Máy tính nhanh nhất thế giới sẽ hoạt động như bộ não con người
Một nhóm lớn các nhà khoa học và nghiên cứu đang cùng nhau hợp tác để xây dựng chiếc máy tính nhanh nhất thế giới với cách thức hoạt động như một bộ não của con người.
Dự án với tên gọi “The Human Brain Project” (Dự án bộ não người) vừa chính thức được khởi động vào hôm thứ 2 vừa qua tại một hội nghị khoa học diễn ra ở Thụy Sĩ. Dự án có sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học và nghiên cứu đến từ 135 tổ chức khoa học và cơ quan chính phủ khác nhau để tạo ra một chiếc máy tính có cách thức hoạt động và suy nghĩ như bộ não con người. Dự án có kinh phí ước tính 1,6 tỉ USD.
Từ lâu các nhà khoa học đã xem bộ não con người là cỗ máy phức tạp nhất đã từng tồn tại, vì vậy các nhà khoa học luôn muốn nhân rộng mô hình này để áp dụng vào công nghệ giúp khai thác sức mạnh của bộ não con người. Sau khi hoàn thành, chiếc máy tính tái tạo bộ não người sẽ có tốc độ nhanh gấp 1000 lần so với những cỗ máy tính nhanh nhất hiện nay.
Video đang HOT
Tuy nhiên để dự án này hoàn tất sẽ phải mất một khoảng thời gian không nhỏ.
Tính riêng giai đoạn đầu tiên của dự án dự kiến sẽ phải kéo dài một thập kỉ, là khoảng thời gian để các nhà khoa học nghiên cứu và hiểu sâu hơn về chức năng não bộ của con người. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu cách thức mà con người học hỏi, suy nghĩ, nhìn hay lắng nghe… thông qua bộ não.
Hiện tại, những chiếc siêu máy tính có thể đạt được tốc độ tính toán hàng nghìn tỉ phép tính mỗi giây, tuy nhiên theo Henry Markram, Giám đốc dự án The Human Brain tin tưởng rằng sau khi dự án thành công sẽ xây dựng nên một chiếc máy tính có tốc độ nhanh hơn thế hàng nghìn lần.
Những chiếc máy tính có tốc độ nhanh đến mức không tưởng như vậy yêu cầu những hình thức lưu trữ bộ nhớ mới và đó là lí do tại sao các nhà khoa học muốn xây dựng một chiếc máy tính với mô hình bộ não người để có thể đạt đến tốc độ mới về khả năng xử lí của máy tính. Bên cạnh mục đích xây dựng một chiếc máy tính siêu tốc độ, mục đích khác của dự án còn giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu kĩ hơn và có cái nhìn sâu hơn vào bên trong cấu trúc não bộ của con người, vào cách thức mà con người suy nghĩ hay tư duy… để từ đó có thể xây dựng nên một hình hoàn chỉnh về bộ não con người, để xây dựng nên công nghệ giúp chữa trị các căn bệnh liên quan đến bộ não hay thần kinh của con người. Hiện dự án vẫn đang trong giai đoạn khởi động ban đầu và với mức độ cực kì phức tạp của bộ não con người, được ví như sự phức tạp của các ngôi sao trên vũ trụ, để dự án có thể hoàn thành cần phải có sự tập trung cao độ và cống hiến hết mình của các nhà khoa học.
Theo Dân Trí
Ngôi siêu máy tính mạnh nhất thế giới lại về tay Trung Quốc
Cỗ máy Thiên Hà 2 (Tianhe-2) đã qua mặt siêu máy tính Mỹ để trở thành hệ thống nhanh nhất theo thống kê mới của Bảng xếp hạng Top 500 supercomputer, công bố ngày 17/6.
Tianhe-2, do Đại học Công nghệ quốc phòng quốc gia Trung Quốc phát triển, đạt tốc độ đáng nể: 33,86 petaflop, hay 33,86 triệu tỷ phép tính mỗi giây. Trong khi đó, cựu vương Titan của Trung tâm thí nghiệm quốc gia Oak Ridge thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đứng thứ hai với tốc độ chỉ bằng một nửa là 17,59 petaflop.
Ba vị trí còn lại là Sequoia của Mỹ đạt 17,17 petaflop, K của Nhật Bản với 10,51 petaflop và Mira của Mỹ 8,59 petaflop.
Hệ thống Tianhe-2.
Tianhe-2 được xây dựng hoàn toàn dựa trên công nghệ của Intel. Nó gồm 16.000 giao điểm, mỗi điểm chứa 2 vi xử lý Xeon Ivy Bridge và 3 Xeon Phi, tức đạt tổng cộng 3.120.000 nhân xử lý. Sức mạnh của cỗ máy này cho thấy sự thay đổi chóng mặt trong lĩnh vực siêu máy tính qua các giai đoạn ngắn. Trước đó, Tianhe-1 của Trung Quốc cũng từng leo lên ngôi vị cao nhất (trước khi bị Mỹ lật đổ vào tháng 11/2010) và chỉ đạt 2,56 petaflop mỗi giây.
Horst Simon, Giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ), nhận định Tianhe-2 là bằng chứng cho những thành tựu vượt bậc của Trung Quốc, cho thấy nước này có khả năng xây dựng hệ thống điện toán lớn nhờ chính sách đầu tư mạnh vào lĩnh vực máy tính tốc độ cao những năm qua.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất về siêu máy tính khi chiếm hơn nửa bảng xếp hạng, tiếp đến là Trung Quốc, Nhật, Anh, Pháp và Đức.
Theo VNE
Chip ARM sẽ sớm thay thế x86 trên server Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Siêu điện toán Barcelona (Tây Ban Nha) dự đoán chip di dộng sẽ thay thế nền tảng x86 đắt đỏ và ngốn pin vốn đang thống trị trên các hệ thống máy tính hiệu suất cao trong tương lai gần. Trận chiến vi xử lý và sự tuần hoàn của lịch sử Năm 1993, các bộ...