Máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới
Honeywell khẳng định sản xuất thành công máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới, cho khả năng tính toán gấp đôi cỗ máy của IBM.
Honeywell cho biết, cỗ máy mới của họ đạt Khối lượng Lượng tử ( Quantum Volume) là 64 điểm, gấp đôi mức 32 điểm của siêu máy tính mạnh nhất từ IBM.
Khối lượng Lượng tử được xem là chỉ số sức mạnh, được sử dụng để thể hiện tính hiệu quả của một máy tính lượng tử. Thông số này phụ thuộc vào tổng số bit lượng tử ( qubit) của máy tính, tỷ lệ xử lý lỗi và khả năng kết nối của các qubit. Trong đó, việc kết nối các qubit là quan trọng nhất. Khi kết nối đầy đủ, chúng có thể thực hiện các thuật toán hiệu quả hơn, giải quyết vấn đề với số ít bước hơn và tận dụng tối đa thời gian kết hợp giới hạn của qubit.
Máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới của Honeywell.
Video đang HOT
Máy tính lượng tử của Honeywell được đặt tại kho lưu trữ bảo mật có diện tích 140 mét vuông ở Boulder, Colorado (Mỹ). Trọng tâm của cỗ máy là buồng thép không gỉ có kích thước bằng một quả bóng rổ, có các lỗ che bằng kính để tia lazer xuyên qua và được làm mát bằng Helium lỏng ở nhiệt độ 10 độ trên độ không tuyệt đối (-262,7 độ C). Độ không tuyệt đối là trạng thái nhiệt động học lý tưởng của vật chất, trong đó mọi chuyển động nhiệt đều ngừng lại.
Bên trong buồng này được đặt các “bẫy” ion với kích thước của một đồng xu nhỏ (24,3mm). Một lượng không khí nhỏ sẽ được bơm vào. Các ion đóng vai trò của một qubit. Các nhà khoa học sẽ chiếu tia laser vào “bẫy” ion để thực hiện các hoạt động lượng tử.
Tony Uttley, Chủ tịch của Honeywell Quantum Solutions, cho biết hãng hướng mục tiêu tạo nên máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới trong thập kỷ qua, bắt đầu bằng việc sản xuất công cụ tạo lạnh và máy phát tia laser chuyên dụng. Trong 5 năm qua, công ty thành lập đội ngũ hơn 100 thành viên toàn thời gian để nghiên cứu, trước khi bắt tay chế tạo cỗ máy vào tháng 3 vừa qua.
“Dù có nhiều hạn chế do Covid-19, cũng như các rào cản do nhiều người phải làm việc từ xa, tiến độ hoàn thành cỗ máy vẫn nằm trong kế hoạch”, Uttley nói.
Theo ông, nhu cầu tính toán bằng máy tính lượng tử hiện nay rất lớn, với chi phí 10.000 USD mỗi giờ. Honeywell đang có kế hoạch tăng Khối lượng Lượng tử của máy lên 10 lần mỗi năm. Trong 5 năm tới, máy tính lượng tử của hãng được kỳ vọng có thể đạt tới 640.000 – con số vượt xa tưởng tượng của giới khoa học.
Honeywell có trụ sở tại Mỹ, hiện hoạt động với bốn nhóm kinh doanh gồm Hàng không vũ trụ, Công nghệ xây dựng, Vật liệu và Công nghệ (PMT) cùng Giải pháp về An toàn và Năng suất (SPS).
Trước đó, Google cũng tuyên bố xây dựng thành công máy tính lượng tử Sycamore với sức mạnh tính toán hàng đầu. Hãng khẳng định máy tính lượng tử của họ mất khoảng 200 giây (3 phút 20 giây) để thực hiện xong phép toán mà IBM Summit, siêu máy tính mạnh nhất thế giới, phải mất 10.000 năm mới giải xong. Dù vậy, IBM sau đó nghi ngờ khả năng của Sycamore, đồng thời khẳng định Summit có thể giải bài toán mà nhóm Google đưa ra chỉ 2,5 ngày, thậm chí nhanh hơn nếu có sự chuẩn bị thay vì 10.000 năm như báo cáo.
Máy tính lượng tử được đánh giá là xu hướng của tương lai do được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Những đột phá về loại thiết bị này có thể giúp hỗ trợ y học nghiên cứu kéo dài sự sống, tạo siêu vật liệu mới. Nó cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chính phủ, cộng đồng quốc tế và quân đội.
Amazon rục rịch mở dịch vụ cho xài thử... máy tính lượng tử
Ở thời điểm hiện tại thì cuộc chiến máy tính lượng tử giữa Google và IBM vẫn chưa có hồi kết, đơn cử là hồi đợt Google tuyên bố rằng họ đã đạt được trạng thái "ưu thế lượng tử tối thượng", IBM đã phủ nhận kết luận này và cho rằng nó vẫn còn nhiều điều khuất tất.
Nhưng trong lúc 2 ông lớn này đang tranh cãi quyết liệt thì Amazon vẫn ung dung ra mắt Amazon Braket, một nỗ lực của Amazon nhằm "hô biến" tính toán lượng tử (quantum computing) thành một dịch vụ mà người dùng có thể truy cập thông qua Internet, tương tự như dịch vụ Azure Quantum của Microsoft ra mắt hồi tháng 11/2019.
Trong bài blog của Amazon, họ cho biết Amazon Braket là một dịch vụ AWS (Amazon Web Services), với tính năng bảo mật và mã hóa được tích hợp sẵn. Thực chất, dịch vụ này chỉ dành cho các công ty đối tác của Amazon, và hiện tại thì họ chỉ mới có thể thử nghiệm bằng cách chạy phần mềm mô phỏng trên các máy tính lượng tử được cung cấp bởi D-Wave, IonQ, và Rigetti.
Amazon cho biết dịch vụ này giúp khách hàng tìm hiểu thêm về qubit và mạch lượng tử (quantum circuit). Ngoài ra, người dùng còn có thể chế tạo và chạy thử các mạch lượng tử đó trong môi trường mô phỏng, sau đó ứng dụng vào các máy tính lượng tử ngoài đời thật.
Theo lý thuyết thì máy tính lượng tử có khả năng tính toán nhanh hơn rất nhiều lần so với siêu máy tính (supercomputer) truyền thống, bởi vì những bit của nó có thể tồn tại ở nhiều trạng thái lượng tử khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là 2 trạng thái tắt/mở (0/1) như trong máy tính truyền thống. Cũng nhờ điều này mà máy tính tính lượng tử Sycamore của Google đã xử lý bài toán 10.000 năm chỉ trong 200 giây (tất nhiên là IBM cũng phản bác nốt kết quả này).
Máy tính lượng tử hiện đang là một món đồ công nghệ hiếm hoi và rất đắt đỏ, nhưng dịch vụ Amazon Braket, cùng với Azure Quantum, đã mở ra giải pháp cho vấn đề này bằng cách biến nó trở thành một dịch vụ mà mọi người có thể cùng nhau chia sẻ và quản lý được. Trước đây, Amazon đã làm được điều tương tự với nền tảng điện toán đám mây AWS (cloud computing), nên khả năng cao là họ cũng sẽ thành công với dự án lần này.
Theo gearvn
Máy tính lượng tử trong tương lai sẽ rẻ hơn nhờ... mô hình Lego Một trong những khó khăn khi phát triển máy tính lượng tử (quantum computer) là tìm ra phương pháp tiết kiệm nhất để tạo ra vật cách nhiệt (thermal insulator). Và mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng có một ứng viên sáng giá cho vị trí này: đó là Lego. Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại đại học...