Mẹ 9x đi đẻ chỉ hết chưa đến 20 triệu đồng nhưng trải nghiệm “xịn xò” chẳng kém gì viện tư
Sau nhiều lần đắn đo, suy nghĩ, chị Ngọc Ánh đã quyết định chọn bệnh viện Bưu Điện (Hà Nội) là nơi mình sẽ sinh nở.
Chọn viện đi đẻ là một việc khiến nhiều mẹ bầu phải suy nghĩ rất nhiều. Nên chọn viện công hay viện tư? Cùng là viện công thì chất lượng dịch vụ khác nhau như thế nào? Điều này cũng là nỗi băn khoăn của chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh, 24 tuổi (sống tại Hà Nội). Sau nhiều lần cân nhắc, chị đã quyết định chọn bệnh viện Bưu Điện là nơi mà mình sẽ lâm bồn.
Chọn bệnh viện vì khoa sản được review tốt
Ngay từ hồi mang thai, chị Ánh đã tìm hiểu nhiều viện sản khác nhau nhưng cuối cùng quyết định chọn bệnh viện Bưu Điện làm nơi sinh nở: “Trước đó mình có tham khảo một số viện như Phụ sản Hà Nội (gần nhà), bệnh viện Thu Cúc, bệnh viện Việt-Nhật… Và quyết định chọn bệnh viện Bưu Điện bởi ở đây có khoa sản được các mẹ review tốt, sạch sẽ không chen chúc, giá cả lại hợp lý. Thêm nữa bệnh viện cũng có nhiều bác sĩ đỡ giỏi như bác Đồng, bác Hoa, bác Huyền…”.
Bệnh viện Bưu điện Hà Nội.
Sau khi đã chọn được bệnh viện, chị Ánh đến làm hồ sơ sinh và thủ tục khá nhanh chóng: “ Mình làm hồ sơ sinh ở tuần thứ 32 bao gồm xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm. Tổng chi phí không có thẻ BHYT hết 1,2 triệu. Hôm nhập viện chồng mình đóng trước 10,8 triệu. Theo như mình thấy phòng ốc của bệnh viện sạch sẽ, điều hoà được bật từ hành lang cho tới lối vào, không lo bị nóng”.
Bác sĩ nhiệt tình chu đáo, dịch vụ không thua kém viện tư
Ngày sinh dự kiến của chị Ánh là 18/7/2019 nhưng trước đó chị đã phải nhập viện do có dấu hiệu sinh sớm: “T ối ngày 6/7, hai vợ chồng thấy dấu hiệu như vỡ ối nên lập tức vào viện và lên thẳng phòng cấp cứu trên tầng 3. Bác sĩ bảo sẽ theo dõi cho đẻ thường, còn bất đắc dĩ mới nên mổ.
Tới 4h sáng, mình bắt đầu bị cơn đau chuyển dạ. Cấp độ tăng từ đau vừa tới đau không tả được, mắt mình hoa hết cả đi, nôn ra mật xanh mật vàng. Lúc đó mình bảo chồng phải sang xin bác sĩ cho mổ ngay. Trong 1 tiếng rưỡi chuyển dạ mình cũng được đo monitor đến 2 lần, khám trong thêm 2 lần nữa mà vẫn chỉ mở 2 phân. Thấy mình kêu gào quá, nên bác sĩ đành phải cho mổ.
Video đang HOT
Con trai chị Ánh chào đời bằng phương pháp đẻ mổ.
Mổ xong mình được đưa vào phòng hậu phẫu theo dõi, tác dụng của thuốc tê gây ngứa hết người, cả người cứ run cầm cập và phải tiêm truyền chống run mấy lần. Nằm như thế 3 tiếng thì bác sĩ vào kiểm tra tử cung co có ổn không thì được về phòng. Lúc này mới mổ mà bác sĩ ấn mạnh xuống, đau không tả được. Các mẹ chuẩn bị tinh thần là bị ấn ít nhất 2 lần cho ra sản dịch nhé.
Những ngày hôm sau có các chị điều dưỡng, hộ sinh lần lượt vào thay băng vết mổ, vệ sinh, thay bỉm cho mẹ, bế con đi tắm, bác sĩ nhi thì tới từng phòng khám cho các bé. Bệnh viện có chiếu tia plasma sau mổ, không đau tí nào mà vết mổ khô nhanh với rất đẹp.
Mình mổ được 4 ngày mà vết mổ đã khô và không bị lồi lõm, lem nhem. Bác sĩ cũng dặn đến ngày thứ 2 nằm viện là phải cố dậy đi lại, và phải xì hơi được để lấy lại sức khỏe nhanh.
Về dịch vụ sau sinh ở viện thì mình đăng ký làm xét nghiệm lấy máu gót chân cho bé Bun, tổng 3 bệnh hết 600 nghìn đồng. Ngoài ra nếu có nhu cầu tắm cho bé, thông tia sữa thì các chị hộ sinh, y tá cũng sẽ tới tận nhà làm cho mình. Về chi phí đi sinh, mình hết tất cả 15 triệu đồng, không có bảo hiểm.
Nói chung mình thấy dịch vụ ở viện rất tốt, mặc dù không phải là bệnh viện tuyến đầu như Phụ sản nhưng quy trình sinh nở, chăm sóc sau đó rất chặt chẽ và tuyệt vời. So với các bệnh viện khác như Vinmec, Việt Pháp… thì bệnh viện Bưu Điện không sánh bằng cơ sở vật chất hay thiết bị, nhưng với chi phí sinh đẻ giá bình dân hợp lý thì các mẹ cứ yên tâm mà chọn bệnh viện Bưu Điện”.
Theo helino
Chồng lừa lấy phôi thai đông lạnh của vợ cấy cho người phụ nữ khác
HÀ NỘI - Đang chăm con trai 7 tháng tuổi, bà Nhân bất ngờ nhận được điện thoại của Bệnh viện Bưu điện hỏi tình hình mang thai sau chuyển phôi.
Bà Nhân sống ở Bắc Ninh, kết hôn năm 1990. Hai vợ chồng có 4 con, lớn nhất đã 29 tuổi, bé trai nhỏ nhất mới sinh năm ngoái nhờ thụ tinh trong ống nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện, Hà Nội.
Năm 2017, vợ chồng bà Nhân đã sàng lọc được hai phôi và chuyển một phôi vào tử cung vợ cuối tháng 12. Tháng 9/2018, bà sinh bé trai. Phôi còn lại, hai vợ chồng quyết định gửi lại Trung tâm để cấp đông lưu trữ.
Tháng 4, bà Nhân bất ngờ nhận được cuộc gọi của Bệnh viện Bưu Điện hỏi về tình hình sức khỏe thai nhi. Bà Nhân nói mình vừa sinh xong, còn bệnh viện thì khẳng định bà vừa được chuyển phôi vào ngày 2/4, và chồng bà mới báo bệnh viện biết "vợ đã đậu thai".
Nghi ngờ phôi bị đánh cắp, bà Nhân làm việc với bệnh viện và tra hỏi chồng. Lúc này, ông chồng thừa nhận lấy phôi của vợ cho một người phụ nữ 45 tuổi ở Bắc Giang mang thai.
Theo xác minh của bệnh viện, hồi tháng 2, chồng bà Nhân đưa một người phụ nữ đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện để làm thủ tục lấy phôi vợ đang lưu giữ tại đây.
Đại diện bệnh viện cho biết chồng bà Nhân trình giấy ủy quyền của vợ, lấy chứng minh thư và giấy tờ cần thiết tên bà Nhân. Khi nhân viên của bệnh viện rà soát thông tin trước khi chuyển phôi, người phụ nữ cung cấp toàn bộ dữ liệu, nhận mình là bà Nhân và trả lời đúng hết các câu hỏi của nhân viên y tế về ngày đăng ký kết hôn, tên các con...
Bà Nhân cho biết không hề làm các giấy tờ này, cũng không thực hiện chuyển phôi còn lại.
Ngày 11/10, bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện, cho biết khi nhận được phản ánh của bà Nhân, Trung tâm đã rà soát.
Quy trình làm thụ tinh ống nghiệm ở trung tâm rất chặt chẽ. Để làm thủ tục lọc trứng, chuyển phôi, gửi phôi đều phải có CMND, giấy đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng bản gốc và có chữ ký của cả hai.
Mỗi ngày trung tâm chuyển phôi cho 10-20 trường hợp. Khi rà soát, chia thành 4 lớp, lớp đầu tiên rà soát giấy tờ, lớp thứ 2 rà soát khi thay quần áo, bước 3 là trước khi cắm chuyền và lần cuối là trước khi chuyển phôi.
"Chúng tôi có ngân hàng câu hỏi để kiểm tra như tên chồng, tên con, ngày đăng ký kết hôn, nơi đăng ký kết hôn. Nếu trả lời sai, bệnh viện sẽ yêu cầu phải check lại vân tay", bà Nhã nói.
Trường hợp này, chồng bà Nhân và người phụ nữ kia có đủ hết giấy tờ bản gốc. Cô ta trả lời khớp tất cả các câu hỏi của nhân viên y tế, đặc biệt lại ngang tầm tuổi bà Nhân nên bệnh viện không phát hiện ra sai sót nào.
"Ảnh trên CMND cách đây hàng chục năm lại mờ nhòe thì rất khó để phát hiện ra không phải cùng một người", bà Nhã nói.
Bà Nhã thông tin thêm, chồng bà Nhân đã tính toán rất kỹ để có thêm được một cáp phôi. Cáp này ghi chi tiết tạo được bao nhiêu phôi, đã chuyển phôi ngày nào, còn lại bao nhiêu phôi. Phải có cáp này mới có thể làm thủ tục chuyển phôi.
Khi vợ ở nhà chăm con, ông chồng đã bảo vợ đưa tiền đến bệnh viện đóng tiền cáp lưu phôi. Vài ngày sau, người chồng quay lại bệnh viện báo bị mất cáp trên đường về và làm đơn xin cấp lại cáp mới nên bệnh viện đã đồng ý cấp lại.
Do toàn bộ hồ sơ chuyển phôi lần hai đều mang tên bà Nhân, số điện thoại của hai vợ chồng, nên theo quy định, sau 14 ngày chuyển phôi, bệnh viện gọi gia đình để hỏi xem đã mang thai chưa. Lần đầu gọi, bà Nhân không nghe máy, khi bệnh viện gọi cho ông chồng thì được thông báo vợ đã đậu thai. Lần thứ hai, bệnh viện gọi điện sau khi phôi đậu 21 ngày để hỏi tình hình tim thai, lần này bà Nhân nghe máy nên vụ việc mới vỡ lở.
Qua trường hợp này, bà Nhã cho biết bệnh viện đang lắp hệ thống nhận diện vân tay và mống mắt, mỗi trường hợp sẽ có mã số riêng. Trước khi chuyển phôi sẽ yêu cầu kiểm tra cả hai vợ chồng, chính xác mới được lấy phôi.
* Tên người vợ đã được thay đổi.
Lê Nga
Theo VNE
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thực sự nguy hiểm? Ở Việt Nam, ước tính có hơn 7 triệu người đang bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vậy, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thực sự nguy hiểm không? Vì sao có những người từng bị trào ngược dạ dày thực quản không để lại bệnh lý nhưng những người khác cũng bị trào ngược dạ dày thực...