Mẹ bầu bổ sung ngay loại rau này vào thực đơn để ngăn ngừa dị tật ở thai nhi
Ít ai biết rằng, loại rau có nguồn gốc từ châu Âu này lại chứa dưỡng chất cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh và ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.
Măng tây giúp ngăn ngừa dị tật ở thai nhi
Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin cần thiết cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh thai nhi, ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.
Ngăn ngừa loãng xương
Măng tây là nguồn dồi dào vitamin K, giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của xương.
Ngăn ngừa ung thư
Ung thư và các chứng bệnh có liên quan sẽ được giảm thiểu nếu bạn ăn nhiều măng tây. Chất glutathione – một chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư – có rất nhiều trong măng tây.
Tốt cho đường ruột
Măng tây chứa một loại carbohydrate có tên là inulin, chất này rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng. Inulin cũng giúp cho sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Lactobacilli và Bifidobacteria. Do có nhiều chất xơ nên măng tây có tác dụng nhuận tràn.
Video đang HOT
Tốt cho tim mạch
Do rất giàu potassium (kali) nên giúp điều hòa huyết áp, do có chứa nhiều folate nên giúp tim khỏe mạnh. Măng tây chứa rất nhiều chất xơ nên có thể giải tán đám cholesterol gây phiền nhiễu có trong máu.
Tăng cường hệ miễn dịch
Măng tây là nguồn giàu chất xơ và protein – hai dưỡng chất có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, rễ của măng tây giúp chữa ho, khản tiếng, đau cổ họng.
Chống viêm
Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2.
Măng tây có tác dụng chữa bệnh viêm bàng quang, ngừa sỏi thận, mật… có hợp chất chống oxy hóa, măng tím có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa hơn màu khác…
Ngăn ngừa lão hóa
Măng tây có chứa một chất chống oxy hóa gọi là glutathione, có tác dụng bảo vệ da trước tác hại gây ra từ ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, măng tây chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A. Đây là 2 chất kháng oxy hóa hàng đầu bảo vệ da vững vàng trước sự xâm lăng của những gốc tự do. Vitamin C còn giúp cho sự tổng hợp collagen. Collagen là một loại protein có tác dụng nâng đỡ da và ngăn ngừa sự lão hóa da.
Mẹ bầu ăn gì cho con phát triển chuẩn theo từng tháng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cân nặng và thể chất của thai nhi trong bụng mẹ.
Khi bước vào giai đoạn mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ tăng cao. Chính vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng lúc này là vô cùng cần thiết.
Nhiều bà mẹ trẻ lo lắng không biết rằng bản thân nên ăn những gì, nên ăn bao nhiêu, hay ăn với khẩu phần như thế nào để thai nhi nhận được đủ chất.
Dinh dưỡng 3 tháng đầu tiên
Ảnh minh họa
3 tháng thai kỳ đầu vô cùng quan trọng. Thời điểm này, thai nhi trong bụng mẹ mới bắt đầu hình thành nên chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đóng một vai trò rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoàn thiện của bào thai.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay trong 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu cần dung nạp khoảng 200 - 300 kcal mỗi ngày, không cần tẩm bổ quá nhiều dưỡng chất vì bào thai còn nhỏ chưa thể hấp thu nhiều dưỡng chất.
Mẹ bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng như thông thường để hạn chế mệt mỏi và nâng cao vi chất cho cơ thể, giúp bé cưng giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh như: Axit folic (có trong gan động vật, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau màu xanh đậm, rau dền, củ cải, bông cải, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, quýt, bưởi...); Sắt (có trong rau xanh, thịt đỏ, đậu phụ) ; Vitamin B12 (có trong cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa, thịt bò, hạt điều, hạt hạnh nhân, bông cải xanh, kiwi, xoài...).
Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6
Đây là thời gian phần lớn các mẹ bầu không còn "vật vã" vì nghén nên việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn. Về phần thai nhi, nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng lên vượt trội để phục vụ quá trình tăng trưởng. Do vậy, muốn đáp ứng nhu cầu của thai nhi, mẹ nên tăng khoảng 300 kcal trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng được khuyên nên tăng cường thêm 1000 - 1200mg canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển hệ xương của bé. Lưu ý các mẹ không cần ăn nhiều, ăn đủ dưỡng chất là ổn! Các mẹ cũng nên chú ý tăng cường nhiều axit béo omega 3 và choline - "chìa khóa" giúp trí não và hệ thần kinh của bé phát triển tốt nhất.
3 tháng cuối thai kỳ
Đây là thời điểm các mẹ bận rộn với việc chuẩn bị cho bé chào đời. Do đó, mẹ bầu không nên lơ là việc ăn uống. Theo đó, các mẹ cần tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giúp xương chắc khỏe, bổ sung rau xanh, trái cây ngăn ngừa táo bón.
Dù đang ở giai đoạn nào của hành trình mang thai, mẹ bầu đều nên tránh những thực phẩm không lành mạnh, gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, như: Thực phẩm tái, gỏi, nước uống có gas, chất kích thích, thuốc lá,....
Đặc biệt, các mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ngọt bởi đồ ngọt sẽ khiến cho mẹ bầu tăng cân không kiểm soát, dễ gây tiểu đường thai kỳ và tăng nguy cơ sinh mổ. Do đó, dù không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối đồ ngọt nhưng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thì đồ ngọt nên được hạn chế.
Ngoài một chế độ ăn uống hợp lý thì lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là nên kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và bé, đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Thai nhi trong bụng cũng cần nghỉ ngơi: 2 khoảng thời điểm mẹ bầu chớ nên làm phiền bé Mỗi người đều có đồng hồ sinh học của riêng mình để đảm bảo hoạt động hàng ngày của họ và thai nhi cũng vậy. Không chỉ người lớn mà thai nhi cũng có đồng hồ sinh học. Trong 2 khoảng thời điểm này, mẹ bầu chớ nên làm phiền bé nhé! 1. 1 giờ sau khi ăn Sau khi ăn, mẹ bầu...