Máy trợ thở vô dụng khi… không còn thở
Tại Kỳ họp lần thứ 9 mới đây, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ rất cần những chính sách hỗ trợ của Chính phủ để phục hồi sản xuất kinh doanh như vốn, cơ chế… Song, những chính sách hỗ trợ phải thiết thực, thông thoáng, đúng đối tượng và quan trọng hơn cả là phải nhanh chóng, đừng để doanh nghiệp phá sản rồi vẫn chưa tiếp cận được.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, đại dịch Covid-19 là cú sốc toàn cầu, tạo ra nhiều thay đổi lớn về kinh tế theo hướng tiêu cực, thậm chí nhiều ngành kinh tế sẽ không thể quay lại trạng thái cân bằng trước đó. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp “nội” rất cần sự đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ từ Chính phủ. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ ví như “máy trợ thở” giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại, gượng dậy, phục hồi và phát triển trở lại. Song, nếu chậm trễ thì doanh nghiệp sẽ “ngừng thở” trước khi được “trợ thở”.
Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm giúp doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ có thể phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong đó có gói hỗ trợ vốn vay lên tới hơn 300 nghìn tỷ đồng, cùng các chính sách giãn nợ, xóa nợ, cơ cấu lại nợ xấu… Song, trên thực tế có khá nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, vì các điều kiện, tiêu chuẩn kèm theo khá rườm rà, rắc rối. Một doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản lấy đâu ra tài sản thế chấp để vay vốn?
Video đang HOT
Đó là lý do mà thời gian qua vẫn có trên 36.000 doanh nghiệp “rút lui” khỏi thị trường (nếu không muốn nói là phá sản và buộc phải dừng hoạt động)- con số kỷ lục từ trước đến nay. Một số đại biểu Quốc hội đặt vấn đề: Các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ được xem là những đơn thuốc để chữa trị căn bệnh thiếu vốn, thủ tục rườm rà… Song, liệu đơn thuốc hỗ trợ đó đã “đủ liều” để có thể giúp doanh nghiệp trụ vững và phát triển? Có lẽ là liều kê đơn còn nhẹ nên mới có con số doanh nghiệp “rút lui” kỷ lục.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So (Đoàn Bắc Ninh) kiến nghị: Chính phủ cần có biện pháp mạnh mẽ hơn nữa, tăng cơ hội tiếp cận vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp, tránh tình trạng “hỗ trợ trên giấy”. Không để tình trạng các ngân hàng thương mại một mặt vẫn “cam kết” đồng hành cùng Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp, song mặt khác không kiên quyết tháo gỡ các rào cản kỹ thuật khi doanh nghiệp cần tiếp cận vốn. Như vậy sẽ dẫn tới thực trạng doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản trước khi tiếp cận được vốn.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính, cương quyết cắt giảm “giấy phép con” và những thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết gây khó cho doanh nghiệp. Những cơ chế chính sách thiết thực đó sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, tiếp cận nhanh tới các thị trường, kịp thời nắm bắt cơ hội làm ăn, không để các doanh nghiệp ngoại lấn lướt. Có “bắt đúng bệnh” thì mới hỗ trợ trúng và đúng các doanh nghiệp yếu, thiếu và cần. Từ đó mới có thể khơi thông dòng chảy của nền kinh tế vốn đang tắc nghẽn.
Đương nhiên các giải pháp, gói hỗ trợ cần được triển khai sớm, nhưng phải đúng địa chỉ, đúng đối tượng. Một số ý kiến lo ngại, khi Chính phủ mở rộng cơ chế một cách thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, cơ chế… sẽ nảy sinh tình trạng trục lợi chính sách, hỗ trợ không đúng đối tượng. Hoặc ở chiều ngược lại, có những chính sách ban hành lại không bao quát được hết các đối tượng doanh nghiệp cần hỗ trợ. Trong cả hai trường hợp trên đều là dùng sai “thuốc” khiến doanh nghiệp khó phục hồi.
Đơn cử, với các chính sách miễn, giảm, giãn nợ thuế, cơ cấu lại nợ xấu… nếu không khéo sẽ bị một số doanh nghiệp lợi dụng dù không thuộc đối tượng hưởng ưu đãi. Song, ở một chiều hướng khác, những cơ chế chính sách này lại chỉ phù hợp cho các doanh nghiệp còn đang hoạt động, có doanh thu, có lãi… Còn đối với các doanh nghiệp khó khăn khác đã phải ngừng hoạt động, hoặc phá sản do thiếu vốn, do đứt đoạn nguồn cung đầu vào và thị trường đầu ra… thì chính sách hỗ trợ trên lại trở nên vô dụng.
Như vậy, dù do khách quan hay chủ quan, nhưng nếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho doanh nghiệp chưa được thực thi thì các doanh nghiệp vẫn đứng trước nguy cơ ngừng sản xuất kinh doanh, thậm chí phá sản. Tất nhiên, đó không phải là điều mong muốn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Vậy nên ngay từ lúc này, các bộ, ngành, địa phương, nhất là ngành ngân hàng cần có những động thái thiết thực gỡ khó cho doanh nghiệp để có thể phục hồi sản xuất kinh doanh. Đừng để tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, đến lúc doanh nghiệp ngừng thở rồi mới lắp máy trợ thở thì muộn.
Mặt bằng cho thuê tại trung tâm thương mại ế ẩm
Theo JLL, sau dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hầu hết các trung tâm thương mại (TTTM) bắt đầu hoạt động trở lại, tuy nhiên, với nhiều diện tích trống hơn, đặc biệt ở các TTTM tại các quận rìa trung tâm hoạt động cho thuế ế ẩm.
Đáng nói, nhiều khách thuê diện tích lớn đang chật vật với mặt bằng tại TTTM. Theo JLL, những khách thuê diện tích lớn bao gồm: trò chơi & giải trí, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp đang phải vật lộn để duy trì diện tích thuê khi người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm ngân sách cho nhóm hàng và dịch vụ này.
Trong khi đó, mảng bán lẻ thực phẩm và đồ uống ở các TTTM ở Tp.HCM có nhu cầu thuê tốt hơn và ghi nhận nhiều yêu cầu thuê trong quý 2/2020. Lý do, việc áp dụng chính sách "giãn cách xã hội' trong thời gian ngắn ở Việt Nam đã không thay đổi quá nhiều thói quen sử dụng dịch vụ ẩm thực. Điều này được chứng minh bởi lưu lượng khách hàng đang dần quay trở lại các nhà hàng và dịch vụ ăn uống trên toàn thành phố.
Theo JLL, mặc dù hiện hầu hết các TTTM bắt đầu hoạt động trở lại, tuy nhiên, với nhiều diện tích trống hơn, đặc biệt ở các TTTM tại các quận rìa trung tâm do tâm lý thuê yếu vẫn tiếp tục. Tỷ lệ trống trung bình ở Tp.HCM tăng lên mức 30% trong quý 2/2020. Không có nguồn cung mới nào được ghi nhận trong quý. Một trung tâm mua sắm và một khối đế bán lẻ dự kiến hoàn thành trong quý này đã phải trì hoãn sự kiện khai trương do tỷ lệ lấp đầy thấp hơn mong đợi trong bối cảnh thị trường hiện tại.
Về giá thuê, theo đơn vị nghiên cứu này, giá thuê trong quý 2 vẫn không thay đổi so với quý trước và giảm 1.5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 79,4 USD/m2/tháng tại khu vực trung tâm và 38,5 USD/m2/tháng ở khu vực ngoài trung tâm. Một số chủ nhà duy trì các chính sách hỗ trợ cho đến cuối tháng 5/2020 bao gồm hỗ trợ giảm giá hoặc trì hoãn lịch thanh toán. Tuy nhiên, giá thuê vào tháng 6 đã trở lại như trước khi đại dịch bùng nổ. Khách thuê nào có thể tiếp tục với mức giá thuê này sẽ chứng tỏ được năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Dự báo sẽ có gần 280.000 m2 sàn bán lẻ sẽ gia nhập trong nửa cuối năm 2020. Mặc dù giá thuê tăng trở lại khi tình hình dịch bệnh được cải thiện, nhưng theo JLL các nhà phát triển TTTM nội địa nên xem xét lại mô hình cho thuê cố định truyền thống sang mô hình chia sẻ doanh thu, để giúp chia sẻ rủi ro và tăng cường mối quan hệ giữa chủ nhà và khách thuê.
Ngoài ra, về lâu dài, với sự tăng trưởng của thương mại điện tử, các TTTM nên tái cấu trúc mô hình kinh doanh và đa dạng hóa ngành hàng và dịch vụ để giữ chân khách hàng cũng như tránh đi theo 'vết xe đổ' ở các thị trường phát triển.
Doanh nghiệp vẫn chờ được tiếp sức Gói hỗ trợ trị giá 16 nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vay lãi suất 0% để trả lương cho người lao động đã hết một nửa thời hạn hiệu lực, nhưng đến nay vẫn không thể giải ngân. Nguyên nhân vì điều kiện cho vay quá ngặt nghèo, chưa có DN nào đáp ứng đủ điều kiện để được phê...