MBLand Tonkin tiếp tục báo lãi “mỏng” 6 tháng đầu năm 2020
Thông tin công bố trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm, CTCP MBLand Tonkin báo lãi sau thuế vỏn vẹn 88,87 triệu đồng, chỉ tăng nhẹ hơn 1,5 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.
Với vốn chủ sở hữu gần 200,1 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của MBLand Tonkin chỉ đạt 0,04%.
Cũng theo bản công bố thông tin, tính tới cuối tháng 6/2020, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của MBLand Tonkin là 2,52, tăng mạnh so với con số 2,12 của cùng kỳ năm trước và 2,4 của cuối năm trước.
MBLand Tonkin tiền thân là Công ty TNHH MTV Dự án Du lịch Quảng Nam, thành lập tháng 5/2015 với vốn điều lệ ban đầu 155 tỷ đồng, là thành viên Tổng công ty Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam ( Contrexim) nắm giữ 100% cổ phần.
Video đang HOT
Công ty được thành lập để triển khai dự án Khu du lịch sinh thái biển cao cấp rộng tới 8 ha tại phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam. Tuy nhiên, dưới thời Contrexim, dự án gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai nên đến tháng 5/2017, Contrexim đã phải chuyển nhượng toàn bộ dự án cho MBLand và đổi tên thành CTCP MBLand Tonkin.
Ngay sau khi về MBLand, dự án được giới thiệu với cái tên Pan Pacific Đà Nẵng Resort có quy mô 70 căn biệt thự, 220 sky villa và 125 phòng khách sạn 5 sao. Tất cả được quản lý vận hành bởi tập đoàn Pan Pacific Hotels & Resort Group và dự kiến khởi công vào quý II/2017, bàn giao vào quý IV/2020.
Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau đó, MBLand tiếp tục đổi chủ khi một nhóm nhà đầu tư kín tiếng đã từng làm lãnh đạo một ngân hàng mua lại cổ phần từ nhóm MBLand. Việc chuyển giao cổ phần hoàn tất vào đầu tháng 9/2018, ngay trước thời điểm thoái vốn nhà nước tại MBLand.
Tháng 4/2019, MBLand Tonkin đã huy động 400 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất các kỳ không thấp hơn 10,2%/năm, thời hạn vay trong 3 năm. Tên dự án lúc này được đổi thành Le Meridien Resort & Spa với đơn vị vận hành là Tập đoàn Marriot.
Tìm hiểu của Đầu tư Chứng khoán, các trái chủ trong danh sách gồm SeABank, CTCP Navibank và Công ty cổ phần Đầu tư IFF, trong đó SeABank là trái chủ lớn nhất với giá trị 300 tỷ đồng.
Liên quan đến tiến độ triển khai dự án Le Meridien Resort & Spa, báo cáo tài chính cuối năm 2019 cho biết, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại dự án đã lên hơn 280 tỷ đồng. Cho tới thời điểm hiện tại, sau 7 tháng khởi công, dự án mới đang triển một số căn biệt thự mẫu bên ngoài mặt đường trục chính, còn phần lớn các hạng mục bên trong vẫn ngổn ngang, chưa triển khai được nhiều.
Bà Rịa - Vũng Tàu dự thảo tiêu chí chọn nhà đầu tư khu nghỉ dưỡng Safari 628 ha
Vũng Tàu dự thảo tiêu chí chọn nhà đầu tư khu nghỉ dưỡng Safari 628 ha
Ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa chủ trì cuộc họp nghe Sở Du lịch báo cáo dự thảo tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng - Safari, huyện Xuyên Mộc. Dự án có diện tích 627,6 ha tại xã Bưng Riềng và xã Bình Châu.
Theo dự thảo, các tổ chức tham gia tuyển chọn thực hiện dự án phải đáp ứng nhiều điều kiện. Nhà đầu tư phải đảm bảo 100% nguồn vốn đầu tư dự án và ký quỹ để thực hiện dự án theo quy định; chứng minh năng lực tài chính của mình không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư dự án; phải chứng minh năng lực và uy tín trong lĩnh vực phát triển dự án, có uy tín trên thị trường; có năng lực và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh liên quan đến động vật hoang dã...
Cũng theo dự thảo, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án phải tuân thủ theo quy định của các luật Đấu thầu, Đầu tư, Đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và cạnh tranh bình đẳng.
Theo kế hoạch, Safari được thực hiện đầu tư trong khoảng 7 năm kể từ ngày ký hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Tiến độ của các hạng mục thuộc dự án do nhà đầu tư đề xuất phù hợp với tổng tiến độ theo quy định. Thời gian hoạt động 50 năm, kể từ ngày nhà đầu tư được cấp thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện dự án.
Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng, vườn thú hoang dã Safari với các công trình như vườn thú hoang dã, khách sạn 5 sao, biệt thự du lịch cao cấp, công viên chuyên đề, quảng trường trung tâm, khu vui chơi giải trí tập trung, không gian sinh hoạt cộng đồng...
Sau khi nghe ý kiến của các thành viên tham dự họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Quốc cơ bản thống nhất với các tiêu chí nêu trên. Tuy nhiên, ông Quốc đề nghị Sở Du lịch tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo nêu trên, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
Theo thông tin quy hoạch ban đầu, dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2005, đến năm 2009 có giấy chứng nhận đầu tư lần đầu. Với mục tiêu thiết kế, phát triển, quản lý vườn thú đẳng cấp quốc tế và đầu tư khu du du lịch tích hợp mang tầm quốc tế, dự án có diện tích khoảng 530 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD.
Tuy nhiên, chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Vườn thú hoang dã Safari và Khu Du lịch nghỉ dưỡng Bình Châu - Việt Nam (liên doanh Việt Nam - Hong Kong) đã không triển khai dự án theo cam kết. Do vậy, UBND tỉnh đã có văn bản chấm dứt hoạt động đồng thời đưa dự án này vào danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Vào cuối năm 2018, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh cho biết có 4 đơn vị trong, ngoài nước gửi văn bản đề nghị được đầu tư.
Giữa năm 2019, liên doanh Tập đoàn Novaland và Công ty TNHH du lịch thương mại Á Đông Vidotour có nêu phương án đầu tư dự án và được Thường trực UBND tỉnh ủng hộ. Tại thời điểm đó, đại diện Novaland cho biết Safari Hồ Tràm dự kiến là một trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí NovaWorld Hồ Tràm mà tập đoàn triển khai.
Mua bán khách sạn 5 sao hơn 350 triệu USD ở Việt Nam Khối lượng giao dịch khách sạn của Việt Nam trong năm 2019 chiếm 17% khu vực Đông Nam Á, đạt 358 triệu USD. Theo báo cáo về thị trường khách sạn của JLL, giao dịch chuyển nhượng khách sạn trong năm 2019 đạt 358 triệu USD (trên 8.200 tỷ đồng), chiếm 17% tổng giao dịch thị trường Đông Nam Á (SEA). Đáng chú...