Máy tính để bàn: “Tàn nhưng không lụi”
Với mỗi chúng ta chiếc máy tính để bàn đã không còn là công cụ xa lạ, thậm chí còn vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày phục vụ cho các mục đích khác nhau như làm việc, vui chơi, giải trí, học tập…
Sau đó, sự ra đời của những chiếc laptop hay máy tính bảng với những chức năng mới, nhiều tiện ích hơn thì máy tính để bàn đang dần mất đi ưu thế vốn có của nó. Nếu như mới chỉ cách đây hơn 2 năm thôi, người ta còn cười khi iPad xuất hiện thì giờ đây, máy tính bảng đang được coi là xu hướng mới của làng công nghệ thế giới. Một viễn cảnh về việc những chiếc desktop cồng kềnh bị loại bỏ hay laptop trở thành quá khứ đã được nhiều người vẽ nên.
Máy tính để bàn đang dần bị lu mờ
Theo số liệu mà công ty nghiên cứu thị trường Gartner đưa ra, sự ra đời liên tục không ngừng của các loại máy tính bảng giá rẻ cùng tốc độ tăng trưởng của các loại smart phone đã khiến nhu cầu tiêu thụ máy tính bàn giảm đáng kể trong những năm gần đây.
Qua các cuộc phỏng vấn và các con số điều tra thì hầu hết những người dùng cả 2 loại: máy tính bàn và máy tính bảng đều đưa ra nhận xét hài lòng hơn với máy tính bảng.
Video đang HOT
Tờ Business Week cho biết 70% người Mỹ đã sử dụng những thiết bị công nghệ khác thay thế cho máy tính để bàn. Các hãng sản xuất máy tính lớn như IBM, Yahoo, và Amazon sẽ là những nạn nhân đầu tiên của cuộc cách mạng “giết hại máy tính bàn” này.
Máy tính bảng trở thành xu thế mới
Nhìn chung, trong một thế giới công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển thế này thì việc đáp ứng nhu cầu giải trí và tiêu thụ thông tin của người dùng là vô cùng cần thiết, và họ cần những sự đổi mới, như là một xu thế tất yếu của xã hội. Bởi vậy mà máy tính để bàn với những ứng dụng quen thuộc và những sự bất cập của nó đang mất quá nhiều thị phần.
Tuy nhiên, cũng không nên quá vội bàn đến ngày tàn của những chiếc desktop, bởi ngày đó còn quá xa và nhu cầu của người dùng đối với dòng sản phẩm này vẫn còn rất cao.
Theo 24h
HP đoạt lại ngôi vua PC từ Lenovo
HP lại trở thành hãng PC lớn nhất thế giới trong Q4/2012, IDC cho biết, dù thị trường PC toàn cầu vẫn tiếp tục u ám và tụt giảm 6,4% lượng tiêu thụ so với cùng kỳ năm 2011.
Nói cách khác, dù vẫn đứng đầu thị trường máy tính nhưng doanh số của HP vẫn giảm so với trước đây.
Bản báo cáo PC Tracker toàn cầu của IDC cho biết, trong 3 tháng cuối năm 2012, cả ngành công nghiệp PC đã xuất xưởng 89,8 triệu máy. Mức giảm 6,4% nhiều hơn dự kiến trước đó của IDC là 4,4% và đánh dấu lần đầu tiên, thị trường PC suy giảm ngay trong mùa mua sắm giáng sinh. Đối với cả năm 2012, doanh số PC tiêu thụ cũng giảm khoảng 3,2%.
Windows 8 chính thức ra mắt từ ngày 26/10, song hệ điều hành mới nhất của Microsoft cũng chưa giúp được nhiều cho các hãng PC trong một thị trường đang chịu sự áp đảo của smartphone và máy tính bảng.
IDC cũng nhấn mạnh rằng kết quả này không có gì bất ngờ, bởi nửa cuối năm 2012 đã được tiên đoán trước là khoảng thời gian hết sức khó khăn cho các hãng máy tính. Ngoài sức hút quá lớn của smartphone và tablet thì những câu hỏi về việc sử dụng màn hình cảm ứng trên máy tính Windows có ưu việt hơn so với tablet hay không cũng khiến nhiều người dùng chùn tay mua sắm.
"Mặc dù Q3, các hãng tập trung thanh lý sản phẩm Windows 7 nhưng nghiên cứu sơ bộ cho thấy, mức giá thanh lý cũng không dọn đường hiệu quả cho các sản phẩm Windows 8", nhà phân tích Jay Chou của IDC cho biết.
Hiện tại thì hệ sinh thái PC vẫn chưa khai thác được tối đa dải lợi ích mà Windows 8 mang lại. Hầu hết các hãng mới chỉ tập trung quảng bá cho PC-xoay-quanh-cảm ứng mà chưa nhấn mạnh vào những tính năng mới mang đến sự bảo mật, độ tin cậy cao và làm việc hiệu quả ở hệ điều hành mới.
Trong Top 5 hãng dẫn đầu, HP xuất xưởng tổng cộng 15 triệu máy trong Q4, kiểm soát 16,7% thị phần. Đứng ở ngôi á quân là Lenovo với 14,1 triệu máy xuất xưởng và 15,7% thị phần - cả hai chỉ số này đều tăng nhẹ so với một năm trước đó. Dell đứng ở vị trí số 3 với 9,4 triệu máy và 10,6 % thị phần, kế đến là Acer với 6.9 triệu máy và Asus 6,6 triệu máy.
Lenovo và Asus là hai hãng có sự tăng trưởng về doanh số và thị phần cao nhất, trong khi Dell và Acer là hai hãng tụt giảm nhiều nhất.
Bất chấp kết quả ảm đạm của Q4/2012, IDC vẫn tỏ ra lạc quan về thị trường trong năm 2013. Hãng này cho rằng Windows 8 sẽ mang được sức sống mới đến cho thị trường PC, khi các hãng phần cứng hình dung ra được cách khai thác triệt để nền tảng mới. Ngoài ra, giá những hạng mục như ultrabook, convertible sẽ giảm xuống, cấu hình mạnh lên hy vọng sẽ đủ hấp dẫn để kích cầu từ phía người dùng.
Theo 24h
Windows cho desktop đang bắt đầu chết? Với sự ra đời của Windows 8, Gartner đang tiên đoán số phận của Windows dành cho máy tính để bàn (desktop) sắp sửa kết thúc. "Windows 8 không chỉ là một phiên bản Windows nâng cấp - đó là một bước chuyển công nghệ", Steve Kleynhans, phó chủ tịch phụ trách khách hàng và điện toán di động của hãng nghiên cứu...