Máy trợ thính không dây điều chỉnh qua điện thoại
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ ( FDA) mới đây đã thông qua việc bán máy trợ thính đầu tiên mà người dùng có thể mua, lắp ráp và sử dụng, mà không cần sự trợ giúp của chuyên gia.
Máy trợ thính có tên Bose Hearing Aid dành cho bất cứ ai từ 18 tuổi trở lên bị mất thính giác từ nhẹ đến trung bình. Máy trợ thính Bose không dây được gọi là máy trợ thính “dẫn khí”. Các thiết bị này chụp các rung động âm thanh thông qua một hoặc nhiều micrô. Tín hiệu này sau đó được xử lý, khuếch đại và phát lại thông qua một tai nghe được đặt trong ống tai. Bệnh nhân có thể điều chỉnh máy trợ thính thông qua một ứng dụng trên điện thoại của họ. Công nghệ này cho phép người dùng tự chọn cài đặt máy trợ thính.
Sự chấp thuận của FDA xác nhận rằng các công nghệ Bose có thể được áp dụng để giúp những người bị khiếm thính nhẹ đến trung bình kiểm soát thính giác của họ. Đây là một giải pháp hợp lý, dễ tiếp cận và tuyệt vời cho hàng triệu người có thể hưởng lợi từ máy trợ thính. Một số luật tiểu bang vẫn có thể yêu cầu máy trợ thính phải được mua từ một đại lý được cấp phép. Đạo luật ủy quyền lại của FDA năm 2017 yêu cầu cơ quan viết các quy định mới cho máy trợ thính không kê đơn.
FDA cho biết họ đã xem xét dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng của 125 bệnh nhân cho thấy thiết bị Bose có thể so sánh với một thiết bị trợ thính chuyên nghiệp.
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Video đang HOT
Từ chuỗi cửa hàng nhìn lại chuỗi giá trị của Bphone
Bkav cho biết, sẽ phân phối điện thoại Bphone 3 thông qua chuỗi 300 cửa hàng liên kết trên toàn quốc. Và các cửa hàng trong chuỗi đều rất hào hứng khi được chọn làm đối tác của Bkav. Từ đây nhìn lại chuỗi giá trị gia tăng mà Bkav đã dầy công vun đắp để có chiếc điện thoại Bphone như hôm nay.
1. Khái niệm về chuỗi giá trị (Value Chain) được Michael Porter đưa ra đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách nổi tiếng của ông "Competitive Advantage". Chuỗi giá trị là tập hợp tất cả các hoạt động tập trung vào việc tạo ra hoặc tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Còn theo các chuyên gia kinh tế, 6 chức năng kinh doanh của chuỗi giá trị gia tăng gồm: Nghiên cứu và Phát triển; Thiết kế sản phẩm, dịch vụ; Sản xuất; Nghiên cứu tiếp thị và bán hàng; Phân phối; Dịch vụ khách hàng.
Trước hết hãy nhìn vào việc Nghiên cứu và phát triển; Thiết kế sản phẩm; Sản xuất của Bkav. Tập đoàn công nghệ Bkav thành lập năm 2005, xuất phát điểm là sản phẩm phần mềm diệt virus. Đến nay, Bkav có 6 công ty con hoạt động trong các lĩnh vực như Phần mềm, An ninh mạng, Chống mã độc, Nhà thông minh, Smartphone. Các công ty con này, nhất là công ty sản xuất smartphone, có thể được định giá lên tới tỷ USD. Bkav đã bỏ ra gần 10 năm với khoảng 500 tỷ đồng để nghiên cứu và sản phẩm smartphone Bphone đầu tiên thuộc phân khúc cao cấp với thiết kế sang trọng đã trình làng năm 2015 và Bkav được ví là "Apple của Việt Nam". Bkav tự thiết kế, tổ chức sản xuất Bphone, không như mấy công ty gọi là "sản xuất điện thoại thông minh" khác ở Việt Nam chỉ nhập về và gán tên lên sản phẩm.
Nói về thiết kế kiểu dáng, Bphone 1 khác Bphone 2, còn Bphone 3 sắp ra mắt là tràn viền và không "cằm". Bạn Vũ Quốc Anh đã nhận xét: " Tôi từng có cơ hội sử dụng Bphone 2 trong một khoảng thời gian và đánh giá cao thiết kế của máy. Nếu so với thế hệ máy ra mắt năm 2015, Bphone 2 là một bước tiến rất dài về tạo hình. Trên cơ sở này, tôi cho rằng Bphone 3 sẽ thừa hưởng những ưu điểm thiết kế trên mẫu đàn anh".
Còn nhiều thiết kế khác, đơn cử thiết kế ăng-ten của Bphone2 đã được đánh giá cao bởi hãng Qualcomm, cho thấy khả năng sáng tạo của những kỹ sư Bkav. Trên báo điện tử VnExpress, bà Karen Kwong, kỹ sư cấp cao của Qualcomm làm việc trực tiếp với dự án Bphone, cũng đã bảy tỏ ấn tượng với thiết kế ăng-ten của Bphone: Thiết kế ăng-ten rất phức tạp và là một trong những vấn đề khó với các nhà sản xuất điện thoại, nhất là trước đòi hỏi "ép" thêm nhiều sức mạnh xử lý vào trong một không gian nhỏ. Theo bà Kwong, việc này vốn đòi hỏi tích lũy kinh nghiệm hàng chục năm nhưng Bkav đã làm được và làm chủ thiết kế ăng-ten ngay từ khi bắt đầu thiết kế điện thoại.
Bkav cho biết, họ đang làm chủ các khâu quan trọng nhất, cũng là có giá trị gia tăng lớn nhất là thiết kế kiểu dáng, thiết kế điện tử, thiết kế cơ khí, sản xuất sản phẩm mẫu. Phần còn lại, gồm linh kiện, gia công bảng mạch, khung máy... được cung cấp từ hàng trăm nhà cung cấp nước ngoài, phần lớn đến từ Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Tự mình thiết kế, tổ chức sản xuất điện thoại cũng có nghĩa là Bkav đã bắt nhịp với xu thế tất yếu của việc gia tăng giá trị trong chuỗi sản xuất toàn cầu.
Sản xuất ngày nay khác xưa, nhìn các công ty xuyên quốc gia có nhiều sản phẩm bán tại nhiều quốc gia, thấy: Thành phần để tạo ra sản phẩm nào đó do nhiều công ty cung cấp và các công ty này cũng nằm ở nhiều quốc gia khác nhau để tận dụng lợi thế về vị trí. Hàng hóa trở thành thành phẩm ở đâu thì mang xuất xứ ở nước đó, nhưng thương hiệu thì chỉ có một. Từ đó mới xuất hiện "Made by" và "Made in". Bphone là "Designed by Bkav-Made in VietNam". Tự hào lắm thay! Đã có công ty công nghệ nào ở Việt Nam làm được như Bkav?
Một thành phẩm được cấu thành từ rất nhiều chi tiết khác nhau. Trước đây các chi tiết được sản xuất trong cùng một nhà máy thì ngày nay nó được sản xuất bởi các công ty khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Các công ty này được gọi là các công ty sản xuất thiết bị gốc (OEM- Original Equipment Manufacturing). Bkav tự thiết kế Bphone và đặt mua linh kiện từ các nhà sản xuất OEM hàng đầu thế giới, ví như mua chip của Qualcomm, kính cường lực Gorilla Glass 3 của hãng Corning (Mỹ), RAM của SK Hynix (Hàn Quốc), bộ nhớ trong của Toshiba (Nhật)... Sau khi có đủ linh kiện, Bkav lắp mẫu rồi giao cho Công ty điện tử Meiko Electronics Nhật Bản - một trong những công ty hàng đầu về sản xuất bảng mạch in điện tử- lắp ráp, tương tự như Apple giao Foxconn lắp ráp iPhone. Có nghĩa là Bkav vừa làm chủ thiết kế vừa làm chủ thương hiệu. Phải có một thiết kế riêng, làm chủ thiết kế đó để có thể dễ dàng tuỳ biến, thay đổi trong quá trình nghiên cứu sản xuất, nhờ vậy Bphone của Bkav mới có sự khác biệt với các smartphone khác. Nếu một công ty OEM làm chủ công thức tạo ra bán thành phẩm thì một công ty ODM (Original Design Manufacturing) làm ra thiết kế gốc- tức làm chủ thiết kế. Vậy là Bkav thuộc loại công ty ODM.
2. Mỗi thế hệ Bphone có một sứ mệnh cụ thể. Nếu Bphone đầu tiên là định vị thương hiệu, đến Bphone 2 chinh phục niềm tin của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm. Cứ nhìn vào đường đi, nước bước của Bkav thấy, sứ mệnh của Bphone 3 hẳn là mở rộng thị phần. Vì thế Bkav lập chuỗi cửa hàng để phân phối sản phẩm của mình, trước hết là Bphone, thứ đến chắc là các sản phẩm cho ngôi nhà thông minh.
Người nông dân ngày xưa trồng được nông sản gì đều trực tiếp mang ra chợ bán, người thợ thủ công cũng vậy, người ta gọi là "tự sản tự tiêu". Ngày nay, người tiêu dùng mua hầu hết mọi thứ từ một khâu trung gian. Trung gian này là các công ty thương mại (nhà phân phối). Các công ty thương mại bán tới tay người tiêu dùng thông qua website, siêu thị, cửa hàng, liên hệ trực tiếp... Quyền quyết định bán sản phẩm gì hầu như nằm trong tay họ. Công ty thương mại lựa chọn ra sản phẩm mà họ cho rằng phù hợp với khách hàng để mang lại lợi nhuận khá. Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, một công ty thương mại có thể mua một món hàng nào đó ở bất cứ nước nào trên thế giới, mang về bán tại nước mình.
Một nhà sản xuất muốn lọt vào mắt xanh từ nhà phân phối buộc phải xây dựng một thương hiệu mạnh. Thương hiệu càng mạnh thì càng dễ đàm phán với nhà phân phối. Khi đủ mạnh thì nhà phân phối phải tìm đến xin được bán hàng của mình. Còn một cách khác là tăng quy mô sản xuất tới mức độ tự mình quản lý kênh phân phối. Ví dụ Apple tự mở các cửa hàng bán sản phẩm của mình ở những thị trường lớn, và chỉ lựa chọn các công ty phân phối ở những thị trường nhỏ. Sony cũng tự mở ra các cửa hàng của mình.
Còn với Bkav thì sao, phải chăng quy mô sản xuất của họ đã đủ lớn?
Ngược thời gian thấy, cách phân phối Bphone trước đây làm cho nhiều người không tiếp cận được và không có cơ hội trải nghiệm. Tại các hệ thống bán lẻ, điện thoại của Bkav bày bán cùng với sản phẩm của nhiều hãng khác nên cả người bán lẫn người mua đều không thể tập trung vào Bphone. Nay Bkav muốn mang đến cho người dùng trải nghiệm về dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng tận tâm theo chuẩn của mình. Hơn nữa, Bphone là một sản phẩm đặc biệt, nên cần phương thức phân phối đặc biệt hơn. Bà Đồng Vũ Mai Phương, Giám đốc marketing Bkav cho hay: " Công ty đã nghiên cứu từ rất lâu và quyết định hướng đi mới với chuỗi 300 cửa hàng liên kết đến tận các quận huyện. Riêng ở Hà Nội và TP HCM, mỗi quận, huyện có ít nhất một cửa hàng. Với mạng lưới ngày càng mở rộng, Bkav muốn Bphone 3 được tiếp cận với nhiều người hơn. Qua đó chúng tôi sẽ đưa Bphone 3 đến cửa từng nhà".
Đọc những comment sau mỗi tin tức về Bphone thấy đầy cung bậc thái độ, cảm xúc. Nếu lần ra mắt đầu nhiều comment có tính "ném đá", đến lần hai những "cục đá" văng vào sự kiện công nghệ này giảm đi và lần này, trước ngày trình làng Bphone3 chỉ thấy những "cục đá răm". Nhận thức cảm tính về Bphone bớt dần thay vào đó là những nhận thức khoa học, xin minh chứng qua ý kiến của bạn Phạm Minh Tuấn, Nguyễn Văn Vinh đăng trên VnExpress: "Với một bước đi táo bạo, nếu Bkav thực sự thành công với thiết kế tràn đáy trên Bphone 3 mà vẫn giữ giá sản phẩm ở phân khúc tầm trung, hãng đã có lợi thế không hề nhỏ để thiết bị của mình nổi bật trên thị trường. Nên nhớ, hiện tại chỉ có các model cao cấp từ những nhà sản xuất smartphone danh tiếng với mức giá không dưới 20 triệu đồng mới có màn hình tràn đáy". "Sắp tới Bphone 3 sẽ ra mắt, dự kiến trang bị nhiều công nghệ đỉnh cao hơn thế hệ trước như camera AI có khả năng chụp xoá phông, màn hình tràn đáy và có thể là một chiếc máy đẹp hơn mẫu tiền nhiệm. Vậy sao người Việt không đón chờ sản phẩm đó, như cách họ đang làm với VinFast?".
Bkav đã làm gì để chuyển hóa nhận thức của bạn đọc nói chung và người tiêu dùng nói riêng? Khả năng công nghệ tốt mới có thể làm ra sản phẩm như vậy. Dù marketing có theo chiêu thức nào cũng vẫn là chuyện sau của một sản phẩm, quyết định số phận một sản phẩm là chất lượng. Bkav đã nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ ngày càng có chất lượng, có thể cạnh tranh ngang bằng với sản phẩm, dịch vụ cùng ngành trên tthị trường; Khâu tiếp thị tốt; chăm sóc khách hàng của Bkav cũng rất tốt. Đó là những yếu tố nằm trong chuỗi giá trị gia tăng của Bphone. "Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học". (Society lives by faith, and develops by science), Henri Frederic Amiel đã nói như vậy. CEO của Bkav và đội ngũ của họ có miềm đam mê khoa học, khám phá và miềm tin mãnh liệt vào sức sáng tạo của họ. Họ đang làm ra những sản phẩm công nghệ cao để góp phần cho xã hội Việt Nam phát triển.
Người yêu mến Bphone cũng như những ai quan tâm công nghệ đang rất mong ngày ra mắt Bphone3. Xin trích ý kiến của @Võ Quang Hòa: "Mình cũng đang hóng bphone 3, đang dùng bphone 2 rồi và thấy cũng ổn đó, máy chạy khá mượt, mở nhiều cửa sổ trong chim lạc nhưng chưa thấy lag. Chơi game liên quân mượt". Và cùng với việc chủ động phân phối Bphone3 với các sản phẩm ở phân khúc tầm trung, tầm cao trực tiếp tới khách hàng trên quy mô rộng lớn, hy vọng sứ mệnh của Bphone3 là mở rộng thị phần sẽ hoàn thành...
Theo vnreview
Bỏ quy định chụp ảnh thuê bao điện thoại di động: Sửa sai, muộn còn hơn không Sau 18 tháng ban hành, Nghị định số 49/2017/NĐ-CP đã lộ rõ một số bất cập, không phù hợp với thực tế, nhất là quy định chụp ảnh chủ thuê bao. Chụp hay không cũng như nhau Tháng 4/2018 là thời hạn "tối hậu thư" mà Nghị định số 49/2017/NĐ-CP về "sửa đổi, bổ sung Điều 15, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011...