Mẹ anh yêu cầu về quê sống thử, dâu tương lai khóc nấc bị vu oan
Khi tôi nói còn công việc của tôi ở Hà Nội nữa, tôi không thể cứ đùn cho người khác hay chất đống ở đó mãi được. Mà bảo bác lên thành phố thì bác không chịu. Nghe thế, anh bảo ngay với tôi rằng đàn bà con gái cũng không cần công danh nhiều làm gì.
Tôi và Sĩ yêu nhau cũng đã lâu, cũng đến lúc ra mắt gia đình hai bên. Dù là gái ở phố nhưng bản thân tôi cũng tính là chăm chỉ. Thêm vào đó là ngoại hình ưa nhìn và công việc ổn định. Tôi nghĩ rằng bản thân tôi cũng không có điểm nào đáng bị phê phán quá mức. Nhà tôi rất quý anh, mẹ anh cũng không có phàn nàn chê bai gì tôi cả.
Từ ngày ra mắt, tôi cũng thường chăm về nhà anh chơi. Vì thực ra nhà anh còn mỗi mẹ, tôi thấy để mẹ chồng tương lai mình cứ ở quê lủi thủi cũng buồn, nên thi thoảng tôi lại về chơi cho bác vui.
Một thời gian sau, tôi nhận được cuộc điện thoại từ mẹ anh. Bác bảo tôi nghỉ việc để về quê sống cùng bác, tiện bề chăm sóc, đằng nào cũng sẽ cưới nên tập làm con dâu luôn. Tôi đã từ chối khéo, nhưng bác lại tỏ ra giận dỗi, nói rằng chỉ có mình bác ở nhà, tuổi già cô đơn, ốm đau cũng không biết thế nào. Tôi cũng thấy ái ngại, nói với anh hay là đưa bác lên thành phố ở cùng. Ai dè bác đùng đùng lên thành phố, gặp tôi để mắng vốn, lại nói thêm cái tư tưởng có chết cũng phải ở quê, trông đất trông nhà, chăm lo cho mộ phần bác trai. Bác ở lỳ nhà anh, nói sẽ không về nếu như tôi không về theo. Mà trong thời gian ở đây, ngày nào bác cũng làm mình làm mẩy khiến tôi rất mệt mỏi.
Ai dè bác đùng đùng lên thành phố, gặp tôi để mắng vốn, lại nói thêm cái tư tưởng có chết cũng phải ở quê, trông đất trông nhà, chăm lo cho mộ phần bác trai.
Đêm hôm đó, Sĩ đến tận nhà tôi, nhờ tôi về quê anh ở vài hôm, vì anh cũng còn mỗi mẹ cần người chăm sóc. Anh bảo mẹ đang ốm nặng, mà anh lại sắp sửa đi công tác, không thể phân thân ra được. Tôi chần chừ phân vân hồi lâu, rồi cuối cùng cũng đồng ý, sắp xếp công việc và đưa bác về quê. Hôm về nhà, bác còn ngỡ ngàng nói với tôi: “Ơ, mang ít quần áo thế làm sao mặc đủ?”. Tôi ngơ ra chả hiểu chuyện gì, thì bác lại bảo rằng, chính Sĩ nói với bác, tôi về ở hẳn cùng bác rồi. Tôi im lặng, cứ nghĩ là bác nói đùa.
Tôi cũng không tính là vụng về, nhưng ở chung mới thấy, bác ấy khó tính quá. Bắt tôi làm hết cái này đến cái nọ. Nào thì cháo phải là cháo trắng siêu nhiều hành, rồi thịt gà rang phải lột da để ăn đỡ bị ho, nước uống phải lọc đi lọc lại năm bảy lần… Nói thật, mẹ anh coi tôi cứ như ô sin vậy! Tôi đoán là thử con dâu nên cắn răng nhịn.
Sáng hôm đấy tôi đi chợ, nhưng lại quên mang tiền nên quay về nhà đột xuất. Vừa hay, tôi phát hiện ra “mẹ chồng tương lai” của tôi đang ngồi buôn dưa lê bên nhà hàng xóm. Trong khi mới đêm hôm qua còn ho sù sụ và nôn khan, thì hôm nay thấy bác ngồi cười với hàng tá thứ chuyện trên trời dưới biển rồi. Giờ tôi mới biết là bác giả vờ ốm để bắt tôi về quê ở cùng.
Video đang HOT
Tôi tức quá không làm gì được, nên chỉ còn cách gọi điện cho Sĩ. Nhưng những gì tôi nhận lại được là lời anh khuyên tôi kệ đi, cùng lý do người già chẳng qua muốn có người bầu bạn nên mới thế. Dù sao cũng chỉ có một mình bà loanh quanh cũng buồn.
Khi tôi nói còn công việc của tôi ở Hà Nội nữa, tôi không thể cứ đùn cho người khác hay chất đống ở đó mãi được. Mà bảo bác lên thành phố thì bác không chịu. Nghe thế, anh bảo ngay với tôi rằng đàn bà con gái cũng không cần công danh nhiều làm gì. Anh bảo tôi cứ ở quê, anh nuôi. Tôi ấm ức lắm mà không tài nào nói lại được.
Ngày hôm đó sau khi tắm xong, tôi ra ngoài phòng khách thì lại nghe được cuộc nói chuyện điện thoại của “mẹ chồng tương lai” tôi với con trai bà – người yêu tôi. Bác nói anh cứ yên tâm “công tác” đi, còn nói cái gì mà ưng ý con bé rồi thì không cần lo đến tôi. Còn chuyện của tôi đã có bác xử lý.
Trời ạ! Tôi bỏ cả công việc của mình để về đây chăm sóc người nhà anh, nhưng không ngờ rằng cả hai mẹ con anh ta đang dấm dúi chuyện xấu sau lưng tôi. Hóa ra về đây chăm bà chỉ là cái cớ giữ chân để anh ta đi tìm mối khác ngon hơn. Tôi vẫn cố gắng im lặng, chờ xem tiếp theo bà làm gì.
Sáng hôm sau, tôi vừa đi chợ về đã nghe thấy tiếng bác gào toáng lên trong nhà. Hàng xóm vây kín quanh nhà, hóng chuyện. Vừa thấy tôi, bác đã lao vào túm cổ, mắng tôi xơi xơi, gào lên là mất tiền tiết kiệm đáng giá cả chục cây vàng, rồi đổ vấy cho tôi lấy trộm, yêu cầu tôi đền bù. Tôi đoán đây cũng là một cái cớ khác để đuổi tôi đi mà thôi.
Tức nước vỡ bờ, tôi lấy điện thoại ra, mở ngay đoạn ghi âm mà tối qua tôi đã lén ghi lại. Giữa nhà, tiếng ghi âm rõ ràng mồn một, giọng bác oang oang vọng ra. Cả cái kế hoạch “chăn con dâu, tìm mối mới” của bác và Sĩ đều bại lộ. Hàng xóm nghe thấy hết. Bác hết đường chối cãi cũng như đổ lỗi cho tôi.
Tôi nhắn cho Sĩ một tin chia tay, tìm được danh tính cô gái kia thì gửi ngay cho cô ấy đoạn ghi âm đó. Mẹ con anh ta không biết đã lừa đảo bao nhiêu người rồi, không thể để cứ thế mà tung hoành. Tôi xách đồ bỏ đi ngay hôm đó, coi như bài học cho mình đừng bao giờ tin vào mấy lời ngon ngọt của kẻ khác, cũng không bao giờ để người khác cưỡi lên đầu mình nữa.
Thảo Hương
Theo Gia đình & Xã hội
2 cột mốc phát triển quan trọng của em bé sơ sinh 2 tháng tuổi
Bé 2 tháng tuổi bắt đầu biết phản ứng lại với các kích thích của môi trường xung quanh như biết mỉm cười khi thấy bố mẹ cười với mình, biết đáp lời khi nghe mẹ nói chuyện, biết khóc lên khi cảm thấy buồn chán.
Khi đến tháng thứ hai của cuộc đời, mọi cử động tay chân của bé bắt đầu được điều phối tốt hơn nhờ hệ thần kinh đã phát triển. Do đó, các mốc phát triển trong tháng thứ 2 tập trung vào cách bé phản ứng với các kích thích của môi trường. Và bởi vì cha mẹ là một phần rất lớn trong các kích thích của môi trường đó, nên những phản ứng của bé sẽ liên quan nhiều đến cha mẹ. Điều này có nghĩa là các ông bố bà mẹ phải tương tác với con càng nhiều càng tốt.
Trong tháng thứ 2, có 2 cột mốc phát triển quan trọng của bé mà cha mẹ cần lưu ý:
1. Bé biết ngóc đầu mỗi khi nằm sấp
Trẻ sơ sinh thường dành phần lớn thời gian để ngủ và nằm ngửa là tư thế ngủ an toàn cho bé nhất. Thế nên, khi bé thức dậy chơi, cha mẹ nên tranh thủ cho bé tập nằm sấp. Bởi nằm sấp giúp bé học cách đẩy cánh tay lên, xoay đầu và cổ, nó còn giúp các cơ cổ và cánh tay của bé phát triển.
Thông thường, em bé 2 tháng tuổi đã có thể ngóc đầu lên trong thời gian nằm sấp để nhìn ngó xung quanh. Điều này không có nghĩa là bé tận hưởng và thư giãn trong khoảng thời gian này, mà thực ra, bé phải dùng sức để nâng cổ và đầu của mình lên cao. Và nếu bé có thể ngóc cao đầu thì cha mẹ nên vui mừng vì bé có một hệ thần kinh khỏe mạnh đủ sức điều khiển được cơ bắp.
Dấu hiệu nguy hiểm: Khi bé không thể ngẩng đầu hoặc giữ đầu ổn định thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bé có vấn đề. Tuy nhiên, cha mẹ nên ngoại trừ những lúc bé cáu kỉnh, khó chịu, mệt mỏi vì đói, vì buồn ngủ, hay vì nằm sấp quá lâu, bé bị tức bụng. Do vậy, cha mẹ chỉ nên cho bé nằm sấp từ 2 - 3 phút/lần, 3 - 4 lần/ngày.
Bên cạnh đó, nếu cha mẹ thấy bé có vẻ lờ đờ, các chi rời rạc, mềm oặt hay tay chân quá cứng và run rẩy thì cha mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ nhi khoa.
2. Bé bắt đầu biết hóng chuyện, nhìn theo chuyển động của đồ chơi
Hầu như tất cả các cha mẹ đều ghi nhận sự lớn lên của bé thông qua các hành động như mỉm cười, hóng chuyện, biết quay đầu về phía có âm thanh và biết quấy khóc khi cần giúp đỡ. Nhưng nếu quan sát chậm và kỹ hơn một chút, cha mẹ sẽ cảm nhận được rằng dường như bé đang phát triển tính cách, có vẻ như bé trở nên giống một người lớn. Đó là bé biết tương tác với cha mẹ, biết mỉm cười khi thấy cha cười với mình, biết đáp lời khi nghe mẹ nói chuyện, biết khóc lên khi cảm thấy buồn chán.
Ngoài ra, các bé còn bộc lộ một phần tính cách của mình. Chẳng hạn có một số bé rất dễ chịu, ăn rồi ngủ rồi chơi, chẳng khóc lóc cáu kỉnh. Nhưng lại có bé rất khó tính, làm không vừa ý là bé sẽ khóc ngằn ngặt không thôi.
Dấu hiệu nguy hiểm: Nếu cha mẹ nhận thấy con mình không nhìn theo sự chuyển động của đồ chơi đang treo trước mặt, hoặc không nhìn vào khuôn mặt của cha mẹ thì cần cho bé khi đi khám bác sĩ. Tương tự như vậy, nếu bé không phản ứng với giọng nói của cha mẹ hoặc với tiếng ồn lớn thì đây là dấu hiệu cho thấy bé có vấn đề về hệ thần kinh.
Cha mẹ hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển khác nhau, nên đừng quá lo lắng khi thấy con người ta biết làm cái này, biết làm cái kia mà con mình vẫn mãi dậm chân tại chỗ. Một em bé sinh non sẽ học cười chậm hơn so với bé sinh đủ tháng, hoặc những em bé hay bị đau bụng sẽ không cười thường xuyên. Do đó, việc giữ thái độ bình tĩnh là điều mà cha mẹ cần làm, bởi trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, bé có thể đọc vị được cảm xúc của cha mẹ.
Một ông bố căng thẳng, một bà mẹ cáu gắt không thể nào có được một đứa con hay cười. Vì vậy, cha mẹ hãy luôn nhẹ nhàng, dịu dàng, thường xuyên mỉm cười và trò chuyện với bé, rồi sẽ đến một ngày cha mẹ được con cười đáp lại.
Theo Helino
Nở rộ công ty Trung Quốc cho vay lãi cắt cổ tại Việt Nam Nhiều công ty cho vay ngang hàng Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam tung hoành với nhiều chiêu thức cho vay để hút khách... Một ứng dụng cho vay ngang hàng được quảng cáo trên Facebook Sau khi sụp đổ tại Trung Quốc, nhiều công ty cho vay ngang hàng (người vay và cho vay thỏa thuận trên mạng không cần gặp...