Máy tính sắp đắt lên
Intel sắp sửa tăng giá CPU, khiến thiết bị điện tử ngày càng đắt đỏ với người dùng.
Intel, một trong những công ty bán dẫn lớn nhất thế giới, vừa tuyên bố sẽ tăng giá các dòng vi xử lý và thiết bị ngoại vi trong nửa cuối năm nay, Nikkei Asia cho biết.
Cụ thể, vào mùa thu này, hãng sản xuất chip hàng đầu nước Mỹ sẽ nâng giá bán các dòng sản phẩm cao cấp như CPU cho server, máy tính, các dòng chip cho Wi-Fi và các loại kết nối khác.
Chia sẻ với Nikkei Asia, Intel cho biết chính sách tăng giá này là do chi phí sản xuất và nguyên vật liệu tăng cao. Hiện, mức tăng cụ thể vẫn chưa được tiết lộ và sẽ khác nhau phụ thuộc vào từng loại chip. Tuy nhiên, nguồn tin thân cận cho biết mức tăng cao nhất có thể đến 10-20% so với giá gốc.
Chi phí vật liệu, vận chuyển tăng cao buộc các hãng sản xuất chip phải tăng giá sản phẩm. Ảnh: The New York Times.
Video đang HOT
Động thái này của Intel diễn ra giữa bối cảnh Mỹ và thế giới đang phải chịu áp lực khổng lồ đến từ tình trạng lạm phát. Hôm 14/7, Bộ Lao động Mỹ công bố tỷ lệ lạm phát tại quốc gia này trong tháng 6 đã tăng 9,1%, mức tăng cao nhất trong vòng 40 năm qua.
Giá trị hàng hóa, chi phí nguyên vật liệu, vận chuyển và nhân công tăng cao đã tạo áp lực không nhỏ lên ngành công nghiệp sản xuất chip. Đồng thời, tình trạng lạm phát còn khiến cho bức tranh tương lai của lĩnh vực này ngày càng ảm đạm do người dùng thắt chặt chi tiêu, làm giảm đáng kể sức tiêu thụ.
Theo Nikkei Asia, nhu cầu mua smartphone, máy tính, TV và thiết bị chơi game đã giảm mạnh trong khoảng đầu năm nay, khiến các nhà sản xuất tồn dư rất nhiều sản phẩm. Gã khổng lồ công nghệ Samsung cũng phải thông báo cắt giảm sản xuất đến các nhà cung cấp.
Nhiều khách hàng lớn trong mảng PC của Intel như Acer và Asus cũng cảnh báo tình trạng xuống dốc gần đây. Nói với Nikkei Asia, Chủ tịch Jason Chen của Acer cho biết hiện hãng không còn phải chịu cảnh thiếu hụt chip. “Một vài giám đốc của các bên sản xuất chip còn liên hệ với tôi để mua thêm chip bên họ. Tình hình nay đã thay đổi”, ông nói.
Song, Intel cho rằng nhu cầu mua giảm sút sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường và dự báo tương lai ảm đạm của ngành sản xuất vi xử lý chip.
Trong báo cáo kinh doanh mới nhất, ban giám đốc của Intel đã nhiều lần ẩn ý rằng giá chip sẽ tăng trong thời gian tới. CEO Pat Gelsinger cho biết hãng sẽ điều chỉnh giá bán sản phẩm cao hơn một chút. Trong khi đó, CFO Dave Zimmer lại khẳng định sẽ tăng giá trong một vài ngành hàng.
Ngoài Intel, các hãng gia công chip khác như TSMC, SMIC cũng phải tăng giá bán sản phẩm vì áp lực lạm phát và chi phí gia tăng. Ảnh: Reuters.
Không nằm ngoài tình trạng này, đối thủ TSMC của Intel cũng sẽ tăng giá thiết bị của mình từ năm 2023 với mức tăng khoảng 5-8% tùy theo các công nghệ quy trình khác nhau.
Theo Nikkei Asia, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới thông báo về đợt tăng giá lần thứ 2 trong vòng một năm trở lại do vướng phải các vấn đề về lạm phát, chi phí tăng cao.
Trong khi đó, SMIC, công ty gia công chip lớn nhất Trung Quốc, phải đàm phán với khách hàng để tăng giá dịch vụ. “Giá của mọi thứ như chi phí điện, nước, nguyên vật liệu đều tăng. Những yếu tố này sẽ làm xói mòn khoảng 10% tỷ suất lợi nhuận gộp của chúng tôi”, CEO Zhao Haijun chia sẻ.
Các bên cung cấp vật liệu chip như Shin-Etsu Chemical, Sumco và Showa Denko cũng thông báo sẽ tăng 20% so với giá bán thông thường. Doris Hsu, CEO của GlobalWafers, nhà sản xuất tấm wafer lớn thứ ba thế giới, vừa xác nhận sẽ thu thêm phí đối với các đối tác trong ngành sản xuất chip.
TSMC khẳng định không tiết lộ chi tiết thông tin khách hàng cho Mỹ
Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới hôm 8.11 nói đã không tiết lộ thông tin chi tiết nào về khách hàng trong phản hồi trước yêu cầu cung cấp thông tin dữ liệu chip của Mỹ, theo Nikkei.
Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) là một trong số các công ty bán dẫn lớn được chính phủ Mỹ yêu cầu cung cấp thông tin để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu chip trên toàn cầu, với hạn chót nộp thông tin là ngày 8.11. Tuy nhiên, đề nghị này của Mỹ đã khiến ngành bán dẫn lo ngại về việc rò rỉ bí mật thương mại.
Nằm trong danh sách nói trên còn có hai nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới là Samsung Electronics và SK Hynix. Nikkei hồi tuần trước dẫn nguồn thạo tin cho biết, hai công ty Hàn Quốc này có kế hoạch sẽ tiết lộ thông tin chi tiết khi cung cấp dữ liệu cho Washington.
TSMC cho biết việc đáp ứng yêu cầu của Mỹ là để giúp giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất
Lý giải cho quyết định của mình, TSMC cho biết việc đáp ứng yêu cầu của Mỹ là để giúp giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp thiết bị điện tử tiêu dùng. TSMC vẫn "cam kết bảo vệ bí mật của khách hàng như mọi khi, đảm bảo không có thông tin cụ thể nào của khách hàng bị tiết lộ trong việc phản hồi yêu cầu của Mỹ". Hãng này hiện không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hồi tháng 9.2021 nói rằng mục đích của yêu cầu cung cấp thông tin là nhằm thúc đẩy tính minh bạch chuỗi cung ứng. Bà cảnh báo nếu các công ty không đáp lại, "thì chúng tôi có các biện pháp khác để yêu cầu họ cung cấp dữ liệu cho chúng tôi".
Đài Loan cho biết đang làm tất cả những gì có thể để giải quyết tình trạng thiếu chip. TSMC đã cam kết chi 100 tỉ USD trong ba năm tới để mở rộng công suất chip. Chính quyền Đài Loan khẳng định việc tôn trọng luật thương mại của Mỹ, nhưng sẽ hỗ trợ các công ty trong nước nếu họ nhận được bất kỳ "yêu cầu vô lý" nào.
Thế khó của Trung Quốc trên đường tự chủ bán dẫn Tham vọng độc lập bán dẫn của Trung Quốc khó thành hiện thực do thiếu vắng nhân tài kỹ thuật và khoa học. Vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi ngành công nghiệp non trẻ phát triển khi thiếu thốn các chuyên gia cao cấp. Ông Zhang Wei, Hiệu trưởng trường vi điện tử thuộc Đại học Phục Đán, phát...