MB dành tiếp 45.000 tỷ đồng hỗ trợ tín dụng các doanh nghiệp lớn
Thời gian qua, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã triển khai các gói tín dụng theo chỉ đạo của Chính Phủ và NHNN nhằm chia sẻ, giúp sức các doanh nghiệp vượt qua khó khăn từ đại dịch Covid-19. Tiếp theo gói 30.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân và gói 20.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất dành cho các doanh nghiệp vừa vả nhỏ (SME), MB chính thức triển khai gói tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp lớn và rất lớn (CIB).
Rất nhiều ngành nghề quan trọng của nền kinh tế bị “đóng băng” bởi đại dịch COVID-19. Gần 35.000 doanh nghiệp đã phải đóng cửa, giải thể, phá sản chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020.
Kể cả những “ông lớn” của ngành hàng không cũng không tránh khỏi thiệt hại nặng nề. Nếu dịch bệnh kéo dài đến quý IV năm nay thì ước lỗ của hãng Vietnam Airlines lên đến gần 20.000 tỷ đồng.
Do đó, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp “đầu tầu” của các ngành kinh tế là điều vô cùng cần thiết và ý nghĩa giai đoạn này.
Gói tín dụng dành cho các doanh nghiệp lớn của MB gồm 2 phần chính.Thứ nhất là gói “Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp CIB” có tổng giá trị tối đa 17.000 tỷ đồng, hướng đến việc hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng đang có dư nợ hiện hữu bị ảnh hưởng bởi Covid.
Gói này sẽ được giải ngân thông qua phối kết hợp linh động các hình thức gồm giảm lãi suất 0,5% -1% áp dụng đến thời điểm 30/9/2020; gia hạn lịch trả nợ gốc/lãi và điều chỉnh các điều kiện quản lý tín dụng phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh sụt giảm do ảnh hưởng của Covid trong các ngành nghề/lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của Covid như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; xuất nhập khẩu; du lịch, hàng không, hàng tiêu dùng… Là đối tượng được hưởng gói hỗ trợ này.
Để được hỗ trợ, doanh nghiệp cần chốt được kết quả quý I/2020 đồng thời dự kiến được mức độ ảnh hưởng trong thời gian kế tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Trên cơ sở thông tin từ doanh nghiệp, MB sẽ thẩm định và có giải pháp phù hợp để hỗ trợ, chia sẻ với doanh nghiệp để trụ vững qua đại dịch.
Gói thứ hai có giá trị 28.000 tỷ đồng, ưu đãi giải ngân mới hỗ trợ, kích thích doanh nghiệp phục hồi kinh doanh trong và sau Covid 19.
Trong đó, MB dành 5.000 tỷ đồng áp dụng mức lãi suất cực thấp (4,8-5%), kỳ hạn tối đa 4 tháng giải ngân cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực: điện, logistic, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí, dệt mày, da giày…
Cùng với đó là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt, không phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hoặc thuộc Top 10 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh hiện hữu.
23.000 tỷ đồng sẽ được MB hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng áp dụng lãi suất linh hoạt: giảm 0,3% – 0,5% so với lãi suất hiện tại, dao động ở mức 5,4%-6.0% và kỳ hạn tối đa 6 tháng.
Nếu như gói 5000 tỷ đồng tập trung hỗ trợ cho nhóm khách hàng có ngành nghề kinh doanh mà MB tập trung phát triển, thì gói 23.000 tỷ đồng này áp dụng mở rộng cho hầu hết các ngành nghề kinh doanh của khách hàng, có hoạt động kinh doanh tốt, không phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, đồng thời đây là gói MB dành ưu tiên cho các khách hàng truyền thống, khách hàng định hướng lựa chọn MB là ngân hàng thân thiết, lâu dài.
Với tổng cộng 45.000 tỷ đồng MB dành hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp lớn và rất lớn, Ngân hàng kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp lớn cùng cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, hướng đến mục tiêu tăng trưởng trở lại trong tương lai gần; góp phần vào việc phục hồi nền kinh tế nước nhà.
Thảo Nguyên
MB tung gói tín dụng 10.000 tỷ đồng
Thông tin mới đây từ Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cho biết, MB đang triển khai gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) - một trong những phân khúc khách hàng chiến lược quan trọng của ngân hàng này.
MB tung gói tín dụng 10.000 tỷ đồng
Đầu năm 2020, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch cúm Covid-19 có xuất phát từ Trung Quốc khiến hoạt động kinh doanh của nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp bị ngưng trệ.
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trường hợp dịch được khống chế trong quý II/2020 thì tăng trưởng GDP của Việt Nam dự báo là 5,96%, giảm 0,84 điểm% so với Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và giảm 0,29 điểm% so với kịch bản khống chế được dịch trong quý I/2020. Trong đó, quý I tăng 4,52%; quý II tăng 5,1%; quý III tăng 6,70% và quý IV tăng 6,81%.
Để thúc đẩy nền kinh tế vượt qua thách thức, đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% như kế hoạch đã định, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có những giải pháp thiết thực hỗ trợ người dân, hỗ trợ doanh nghiệp. Trong ngành ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 541/NHNN-TD chỉ đạo toàn hệ thống có biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Sau chỉ đạo này, các ngân hàng như Vietcombank, Agribank, MB, VPBank... đã vào cuộc, công bố nhiều giải pháp hỗ trợ các khách hàng, nhất là khối doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại, sớm hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động trở lại.
Thông tin mới đây từ Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cho biết, MB đang triển khai gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) - một trong những phân khúc khách hàng chiến lược quan trọng của ngân hàng này. Gói tín dụng có lãi suất cho vay ưu đãi đối với khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn.
Ông Đinh Như Tuynh, Giám đốc khối doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ, bên cạnh những hỗ trợ cho doanh nghiệp cụ thể bằng cách giảm chi phí vốn, mở rộng cơ hội tiếp cận tín dụng, MB đã chủ động rà soát tình hình kinh doanh của các khách hàng doanh nghiệp thuộc các ngành nghề lĩnh vực lĩnh vực vận tải, du lịch, nhà hàng - ăn uống, đại lý du lịch, các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc; khách hàng mà nguồn nguyên liệu nhập khẩu chính từ Trung Quốc ... để đánh giá dòng tiền, lên phương án cấu trúc cho doanh nghiệp ổn định hoạt động kinh doanh và nhanh chóng vượt qua khó khăn.
"Khi doanh nghiệp mạnh hơn, Ngân hàng cũng sẽ mạnh hơn", ông Tuynh nhấn mạnh.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, lũy kế cả năm 2019, MB đạt lợi nhuận trước thuế 10.036 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018.
Trong top 3 ngân hàng tư nhân có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, MB là ngân hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất. Còn so với top 3 ngân hàng quốc doanh niêm yết, tăng trưởng lợi nhuận của MB cũng nhỉnh hơn, chỉ thua trường hợp đặc biệt VietinBank - vốn ghi nhận nền lợi nhuận thấp đột biến năm 2018.
Thống kê cho thấy 5 năm trở lại đây, lợi nhuận của MB đã tăng bình quân 27,7%/năm. Nếu xét 3 năm, mức tăng lên đến 41,3%/năm.
Giai đoạn 2019 - 2024, mục tiêu của MB là đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân 20%/năm, nghĩa là sau 5 năm, quy mô lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng gấp khoảng 3 lần.
Đây đều là mức tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng top trên.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Nhiều ngân hàng giảm phí dịch vụ về 0 đồng từ hôm nay 14/2 Bắt đầu từ ngày hôm nay (14/2), dù khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp khi chuyển khoản trên các nền tảng điện tử của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đều được miễn phí hoàn toàn. Theo đó, không chỉ dừng lại ở việc giảm phí chuyển khoản nội bộ ngân hàng mà ngay cả chuyển tiền liên ngân hàng và các...