Mazda tìm kiếm khoản vay 2,8 tỷ USD từ các ngân hàng Nhật Bản
Mazda Motor đã đề nghị một khoản vay trị giá 300 tỷ yen (2,8 tỷ USD) từ 3 ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và các tổ chức tài chính khác do chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Theo Nikkei, một phần của khoản vay đã được cung cấp cho tập đoàn xe hơi này vào 9/5.
Sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến nhu cầu đi lại của người dân sụt giảm, tạm ngừng hoạt động của các nhà máy sản xuất ôtô tại Nhật Bản và Bắc Mỹ. Trong khi đó, các nhà sản xuất ôtô đã phải vật lộn với doanh số yếu kém từ trước đại dịch khi dòng tiền rơi vào trạng thái tiêu cực.
Tính đến tháng 12/2019, Mazda sở hữu số vốn gần 500 tỷ yen và khoảng 63 tỷ yen giá trị chứng khoán. Ngoài ra, tập đoàn xe hơi này còn có các khoản hỗ trợ tín dụng trị giá 200 tỷ yen từ Ngân hàng Sumitomo Mitsui và các tổ chức tài chính khác.
Tuy nhiên, dòng tiền tự do của hãng xe này trong năm 2019 cũng rơi vào khoảng âm 130 tỷ yen. Các hỗ trợ tài chính mới sẽ giúp Mazda tái sản xuất sau khi dịch Covid-19 kết thúc.
Mazda tìm kiếm khoản vay 2,8 tỷ USD từ các ngân hàng Nhật Bản. Ảnh: Getty.
Doanh số bán hàng trong tháng 2 của hãng đã giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tháng 3 cũng giảm với mức 33%. Các nhà máy của nhà sản xuất ôtô này tại Nhật Bản và nước ngoài đã phải tạm dừng hoạt động kể từ cuối tháng 2.
Triển vọng bán hàng của công ty tại Nhật Bản và Bắc Mỹ cũng không khả quan. Trong tháng 2, Mazda đã hạ mức doanh số dự kiến đến tháng 3 xuống còn 1,5 triệu xe, giảm 60.000 chiếc so với năm 2019.
Video đang HOT
Vào tháng 11/2019, Mazda đã điều chỉnh triển vọng lợi nhuận hoạt động xuống 60 tỷ yen, giảm 27% so với báo lãi 110 tỷ yen của năm 2018.
Năm ngoái, nhà sản xuất ôtô này cũng gặp thất bại khi cố gắng thực hiện chiến lược định giá mới. 2 mẫu xe cao cấp ra mắt vào năm 2019 đã không được sự ủng hộ của khách hàng, dẫn đến doanh số bán hàng ở Bắc Mỹ, chiếm 30% doanh số toàn cầu của hãng, giảm mạnh.
Mazda không phải là nhà sản xuất ôtô duy nhất bị đại dịch tấn công. Trước đó, Toyota đã yêu cầu khoản tín dụng 1 nghìn tỷ yen từ các ngân hàng. Nissan Motor cũng đang tìm kiếm 500 tỷ yen.
Không chờ siết, các ngân hàng cũng đã rút tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn
Trong 9 tháng qua, các ngân hàng tiếp tục tái cơ cấu nguồn vốn, giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Ảnh minh họa.
Trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22, cũng như còn tới hai năm nữa mới siết hẳn giới hạn, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã tiếp tục rút tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống mức sâu so với ngưỡng cho phép.
Thế tế trên tiếp tục thể hiện rõ, qua dữ liệu chính thức và cập nhật đầy đủ nhất từ Ngân hàng Nhà nước, về một số chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến cuối tháng 9/2019.
Theo đó, tính đến ngày 30/9/2019, tổng tài sản có toàn hệ thống đã đạt 12 triệu tỷ đồng, tăng 8,48% so với mức đạt được hồi cuối năm 2018.
Trong đó, tổng tài sản có của khối ngân hàng thương mại nhà nước (gồm AgriBank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, Ngân hàng Xây dựng, Dầu khí Toàn cầu, ngân hàng Đại Dương) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,4%), đạt hơn 5,2 triệu tỷ đồng.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của nhóm này chỉ đạt 7,12%, thấp hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 9,06% (đạt gần 5 triệu tỷ đồng) và nhóm ngân hàng liên doanh nước ngoài là 11,36% (đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng).
Dữ liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố cũng cho thấy, vốn tự có của toàn hệ thống đã tăng 9,47% trong 9 tháng, trong đó nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước tăng 9,36%, đạt gần 294 nghìn tỷ đồng; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tăng 8%, đạt 365,4 nghìn tỷ đồng, nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài tăng tới 12,82%, đạt gần 184 nghìn tỷ đồng. Riêng Ngân hàng Hợp tác xã ghi nhận vố tự có giảm 3% so với đầu năm, xuống còn hơn 3.800 tỷ đồng.
Xét về vốn điều lệ, Ngân hàng Chính sách xã hội có mức tăng mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm, với mức tăng 24,4% lên 17.288 tỷ đồng. Đứng sau là nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài, với mức tăng 6,42%.
Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước hầu như không có nhiều biến động, với mức tăng vốn điều lệ chỉ 0,82% trong 9 tháng đầu năm, chủ yếu nhờ thương vụ Vietcombank bán vốn cho nước ngoài.
Tính đến cuối tháng 9, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống ở mức 12,02%, giảm so với mức 12,14% hồi cuối năm 2018.
Trong đó, CAR của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục ở mức thấp nhất, đạt 9,78%, nhích nhẹ so với mức 9,52% hồi cuối năm ngoái.
Trong khi đó, CAR nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lại giảm từ mức 11,24% xuống còn 10,81%.
CAR của nhóm ngân hàng liên doanh nước ngoài ở mức cao nhất, đạt 24,84%, dù vậy, con số này vẫn giảm khá mạnh so với mức 25,88% đạt được hồi cuối năm trước.
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn toàn hệ thống ở mức 27,34%, tiếp tục giảm so với mức 28,4% hồi cuối năm 2018, cũng như nằm rất sâu dưới ngưỡng cho phép hiện nay (40%) và thậm chí đi trước cả ngưỡng 30% mà Ngân hàng Nhà nước lập lộ trình siết lại trong hai năm tới.
Tuy nhiên, tỷ lệ trên ở mức thấp do tính bình quân với tham số kéo xuống bởi nhóm ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (họ gần như không dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn). Trong khi đó, tỷ lệ này tại các ngân hàng thương mại nhà nước là 29,96% và ngân hàng thương mại cổ phần là 30,89%; tại các công ty tài chính, cho thuê tài chính là 35,39%.
Trong khi đó, về khả năng sinh lời của các nhà băng, số liệu cập nhật đến hết quý II/2019 cho thấy, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cao nhất thuộc về nhóm công ty tài chính, cho thuê với 1,64%, đứng thứ hai là Ngân hàng Chính sách xã hội với ROA đạt 0,93%.
ROA của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước ở mức khá thấp, đạt 0,45%, chỉ đứng trên Ngân hàng Hợp tác xã (0,3%) và thấp hơn ROA trung bình của toàn hệ thống là 0,54%. ROA của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đạt 0,54% và của ngân hàng liên doanh, nước ngoài là 0,66%.
Đối với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), Quỹ tín dụng nhân dân đang dẫn đầu với 9,11%, tiếp đến là nhóm các công ty tài chính, cho thuê với 7,79%.
ROE của các ngân hàng thương mại nhà nước đạt 8,67% và của khối ngân hàng thương mại cổ phần là 4,96%, ROE trung bình toàn ngành là 5,93%.
LINH LINH
Theo Bizlive.vn
Chứng khoán ngày 6/11: Lình xình quanh mốc tham chiếu Nhà đầu tư tỏ ra thận trọng khiến thanh khoản thấp và các chỉ số chỉ dao động trong biên độ hẹp quanh mốc tham chiếu. Giao dịch chứng khoán tại Công ty cổ phần Chứng khoán MB- MBS. Ảnh : Văn Giáp/ BNEWS/TTXVN Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, VN - Index tăng 0,29 điểm lên 963,56 điểm. Khối lượng giao...