Mẹ bầu ‘rỉ tai’ nhau chiêu đẻ con da trắng hồng
Những “chiêu” truyền miệng từ gian dân này được rất nhiều mẹ bầu tín nhiệm với hy vọng sinh ra những đứa con có làn da trắng hồng.
Sinh ra được những đứa con khỏe đẹp, da trắng, dáng cao luôn là mong ước của các mẹ bầu. Chính vì thế mà chủ đề này chưa bao giờ nguội trên các diễn đàn dành cho mẹ và bé. Hãy cùng xem các mẹ mách nhau thế nào nhé?
Uống nước dừa từ lâu đã được truyền tai nhau có công dụng giúp da em bé trắng hồng từ trong bào thai. Ngoài công dụng này, mẹ bầu uống nhiều nước dừa còn được cho là khi sinh con sẽ sạch đờm, dãi. Có lẽ vì vậy mà ai ai khi bầu bí cũng chăm chỉ uống nước dừa. Như mẹ Thanh Bình (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Vì là lần đầu tiên mang bầu nên mình bỡ ngỡ lắm. Từ ngày mới biết tin có thai, mình đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu các bí quyết và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để có thể chăm sóc cho con một cách tốt nhất. Ngoài các bí quyết về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, mình được mẹ chồng khuyên nên uống nhiều nước dừa để cải thiện làn da cho con. Có lẽ hai vợ chồng mình da đều ngăm ngăm đen nên mẹ chồng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Trước đây mình cũng đã nghe mọi người kháo nhau rằng uống nước dừa từ khi mang thai thì sinh con da dẻ sẽ trắng trẻo, mịn màng, bởi vậy ngày nào mình cũng cố gắng uống đủ 1 quả dừa tươi. Từ khi biết mình có con gái, mình càng chăm chỉ uống nước dừa hơn. Hy vọng con sinh ra da sẽ trắng hồng chứ không như da mẹ.”
Nước dừa có nhiều công dụng với sức khỏe mẹ bầu nhưng chưa có bằng chứng khoa học khẳng định sẽ giúp da con trắng hồng. (ảnh: Internet)
Trên thực tế, đúng là nước dừa có rất nhiều công dụng vì chúng chứa một hàm lượng cao clorua, kaki, magiê cao và hàm lượng trung bình đường, natri, protein. Kali từ nước dừa có tác dụng điều chỉnh huyết áp, duy trì chức năng ổn định của tim. Nước dừa cũng là nguồn tuyệt vời của chất xơ, mangan, canxi, riboflavin và vitamin C. Ngoài ra, nước dừa giúp bổ sung chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể thai phụ. Loại đồ uống này còn nổi tiếng giúp tăng cường hệ miễn dịch do giàu axit lauric.
Có lẽ do nước dừa giàu vitamin C nên các mẹ cho rằng đồ uống này sẽ giúp da con trắng hồng. Tuy nhiên, màu da của trẻ phần lớn là do gen di truyền, vì vậy mẹ không nên quá tin tưởng vào những lời truyền miệng này. Bất cứ thức ăn, đồ uống nào dung nạp vào cơ thể nhiều quá cũng không hề tốt. Vì vậy chị em nên ăn uống một cách cân bằng và vừa phải.
Ăn trứng gà
Ngoài cách uống nước dừa, trứng gà cũng là món ăn được chị em bầu chọn lựa nhiều với hy vọng “ăn nhiều sẽ giúp con có làn da trắng mịn như lòng trắng trứng gà”. Trứng gà đúng là chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng. Đây là một trong những thực phẩm dinh dưỡng rất tốt phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tốt cho hệ thần kinh và sự phát triển của cơ thể, cải thiện trí nhớ, giúp đầu óc tỉnh táo.
Một quả trứng gà có trọng lượng trung bình từ 30-35g… cung cấp gần một nửa nhu cầu chất đạm cần thiết cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng gà là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể, có giá trị dinh dưỡng cao bởi vì 100g trứng gà cung cấp: 14,8g protein, 11,6g lipid, 55mg canxi, 210mg phốtpho, 0,7mg Vitamin A.
Video đang HOT
Có lẽ, với lượng dưỡng chất nhiều như thế nên các mẹ thường rỉ tai nhau đó là cách giúp mẹ bầu đẻ con da trắng hồng. Mẹ Phạm Hoài (nicknam MeSubeo) chia sẻ: “Khi vừa thông báo có thai, mẹ đẻ đã gửi ở quê lên cho mình rất nhiều trứng gà. Bà bảo chịu khó ăn nhiều sẽ giúp da con trắng mịn. Vì vậy ngày nào mình cũng ăn 2-3 quả. Mình chế biến thành nhiều món trứng luộc, rán, ốp để bớt ngán… Có lẽ vì nỗ lực ăn nhiều trứng thế nên con mình sinh ra da trắng hồng thật. Các mẹ hãy thử đi, rất hiệu quả.”
Thực tế thì chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định bà bầu ăn trứng gà giúp da con trắng hồng. Tuy nhiên, có thể vì trứng gà rất giàu dưỡng chất nên mẹ bầu ăn sẽ tốt cho sự tạo thành tế bào da của thai nhi. Ngoài ra vì có công dụng bổ sung sắt và các loại vitamin nên cũng giúp da mẹ bầu hồng hào hơn. Dù vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn 3-4 quả trứng gà mỗi tuần vì ăn nhiều quá cũng không thực sự tốt.
Trứng gà là thực phẩm được nhiều mẹ bầu chọn lựa trong thai kỳ. (ảnh minh họa)
Ngoài những “chiêu” giúp đẻ con da trắng hồng, các mẹ còn rỉ tai cách ăn uống để đẻ con chân dài đó là ăn trứng vịt lộn. Nhiều mẹ bầu vì mong muốn con sau này sinh ra sẽ cải thiện được tầm vóc mà khi bầu bí ăn tới 2-3 quả trứng vịt lộn mỗi ngày, thậm chí còn cố gắng nhồi nhét để ăn dù không muốn.
Nói về quan niệm này, bác sĩ chuyên khoa sản Trần Việt Cường (trưởng khoa sản thường, bệnh viện Nhân dân Gia Định) cho biết: “Hoàn toàn không có chuyện ăn trứng vịt lộn là đẻ con chân dài. Trên thực tế không có và cũng không có nghiên cứu nào hay công trình khoa học nào chứng minh điều này”.
Theo bác sĩ Cường, trong thai kỳ bà bầu có thể ăn trứng vịt lộn, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. “Khi bà mẹ mang bầu, ăn đủ chất dinh dưỡng, không cần kiêng bất cứ thực phẩm nào, chú ý nguyên tắc không ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc chỉ ăn một loại thực phẩm. Kể cả ăn trứng vịt lộn, thỉnh thoảng với số lượng 1-2 quả cũng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu ăn quá nhiều làm cản trở quá trình hấp thụ các chất khác của mẹ và bé.”, bác sĩ Cường nhấn mạnh.
Về việc ăn trứng vịt lộn hàng ngày với mong muốn con sinh ra chân dài, bác sĩ Cường nói thêm:”Chân dài hay ngắn là do yếu tố di truyền, chứ không phải do ăn trứng vịt lộn là sinh con chân dài. Yếu tố di truyền không thay đổi được nhưng có thể bổ sung thêm canxi, chất sắt để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ để em bé sinh ra được khỏe mạnh. Khi mẹ ăn đủ chất, phong phú các loại thực phẩm, bé sinh ra không bị còi cọc. Còn những sản phụ ăn uống thiếu chất sẽ sinh con bị còi cọc”.
Những chiêu truyền miệng đẻ con da trắng, dáng cao như trên chưa hề có bằng chứng khoa học, tuy nhiên những thực phẩm đó cũng không gây hại gì cho sức khỏe mẹ bầu. Chị em có thể chọn cách ăn uống khoa học, cân bằng để có thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Theo Khampha
Những loại quả bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Có con là niềm hạnh phúc lớn của mỗi bà mẹ, cảm giác mang bầu khiến nhiều người bà mẹ rơi nước mắt. Tuy nhiên để có niềm vui trọn vẹn, các mẹ bầu cần có những lưu ý, cũng như hiểu biết trong thai kỳ.
Ba tháng đầu, là thời điểm mẹ bầu nên kiêng một số loại hoa quả, bởi chúng dễ gây nên những triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, nếu dùng không đúng cách, bạn dễ bị sảy thai.
Sau đây là một số loại quả mẹ bầu nên kiêng khi mang thai 3 tháng đầu.
Quả dứa
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho dứa vào danh sách cấm với mẹ bầu 3 tháng đầu. Dứa là loại quả ngọt, thơm, nhưng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
Quả nhãn
Được xếp vào loại quả ngon miệng bởi mùi thơm đặc trưng và vị ngọt hấp dẫn. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí. Vì thế mẹ bầu nên lưu tâm với loại quả này.
Mướp đắng (khổ qua)
Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine - một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.
Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia khuyên trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng là vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Táo mèo
Nhiều tài liệu ghi chép, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.
Quả đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng. Vì thế bà bầu nên hạn chế ăn đào, nếu có ăn thì nên gọt vỏ và không nên ăn thường xuyên.
Đu đủ xanh
Nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai.
Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.
Theo Đời Sống Pháp Luật
2015, sinh con tháng nào đẹp nhất? Các nhà khoa học cho rằng tháng bé chào đời có ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ trong tương lai. Có thể thấy thời gian khi em bé được sinh ra trong năm là rất quan trọng với sự phát triển cũng như sức khỏe trong tương lai của bé. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận...