con ra chỉ mong con khỏe mạnh, cứng cáp như bao đứa trẻ, vậy mà bé nhà mình 8 tháng vẫn chưa thể đứng được”.
Mẹ bỉm đặt ra câu hỏi khá hài hước.
Dưới phần bình luận, hội phụ huynh tỏ ra ngán ngẩm nhưng cũng đoán có lẽ vì người mẹ này quá lo lắng nên mới tỏ ra buồn rầu một cách vô lý như thế. Thông thường với mốc 8 tháng, cũng có em bé đã biết đứng vịn hay đi men, thế nhưng để đứng vững mà không cần hỗ trợ thì khá khó. Bởi vậy, việc buồn rầu về một chuyện như vậy không nhận được sự đồng tình từ mọi người.
Thậm chí, loạt comment trở thành chuyện hài bởi vô số bình luận “trên trời” của mọi người. Quả thực nói về độ lầy lội lẫn hài hước thì không ai qua được dân mạng. Không biết mẹ bỉm sau khi đọc xong comment có bị “tiền đình” hay “sang chấn tâm lý” không, tuy nhiên có lẽ người mẹ này vẫn phải đọc thêm nhiều sách và học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người xung quanh.
Video đang HOT
Cư dân mạng cũng lầy lội không kém.
Toàn các em bé mà như “siêu nhân” cả luôn mọi người ạ.
Thôi thì chịu thua, có lẽ từ lần sau không ai dám hỏi những câu như thế này nữa.
Dẫu vậy, có một số người đoán có lẽ người mẹ này chỉ trêu dân mạng cho vui mà thôi chứ chẳng ai có thể nghĩ ra một câu hỏi khá vô lý như vậy.
Tâm sự giáo viên dạy online: "Chưa bao giờ kiệt sức như thế"
Trong thời điểm dịch Covid-19 tại nhiều tỉnh thành chưa được kiểm soát, việc học online vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy này khiến việc trao đổi, tương tác giữa giáo viên và học sinh bị hạn chế, gây ra không ít khó khăn. Chẳng riêng học sinh, nhiều giáo viên chia sẻ, bản thân cảm thấy bị stress vì những áp lực trong lúc dạy trực tuyến.
Các em phải chuyển học online vì dịch bệnh. (Ảnh: Vietnamnet)
Chưa bao giờ thấy kiệt sức như thế
Mới đây, mạng xã hội đã chia sẻ bức thư của một cô giáo nói về những áp lực mà mình phải chịu trong thời điểm xã hội giãn cách, dạy học theo phương pháp online. "Chưa bao giờ tôi thấy kiệt sức như vậy, đầu óc cứ căng ra như một dây đàn. Soạn bài, sách cũ, sách mới, nghĩ trò chơi, trả lời tin nhắn phụ huynh, động viên học sinh."
Mỗi ngày, cô phải làm việc quần quật từ 6h sáng đến tận 2g sáng ngày hôm sau nhưng công việc vẫn còn ngổn ngang. Thậm chí, việc quá nhiều, nhận vô số tin nhắn mỗi ngày đã khiến giáo viên này bị ám ảnh vào giấc mơ. "Nếu cứ thế này, tôi vỡ tung ra mất, nhiều lúc ngồi mà nước mắt cứ chảy dài ra, hay ước gì mình biến mất " - nữ giáo viên tiết lộ. Cô tin rằng, áp lực này không phải của riêng mình mà còn rất nhiều giáo viên khác chung cảnh ngộ.
Bức thư của cô giáo gây bão mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Mỗi tuần trôi qua lại thêm căng thẳng
Tuổi Trẻ từng đưa tin về trường hợp cô K. công tác tại trường tiểu học ở quận 6, TP.HCM. Sau tựu trường, dù chỉ mới dạy 1 tuần nhưng nữ giáo viên này đã cảm thấy căng thẳng, chưa biết nên làm cách nào để ổn định lại tâm lý.
"Tôi không thấy nặng về chương trình hay phương pháp dạy học trực tuyến trong tình hình dịch bệnh. Cái tôi lo là trong tiết dạy của mình, nhiều phụ huynh hỗ trợ con và can thiệp hơi sâu. Có hôm vẳng trong âm thanh tiếng phụ huynh: "Không biết bà cô mày dạy có chuẩn không?".
Tôi thật sự buồn. Đây là những giờ "mào đầu" để dặn dò các con về kỹ năng, kích thích tinh thần học cho con nên giáo viên đôi khi phải pha những câu chuyện đời thường, nhẹ nhàng, vui vẻ. Phụ huynh lại hiểu sai ý. Đó là chưa kể mạng Internet mấy hôm nay bị rớt liên tục, có em vào được, em thì không; phụ huynh lại nổi nóng với giáo viên, xem như lỗi tại cô" - cô chia sẻ.
Một giáo viên đang cố gắng giải thích cho học sinh hiểu. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Trong tiết dạy có trăm con mắt nhìn - vô cùng áp lực
Cô G. - giáo viên tiếng Anh là một trường hợp khác được Tuổi Trẻ đưa tin. Điều khiến nữ giáo viên này áp lực đó chính là trong lớp có 35 em học sinh nhưng trong mỗi ô camera trên màn hình máy tính lại xuất hiện thêm gương mặt của phụ huynh chen ngang. Họ là bố mẹ, anh chị em hay ông bà...
Cô nhận định: "Việc ông bà, gia đình quan tâm đến tiết học của con là điều rất tốt. Nhưng dù online thì đây là không gian lớp học, người thân xuất hiện ở lớp nên buộc cô giáo phải linh hoạt ngôn ngữ cho cả hai thế hệ. Nói sao cho các con hiểu, nói như thế nào để phụ huynh hài lòng... Nhìn màn hình khô cứng nhưng giáo viên phải hoạt ngôn cho phù hợp với học sinh, phụ huynh. Nghĩa là trong một tiết dạy có trăm con mắt nhìn, giáo viên vô cùng áp lực."
Nữ giáo viên ở Sài Gòn dạy online. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Hiện tại, việc học online là điều cần thiết trong bối cảnh Covid-19. Chính vì vậy, học sinh, phụ huynh và giáo viên hãy thông cảm, hỗ trợ cho nhau để mang đến những tiết học bổ ích, chất lượng cho các em.
Mẹ đau đầu vì con trai ra ngoài ai cũng khen lễ phép, hễ về nhà là "trở mặt" ngỗ ngược, nguyên nhân ai nghe cũng giật mình Đứa trẻ "hai mặt" với cách hành xử trái ngược khiến bố mẹ thắc mắc, không hiểu lý do vì sao và cũng gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục con cái. Không ít các bậc phụ huynh có thể sẽ trải qua tình huống thế này: Đứa con nhỏ mỗi lần ra đường đều được mọi người khen ngợi...