MBS đặt mục tiêu lãi trước thuế 450 tỷ, tăng mạnh 34% so năm 2020
Năm 2021, CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) đặt mục tiêu tổng doanh thu 1.300,5 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2020.
Tổng chi phí hết 850 tỷ đồng, do đó lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 450 tỷ đồng, tăng 34% so mức 336 tỷ của năm 2020.
MBS là một trong những công ty chứng khoán báo lãi lớn trong năm 2020 khi thị trường ghi nhận sự tăng giá chóng mặt của cổ phiếu. Chứng khoán trở thành kênh hút tiền hơn hẳn so với kênh bất động sản hay gửi tiền ngân hàng.
Điển hình là dòng tiền lớn từ nhà đầu tư nội địa đẩy chỉ số VN-Index leo dốc từ đáy 659.21 điểm lên mức 1,103.87 điểm vào thời điểm kết thúc năm 2020.
Nhờ đó, MBS báo lãi lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Về mảng dịch vụ môi giới, MBS giữ vị trí top 6 thị phần môi giới cổ phiếu cơ sở trên cả 2 sàn HOSE & HNX.
Video đang HOT
Về mảng dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB), MBS đã hoàn thành nhiều giao dịch với doanh thu và lợi nhuận cao, tăng trưởng đáng kể so với các năm trước. Đặc biệt với lợi thế là một trong những CTCK đứng đầu thị trường và đồng thời là công ty thành viên của một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, MBS có năng lực cạnh tranh cao trong mảng tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Về mảng dịch vụ tài chính, MBS luôn đặt mục tiêu gắn việc tăng trưởng dịch vụ tài chính với đảm bảo công tác quản trị rủi ro và bảo vệ khách hàng. Mặc dù TTCK biến động mạnh trong năm 2020 song công ty vẫn quản lý tốt dư nợ và không phát sinh nợ xấu trong hoạt động.
Năm 2021 cũng là năm MBS tiếp tục xây dựng chiến lược cho giai đoạn phát triển 2021-2025.
Hủy đăng ký chứng khoán trong trường hợp nào?
Thông tư số 119/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, quy định rõ các trường hợp hủy đăng ký chứng khoán.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Theo Điều 7, Thông tư số 119/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính, kể từ ngày 15/02/2021, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hủy đăng ký chứng khoán trong các trường hợp sau:
- Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm đến thời gian đáo hạn.
- Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp được tổ chức phát hành mua lại trước thời gian đáo hạn.
- Tổ chức phát hành thực hiện giảm vốn, giải thể, phá sản hoặc bị chấm dứt tồn tại do tổ chức lại doanh nghiệp.
- Tổ chức phát hành hoán đổi cổ phiếu, công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp.
- Cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa không phải là công ty đại chúng bị hủy niêm yết, hủy đăng ký giao dịch và doanh nghiệp có yêu cầu hủy đăng ký chứng khoán.
- Chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng quyền có bảo đảm hủy niêm yết.
- Quỹ hoán đổi danh mục giải thể.
- Chứng khoán của các công ty đại chúng đã đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam nhưng không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng và công ty có yêu cầu hủy đăng ký.
- Tổ chức phát hành, công ty đại chúng đăng ký chứng khoán theo thỏa thuận với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tự nguyện hủy đăng ký chứng khoán.
- Hủy đăng ký số công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương do nhà tạo lập thị trường, nhà đầu tư không thanh toán tiền mua; hủy công cụ nợ của Chính phủ do đáo hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản giữa Kho bạc Nhà nước và nhà tạo lập thị trường, nhà đầu tư.
Trái phiếu doanh nghiệp hút dòng tiền trong 2021? Nghị định 153/2020/NQ-CP có hiệu lực đã gỡ bỏ những vướng mắc kịp thời cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Còn những yếu tố nào sẽ nâng đỡ thị trường này sôi động trở lại trong năm 2021? Thị trường TPDN dự báo sẽ đắt hàng nhờ Chính phủ kịp thời sửa đổi ban hành Nghị định 181/2020/NQ-CP Sôi động phát...