Máy tính hiểu cảm xúc con người
Một nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Anh đã nảy ra ý tưởng dạy máy tính hiểu về con người, để máy móc có thể phối hợp nhịp nhàng hơn và phục vụ con người tốt hơn.
Con người đang dần hòa vào cảm nhận công nghệ bằng mọi giác quan.
Nếu máy tính của bạn hiểu bạn đang cảm thấy thế nào, có lẽ nó sẽ quyết định bạn đã sẵn sàng để đón nhận một thông tin như thế nào.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học máy tính Cambridge cho biết, máy tính có thể thực hiện tốt nhiều chức năng, nhưng không thể nắm bắt được cảm giác của người sử dụng. Thế nên, nếu một người lái xe đang bị căng thẳng, hệ thống lái hoặc máy tính trên ô tô sẽ phải nhận ra điều đó.
Video đang HOT
Ông Ian Davies, Trường đại học Cambridge cho rằng: “Có những hệ thống không nắm rõ trạng thái tinh thần của người sử dụng, và có lẽ sẽ là ý tưởng hay nếu người ta làm được điều đó. Nếu một người lái xe đang bị căng thẳng, họ quá tải với những đường phố đông đúc, thời tiết xấu, sẽ là không hay nếu để điện thoại kêu vào lúc đó. Sẽ là ý hay nếu chặn điện thoại reo và sau đó hãy thông báo có người đang cố gọi cho bạn. Có lẽ sẽ là ý tưởng tồi nếu bạn rẽ sai trên con đường đông đúc 5 làn đường. Có thể sẽ tốt hơn nếu thông báo cho bạn sau khi đã lái được nửa dặm. Đó là những ví dụ về tiện ích khi máy tính hiểu được cảm xúc của người sử dụng”.
Davies đang nghiên cứu về biểu cảm trên khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của con người khi tức giận. Theo anh, nghiên cứu này rất quan trọng khi máy tính kiểm soát phần lái tự động hoặc hệ thống kiểm soát của dịch vụ khẩn cấp.
Trong khi tương tác với lời nói, chúng ta cũng có thể hiểu về tình cảm của một người qua giọng nói, cử chỉ, dáng điệu và biểu cảm trên khuôn mặt. Và đó cũng là điều mà đội nghiên cứu muốn dạy cho máy tính.
Các nhà nghiên cứu đã cộng tác với trung tâm nghiên cứu tự kỉ của trường đại học, nghiên cứu về sự khó khăn khi hiểu các cảm xúc, hi vọng sự hiểu biết sâu sắc sẽ giúp chú tâm vào cùng những vấn đề trong máy tính.
Hệ thống đang nghiên cứu gồm 1 thiết bị theo dõi gương mặt, đo biểu cảm trên nét mặt và suy luận cảm xúc trên nét mặt. Những hệ thống khác phân tích tư thế của cơ thể và cử chỉ, ngữ điệu giọng nói để suy luận về cảm xúc của người nói. Nhưng những cảm xúc được nhận diện chưa đủ và đội nghiên cứu muốn máy tính bày tỏ cảm xúc cũng như tương tác với máy tính trở thành tiến trình 2 chiều.
Ông Tadas Baltruasaitis, Trường đại học Cambridge nói: “Nếu tới bàn thông tin, thay vì có một người thực sự ngồi đó, bạn có thể hỏi chỉ dẫn từ nhân vật ảo và nhân vật đó sẽ trả lời câu hỏi, nếu không biết, nó sẽ mỉm cười hoặc tỏ thái độ ngượng ngập”.
Charles Babbage, được đặt theo tên của người phát minh máy tính. Máy tính này có thể bày tỏ sự thông cảm với người sử dụng.
Bà Laurel Riek, Trường đại học Cambridge cho biết: “Nếu bạn tưởng tượng ra rằng, trong nhà bạn có người giúp đỡ bạn tại các căn phòng, hoặc giúp bạn đánh răng nếu bạn bị liệt hoặc không thể cử động cánh tay. Máy tính này có khả năng sử dụng các phương thức tương tác dựa trên giọng nói. Đó là điều mà nhiều người đang tìm kiếm”.
Với nghiên cứu mới của các nhà khoa học trường đại học Cambridge, chẳng bao lâu nữa, máy tính sẽ không còn mang tiếng là công cụ vô tri vô giác, mà sẽ được nhớ đến như một người bạn tri kỷ, biết lắng nghe và đồng cảm với buồn vui của con người.
Theo VTV
Có thể thay đổi giấc mơ?
Cuộc sống đôi khi không tuân theo cách bạn muốn nhưng giấc mơ lại có thể làm được.
Một người biết ngủ mơ là người luôn ý thức rằng mình đang mơ và có thể điều khiển tiến trình và kết quả của giấc mơ đó, giống như một game video. Điều này không luôn phổ biến và ở trẻ nhỏ, nó có thể xảy ra thường xuyên hơn, thậm chí là một biểu hiện của sự sáng tạo, Gary Schwartz, chuyên gia tâm lý và thần kinh học Đại học Arizona (Mỹ) cho biết.
Làm thế nào để có một giấc mơ lành mạnh?
"Nghiên cứu cho thấy rằng với các kỹ thuật khác nhau có thể làm tăng những lần mơ đẹp. Ví dụ, bạn có thể nhắc nhở bản thân trước khi đi ngủ rằng mình đang mơ khi giấc mơ đó diễn ra", Deirdre Barrett, nhà tâm lý học ĐH Harvard và TT Sức khỏe Cambridge đồng thời là biên tập viên của Dreaming: Tạp chí Quốc tế Hiệp hội Nghiên cứu của những giấc mơ.
Bạn có thể nhắc nhở bản thân trước khi đi ngủ rằng mình đang mơ khi giấc mơ đó diễn ra (ảnh minh họa)
Bạn cũng có thể kiểm tra xem liệu mình có ý thức hay đang trôi theo giấc mơ. Theo Viện Lucidity, những điều này bao gồm các từ hay số mà có thể nhìn thấy lại một lần nữa (chúng thường rất dễ thay đổi hoặc kỳ lạ trong mỗi giấc mơ). Nếu không thuyết phục được bạn, hãy mường tượng mình đang mơ và rồi tưởng tượng rằng bản thân đang có thể thay đổi giấc mơ (không gì xảy ra nếu như bạn đang thức).
Khi giấc mơ đi quá xa
Nếu không phân biệt được đâu là mơ, đâu là thực thì đó là dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt. Nếu bạn biết ai đó như thế thì hãy khuyến khích họ đi khám chuyên khoa, bởi nếu không, họ có thể gặp nguy hiểm hay gây nguy hiểm cho bất cứ ai vào bất cứ lúc nào
"Nếu bạn thấy bối rối, không hiểu đó là mơ hay thực khi tỉnh giấc thì chắc chắn bạn đang cần sự giúp đỡ", nhà tâm lý học Barrett cho biết.
Ngoài bệnh tâm thần, các yếu tố khác như dùng ma túy cũng có thể biến giấc mơ thành cơn ác mộng đối với mọi người xung quanh.
(Theo Dân trí)
Tăng cường tiếng Anh: Không gây xáo trộn học sinh? Từ học kỳ 2, học sinh lớp 1 tại TP.HCM bắt đầu chương trình tăng cường tiếng Anh (TCTA). Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD - ĐT, giải đáp một số thắc mắc xung quanh việc thực hiện chương trình. Nhiều phụ huynh và giáo viên lo ngại việc triển khai chương trình TCTA từ học kỳ 2 sẽ làm...