McAfee cảnh báo 2019 sẽ là năm “malware ở khắp mọi nơi”
Tại MWC 2019, McAfee đã công bố Báo cáo Các mối đe dọa Di động mới nhất của hãng, trong đó chú trọng vào sự trỗi dậy đáng quan ngại của nạn ứng dụng giả mạo và hoạt động đào tiền mã hóa, đồng thời tin rằng 2019 sẽ là năm malware ở khắp mọi nơi.
Đó là dự đoán của McAfee về năm 2019. Còn cốt lõi của bản báo cáo nói trên là sự phát triển rất nhanh của những mối đe dọa nhắm vào các thiết bị di động và các món đồ công nghệ IoT trong năm 2018.
Cụ thể, McAfee nhắc đến sự gia tăng nhanh chóng của backdoor trong các ứng dụng di động, những con Trojan phá hoại ngân hàng, và hoạt động đào tiền mã hóa, với hơn 600 ứng dụng đào tiền mã hóa độc hại khác nhau xuất hiện trên 20 cửa hàng ứng dụng.
Xu hướng đáng lo ngại nhất là sự trỗi dậy của các ứng dụng giả mạo, với số lượng ứng dụng bị McAfee phát hiện ra tăng chóng mặt từ 10.000 vào tháng 6/2018 lên gần 65.000 vào cuối năm đó (tức tăng đáng báo động ở mức 550%).
Trong số các ứng dụng giả mạo, nổi bật nhất có lẽ là những ứng dụng giả dạng bản beta dành cho di động của trò chơi hot nhất năm 2018 – Fortnite Battle Royale – khi nó được thử nghiệm hồi tháng 8 năm ngoái. Bất kỳ game hay ứng dụng nào phổ biến cũng có khả năng bị sử dụng làm mồi nhử để câu kéo các nạn nhân ngây thơ, và thường thì các ứng dụng giả mạo này được cung cấp thông qua những đường link dẫn đến các nguồn không phải Google Play Store. Như thường lệ, bạn nên hết sức cẩn thận khi chọn các ứng dụng từ các nguồn không chính thức.
Một ứng dụng giả mạo có thể được sử dụng làm cầu nối để đưa quảng cáo vào thiết bị của bạn, hoặc để phục vụ cho những mục đích mờ ám hơn như cài đặt các ứng dụng hay malware ẩn.
Tấn công từ mọi mặt trận?
Như đã đề cập đến ở đầu bài, dự báo của McAfee cho tương lai là, trong khi 2018 là năm của malware di động, thì năm 2019 sẽ là năm “malware ở khắp mọi nơi”.
Co nghĩa là những đợt tấn công kinh khủng hơn sẽ không chỉ nhắm vào PC và smartphone, mà còn cả các món đồ công nghệ IoT, và những kẻ tấn công thậm chí còn tận dụng những lỗ hổng của các trợ lý giọng nói nữa.
McAfee cho biết có 25 triệu trợ lý giọng nói được sử dụng trên toàn thế giới, và chúng thường được kết nối đến nhiều khía cạnh khác của nhà thông minh, cho phép chúng kiểm soát mọi thứ từ hệ thống sưởi, hệ thống đèn, ổ khóa thông minh, và vô số thứ khác.
Video đang HOT
Các công ty bảo mật lưu ý rằng những phương thức chính để can thiệp các món đồ IoT là thông qua router và smartphone (hoặc tablet), và chúng ta hẳn đã thấy được rằng những router cực kỳ dễ bị tấn công như thế nào qua những vụ botnet trước đây, như Mirai chẳng hạn (con bot net này từng được sử dụng để thực hiện những đợt tấn công DDoS cực lớn).
Raj Samani, nhà khoa học trưởng tại McAfee, nhận định: “ Hầu hết các thiết bị IoT đang bị can thiệp bằng cách lợi dụng những lỗ hổng thô sơ, như những mật mã dễ đoán và các thiết lập mặc định với độ bảo mật kém. Từ phát triển botnet cho đến đánh cắp thông tin đăng nhập các dịch vụ ngân hàng, lừa người dùng nhấp chuột, hay đe dọa gây ảnh hưởng đến uy tín trừ khi người dùng trả tiền chuộc – tất cả đều cho thấy tiền là mục tiêu cuối cùng của lũ tội phạm”.
Ngoài ra, cũng tại MWC, McAfee công bố mở rộng quan hệ hợp tác với Samsung: các mẫu Galaxy S10 sẽ được cài đặt sẵn ứng dụng McAfee VirusScan, cũng như dịch vụ Secure Wi-Fi của Samsung (vốn hoạt động nhờ cơ sở hạ tầng của McAfee).
Tham khảo: TechCrunch
Mạng 5G sẽ đắt hay rẻ?
Mạng di động thế hệ tiếp theo đang gây ra vấn đề tài chính với các nhà mạng vì chi phí đầu tư lớn. Còn nếu chọn thiết bị giá rẻ lại không đảm bảo về bảo mật.
Ảnh minh họa.
Nói đến mạng di động 5G, người dùng sẽ nghĩ đến một công nghệ gì đó quá tương lai, mới chỉ đang thử nghiệm và giới hạn ở cuộc đua giữa các nhà sản xuất thiết bị, các nhà mạng.
Nhưng thực tế tại Triển lãm di động thế giới (MWC) 2019, ai cũng nhắc đến 5G. Các nhà sản xuất đã nói về chuyện họ làm mọi sản phẩm có kết nối 5G, từ điện thoại đến máy bay không người lái, thậm chí cả hệ thống nuôi cá cũng có 5G.
Và thực tế điện thoại 5G đã được giới thiệu. Rõ ràng công nghệ này không còn quá xa người dùng. Vậy khách hàng có ngay lập tức cần có kết nối 5G không?
Ai mới là người cần 5G?
Tại MWC 2019, các chuyên gia cho biết kết nối 5G sẽ nhanh gấp 100 lần 4G và hỗ trợ số lượng lớn thiết bị kết nối đồng thời. Vậy các nhà mạng có thể tìm được cách để tối ưu doanh thu của mình dựa vào việc đầu tư một lần nhưng có thể khai thác nhiều khách hàng.
Suy nghĩ thì là vậy nhưng vẫn chưa có gì khẳng định rõ rằng 5G sẽ giúp các nhà mạng di động có lãi.
Ông Terry Halvorsen, Giám đốc thông tin của Samsung cho rằng cần phải làm cho người dùng hiểu hơn về lợi ích và giá trị của mạng 5G.
Tại châu Âu, muốn xây dựng mạng di động mới cần đầu tư khoảng 568 tỷ USD. Nhưng nghiên cứu của PwC lại cho kết quả chỉ một phần ba khách hàng tại Mỹ sẵn sàng trả tiền cho kết nối 5G.
Đối với khách hàng cá nhân và là người dùng bình thường, mạng di động 5G có thể khiến cho các công ty cung cấp dịch vụ lỗ. Nhưng nếu khách hàng là các doanh nghiệp thì sao?
5G với tốc độ của minh sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể sử dụng để xử lý lượng dữ liệu khổng lồ. Các chuyên gia đều đồng ý với ý kiến đầu tư cho 5G với doanh nghiệp sẽ tốn kém, nhưng nó giúp các doanh nghiệp xử lý các vấn đề hiệu quả hơn.
Đơn giản nhất là cảm biến sử dụng kết nối 5G được đựt trong nhà máy sẽ giúp giám sát hoạt động và phát hiện sản phẩm lỗi trong thời gian thực. Điều này sẽ làm giảm chi phí sửa lỗi và tránh lãng phí.
Theo bà Asa Tamsons, người đứng đầu bộ phận kinh doanh của Ericsson: "Mạng 5G không chỉ đơn thuần là một G mới như 3G, 4G mà nó sẽ có tác động như điện, silicon hay hơi nước trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây".
Đắt, rẻ có dùng để cạnh tranh không?
Muốn hạ chi phí, có thể tìm đến các nhà cung cấp giá rẻ. Như Huawei là một ví dụ. Hãng thiết bị viễn thông Trung Quốc đang có mục tiêu tham gia xây dựng mạng 5G tại nhiều nước trên thế giới.
Nhưng ở nhiều nước họ lại không được chào đón vì lý do mất an toàn an ninh mạng.
Tháng trước, Mỹ đang cáo buộc Huawei đánh cắp bí mật thương mại và vi phạm lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ với Iran.
Còn Huawei thì luôn phản đối các cáo buộc này, đồng thời nỗ lực thuyết phục các nước họ không gây ra mối nguy hại nào.
Hiện nay đang có Anh, Đức và nhiều nước khác đang ủng hộ Mỹ, cấm Huawei tham gia xây dựng mạng 5G tại nước họ.
Còn những người đại diện của các nhà mạng và những người quản lý ngành viễn thông lại cho rằng cấm Huawei sẽ khiến cho việc phát triển 5G tốn kém và chậm chạp hơn.
Giám đốc điều hành của mạng Vodafone, ông Nick Read cảnh báo: "Lệnh cấm Huawei sẽ rất tốn kém" ngoài ra do các mạng di động tại châu Âu đã mua nhiều thiết bị 4G của Huawei mà 5G có thể nâng cấp từ 4G nên giờ các mạng sẽ phải xây dựng hệ thống lại và tổng thời gian sẽ tốn thêm 2 năm.
Các khách hàng của 5G trong tương lai
Trong khi nhà mạng vẫn còn đang mất thời gian phát triển lộ trình nâng cấp lên 5G, các nước đã có 4G phát triển vẫn đang thảo luận xem có cho Huawei tham gia hạ tầng mạng 5G nước mình không thì các nhà phát triển vẫn đang tiếp tục làm việc cho ra các ứng dụng mới của 5G.
Với tốc độ lớn, gần như không có độ trễ, 5G phù hợp để phát triển thành phố thông minh với giao thông là những chiếc xe tự lái.
Mạng 4G hiện nay không thể sử dụng cho xe tự lái vì vẫn còn độ trễ, ngoài ra số lượng thiết bị cùng truy cập lớn, mạng di động hiện nay cũng không thể đáp ứng được.
Nhưng trước khi có hàng loạt thiết bị thông minh sử dụng 5G, những khách hàng đầu tiên của kết nối mới vẫn là những người dùng di động. Đại diện nhà mạng Telenor cho biết những khu vực lạc hậu và chậm phát triển hơn các khu vực khác, chỉ cần ở đó đông dân cư và nhiều người có nhu cầu sử dụng di động, họ sẽ cần mạng 5G để đáp ứng được toàn bộ khách hàng.
Theo bizlive
Microsoft hợp tác với cha đẻ Fortnite, gây áp lực cực lớn lên Google và Apple Hơp tac vơi nhau, Microsoft va Fortnite co thê gây đu ap lưc đê Google va Apple phai suy nghi va thay đôi mô hinh kinh doanh cac cưa hang ưng dung (app store) cua ho. Hôm Chu nhât, Microsoft đa trinh lang HoloLens, phiên ban thư 2 cua mâu thiêt bi ba chiêu tiên tiên nhât thi trương hiên tai. Vơi gia...