Mê bẫy chim, bé trai bị điện giật gây tổn thương nghiêm trọng
Đi bẫy chim gần đường điện cao thế, một bé trai bị điện giật gây tổn thương nghiêm trọng tứ chi và vùng bụng.
Tổn thương tứ chi vì mê bẫy chim
Mới đây, Khoa Điều Trị Bỏng Trẻ Em ( Bệnh viện Bỏng Quốc gia) vừa tiếp nhận một bệnh nhi bị điện giật nghiêm trọng khi đang đi bẫy chim gần đường điện cao thế. Bệnh nhân Đinh Quốc V. (16 tuổi, Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng bị bỏng vùng bụng, toàn bộ chân phải, chân trái và hai bàn tay, cánh tay. Người nhà bệnh nhân cho biết: V. bị tai nạn khi đang đi bẫy chim ngoài đồng.
Bệnh nhân đã dùng gậy inox treo lồng chim làm bằng sắt lên gần đường dây điện cao thế nên bị điện phóng xuống gây bỏng. Nạn nhân đã được các bác sĩ tuyến dưới tiến hành cấp cứu chống sốc, giảm đau, sơ cứu bỏng và chuyển lên Bệnh Viện Bỏng Quốc Gia ngay trong ngày.
TS. BS. Hồ Thị Vân Anh – Phó Chủ nhiệm Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em (Bệnh viện Bỏng Quốc Gia) cho biết: Bệnh nhân nhập khoa trong tình trạng nặng nhưng vẫn tỉnh táo, mệt nhiều, da môi hồng nhạt, mạch 90 lần/phút, huyết áp 120/70mmHg, nước tiểu vàng đậm, bụng và tứ chi bị tổn thương nghiêm trọng (tổn thương bỏng sâu độ IV, V ở bụng và tứ chi, tổn thương độ IV, V ở 2 bàn tay và 2 bàn chân).
Bệnh nhân được chẩn đoán bỏng điện cao thế, tia lửa điện 7%, 3% độ sâu (độ III, IV, V bụng, tứ chi). Bệnh nhân đã được truyền dịch dự phòng sốc bỏng, kháng sinh, giảm đau, thay băng, theo dõi sát. Bệnh nhân được phẫu thuật 3 ngày sau vào viện (ngày15/4), phẫu thuật cắt hoại tử, ghép da, tháo ngón 1 và 5 bàn chân phải, tháo bỏ ngón 4, 5 bàn chân trái, tháo bỏ đốt xa ngón 2, 3 bàn chân bên trái và phẫu thuật ghép da vùng bụng. Sau phẫu thuật hiện tại bệnh nhân tỉnh, huyết động ổn định, tại chỗ da ghép vùng bụng bám được, tổn thương bỏng tứ chi còn phức tạp.
Trước đó, Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em (Bệnh viện Bỏng Quốc gia) cũng đang điều trị cho một bệnh nhân nam ở Mê Linh (Hà Nội) cũng bị bỏng điện cao thế do đi bẫy chim. Người nhà bệnh nhân cho biết, do chủ quan cứ nghĩ tất cả các dây điện đều được bọc bảo vệ bên ngoài nên cháu đã dùng gậy sắt treo lồng chim lên dây điện cao thế trần.
Các tổn thương bỏng của bệnh nhân V.
Nguy hiểm khi bỏng điện cao thế
Video đang HOT
Bệnh nhân bị bỏng do điện cao thế có tỷ lệ tàn phế cao, thời gian nằm viện kéo dài và thường để lại sẹo xấu do phải phẫu thuật nhiều lần. Khác với các tai nạn bỏng lửa, bỏng nước sôi vùng tổn thương chủ yếu tập trung ngoài da, nạn nhân bỏng điện thường bị tổn thương rất nặng. Khi dòng điện chạy qua, cơ thể sẽ trở thành một phần của mạch điện gây tổn thương rất sâu, gây hoại tử cơ – xương, mạch máu, thần kinh khiến việc điều trị vô cùng khó khăn.
Rất nhiều trường hợp bị bỏng điện, các bác sĩ đã cố gắng cứu chữa để tránh nguy cơ tàn phế cho người bệnh, nhưng cuối cùng vẫn buộc phải cắt chi của bệnh nhân để ngăn chặn tình trạng hoại tử, nhiễm trùng, nhiễm độc nhằm cứu sống tính mạng người bệnh. Do đó, người dân cần đặc biệt lưu ý khi làm việc và di chuyển tại các khu vực có điện lưới, nơi có trạm điện, đường điện cao thế, nhất là trong mùa mưa bão sắp tới.
Cách sơ cứu khi bị điện giật
Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách ngắt cầu dao điện. Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện. Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hoặc đứng trên một tấm ván gỗ khô, dùng thanh tre hay gậy gỗ khô để gạt dây điện ra.
Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát. Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.
Với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ. Hô hấp nhân tạo: Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng.
Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 – 30 lần.
Ép tim ngoài lồng ngực: Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần.
Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần, làm kiên trì cho đến khi tim đập và thở trở lại. Sau đó bất động, cố định tốt chi bị tổn thương và cột sống rồi nhanh chóng di chuyển người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cấp cứu và kiểm tra kịp thời
Với nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm. Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý: Khi sơ cứu tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn. Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật. Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.
Chấn thương nhẹ, chớ chủ quan
Sau khi được sơ cứu chấn thương phần mềm ban đầu, người bệnh nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán, nhận định mức độ tổn thương
Một số chấn thương phần mềm nếu xử lý ban đầu sai cách có thể khiến vết thương trầm trọng hơn.
Nguy cơ tổn thương mạch máu
Chấn thương nhẹ phần mềm (cơ, dây chằng, gân, da và các mô bao quanh...) là chấn thương rất thường gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã... Chấn thương này gây ra các triệu chứng như vết bầm, phù nề, sưng đau...
Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP HCM gần đây tiếp nhận khá nhiều ca chấn thương nhẹ phần mềm, cả một số ca nặng như đứt dây chằng chéo khớp gối, viêm gân, chấn thương vùng kín.
Trường hợp vừa mới đây là bệnh nhân N.M.K (42 tuổi, ngụ TP HCM). Bệnh nhân K. được chuyển đến BV trong tình trạng nhiễm trùng phần mềm, hoại tử một phần da chân phải. Trước đó, anh bị tai nạn giao thông, chân phải bị rách một đường dài, chảy nhiều máu, được đưa vào sơ cứu tại trạm y tế địa phương.
Do không được khử trùng triệt để trước khi khâu vết thương, cùng việc tự ý sử dụng dầu nóng để giảm đau, chân anh K. bị sưng to, nhiễm trùng dẫn đến hoại tử, phải tiến hành phẫu thuật cắt lọc và ghép da để điều trị vết thương.
Theo PGS-TS-BS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Đại học Y Dược TP HCM, khi bị chấn thương, các tổ chức tế bào vỡ ra, sự liên kết giữa các mô bị phá vỡ. Lúc này, phản ứng viêm diễn ra giúp cô lập, xử lý và tái tạo sự sống tại khu vực tổn thương. Khi phản ứng viêm xảy ra quá mức sẽ gây ra tình trạng sưng, phù nề... phải can thiệp giảm viêm để tránh ảnh hưởng vận động phục hồi sau này.
Mỗi ngày, BV Đại học Y Dược TP HCM tiếp nhận 20 - 30 ca nhập viện điều trị do chấn thương. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh được điều trị nội khoa và hướng dẫn chăm sóc vết thương tại nhà. Những trường hợp nặng, người bệnh buộc phải nhập viện theo dõi, hay có chỉ định phẫu thuật.
BS chuyên khoa II Võ Hòa Khánh, Trưởng Phòng Quản lý Chất lượng BV Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, cho biết chấn thương phần mềm có thể gây ra những tổn thương như cơ, dây chằng, gân; tổn thương các thành phần khác như da, bao khớp và các tổ chức liên kết khác.
Tổn thương phần mềm nặng bao gồm tổn thương mạch máu và thần kinh. Phần mềm tổn thương sẽ làm chảy máu, dẫn đến tình trạng đau, sưng, phù nề, giảm hoặc mất chức năng vận động của chi. Chấn thương phần mềm ở những vùng như khoeo chân, đầu gối sẽ có nguy cơ dẫn đến tổn thương mạch máu, thần kinh làm thiếu máu chi.
Một trường hợp chấn thương phần mềm đến điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Không xoa bóp khi chấn thương phần mềm
Các hoạt động thể dục thể thao bên cạnh nhiều lợi ích cho sức khỏe, người chơi thể thao nghiệp dư nhiều khi phải đối mặt với những chấn thương trong quá trình tập luyện và thi đấu. Một số chấn thương trong lúc chơi thể thao có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách.
ThS-BS Huỳnh Phương Nguyệt Anh, Khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Đại học Y Dược TP HCM, cho biết chấn thương thể thao nhiều nhất là chấn thương nông ở phần mềm (da và mô dưới da), chấn thương hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng, trật khớp... Tùy theo loại chấn thương, vị trí và mức độ nghiêm trọng mà có những cách xử lý khác nhau.
"Không ít người dân có thói quen tự ý sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị các chấn thương phần mềm. Bên cạnh công dụng giảm đau, một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, tránh việc sử dụng không đúng cách gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng, nhất là với những người có nhiều bệnh nền" - BS Nguyệt Anh tư vấn.
BS Nguyệt Anh cho biết thêm là không nên xoa bóp khi bị chấn thương phần mềm, vì xoa bóp sẽ làm tăng chảy máu, tăng phù nề làm tổn thương nặng lên. Tránh xoa bóp ít nhất trong 72 giờ đầu sau chấn thương. Không chườm nóng, vì chườm nóng sẽ làm tăng chảy máu. Lưu ý cần tránh tác động nhiệt nóng nào vào vùng tổn thương như chườm khăn nóng, rửa vòi nước ấm... trong 48 giờ đầu tiên. Chỉ chườm nóng (chườm ấm) sau 48 giờ.
Với việc sử dụng túi chườm, cần tìm hiểu khi chọn sử dụng cách chườm nóng hay chườm lạnh. Trong 3-5 ngày đầu, khi vết thương đang ở giai đoạn cầm máu, nên chườm lạnh để mạch máu co lại, cô lập vùng chấn thương và giảm sưng. Sau khi chuyển sang giai đoạn tái tạo mô thì mới tiến hành chườm nóng để làm giãn mạch, tăng cường dòng máu tới phục hồi vết thương.
Theo các bác sĩ tại Việt Nam, mỗi năm ước tính số trường hợp gặp phải chấn thương ở người chơi thể thao nghiệp dư lên đến hàng ngàn người. Do đó, những người chơi thể thao cần được tư vấn và hướng dẫn cách vận động phù hợp để phòng ngừa chấn thương.
Một số phương pháp dân gian như dùng mật gấu, dầu nóng, đắp rượu thuốc, lá cây... vào vùng tổn thương, các phương pháp này hoàn toàn không có tác dụng giảm sưng mà còn có thể gây phỏng da, khiến vết thương sưng, phù nề nhiều hơn.
Mắc phải bệnh có nguy cơ tử vong, tàn phế vẫn "cố thủ" ở nhà tự chữa Đây là trường hợp nhiễm trùng rất nặng diễn tiến rất nhanh, hoại tử da cổ bàn tay trái, đái tháo đường type 2 tự chữa trị, đường huyết không ổn định, suy thận cấp, tiêu chảy cấp rối loạn điện giải... khiến các bác sĩ điều trị vô cùng khó khăn. Bệnh nhân L.T.K. (67 tuổi, trú tại Trảng Bảng, Tây Ninh)...