Máy tính ‘biến hình’ không còn là điều viển vông
Điện thoại, máy tính uốn cong liên tục được nhắc đến nhưng chưa thể xuất hiện do bảng mạch làm bằng chất liệu cứng. Tuy nhiên, sự ra đời của vi xử lý bằng nhựa dẻo đầu tiên trên thế giới cho thấy giấc mơ sắp thành hiện thực.
Silicon đóng vai trò quan trọng trong máy tính, nhưng tính chất cứng và thiếu linh hoạt khiến nó chưa thể đưa con người vào kỷ nguyên “điện toán mọi lúc mọi nơi”. Các nhà nghiên cứu châu Âu đã tạo ra bộ vi xử lý dẻo với kích thước 2 cm vuông gồm một lớp điện cực bằng vàng đặt trên cùng, tiếp theo là lớp cách điện bằng nhựa, rồi lại đến một lớp điện cực vàng và cuối cùng là lớp bán dẫn được tạo từ 4.000 bóng bán dẫn (transistor) hữu cơ. Transistor hữu cơ đã được dùng trong một số màn hình LED và thiết bị RFID nhưng chưa từng xuất hiện trên một bộ vi xử lý máy tính.
Bộ vi xử lý được làm từ chất liệu hữu cơ hiện có tốc độ chậm nhưng linh hoạt và chi phí thấp. Ảnh: IMEC.
“So với việc sử dụng silicon, phương pháp này rẻ hơn và linh hoạt hơn”, nhà khoa học Jan Genoe thuộc trung tâm công nghệ nano IMEC (Bỉ) nhận xét.
Video đang HOT
Chip này chỉ có thể chạy chương trình đơn giản 16 lệnh, tốc độ 6 Hz, chậm hơn cả triệu lần so với hệ thống desktop trên thị trường và xử lý thông tin 8 bit so với 128 bit trên bộ vi xử lý hiện đại. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cần thu nhỏ kích cỡ bóng bán dẫn hưu cơ để có thể được ứng dụng ở những nơi silicon không thể vươn tới.
Một phát minh quan trọng khác đến từ Đại học Minnesota (Mỹ). Trường này mới đây đã trình diễn bộ nhớ DRAM hữu cơ có thể uốn cong đầu tiên với kích cỡ 24 mm vuông, được tạo từ vài lớp mực hữu cơ và lưu thông tin 64 bit.
Màn hình OLED cùng chip và bộ nhớ dẻo giúp điện thoại, máy tính uốn cong không còn là điều viển vông.
Hiện nay, các nhà khoa học đang tìm cách để kết hợp bộ vi xử lý và bộ nhớ hữu cơ cũng như cắt giảm chi phí sản xuất. “Do đây là kỹ thuật mới, chúng tôi chưa thể đảm bảo chúng có thể hoạt động cùng nhau”, Genoe cho hay. “Nhưng trong tương lại, mọi thứ đều có thể xảy ra”.
Theo VNExpress
Sẽ có màn hình điện tử làm từ tơ nhện
Những thiết bị đọc sách điện tử và màn hình LED trong tương lai có thể được làm bằng tơ, nhờ phát kiến có tính đột phá của các nhà nghiên cứu Đài Loan.
Các chuyên gia thuộc ĐH Tsing Hua đã biến các protein tơ nhện có trong sữa dê biến đổi gien thành màng cách nhiệt, thường được dùng trong sản xuất màn hình bán dẫn mỏng. Loại vật liệu này giúp tăng hiệu suất của bóng bán dẫn lên 20 lần.
Trong tương lai, có thể sẽ có thiết bị đọc sách có linh kiện làm từ tơ nhện - Ảnh: AFP
Hầu hết màn hình bán dẫn mỏng hiện nay được chế tạo từ vật liệu silicon và thủy tinh, vốn làm cho màn hình bị cứng. Một số mẫu màng bán dẫn mỏng dẻo làm từ vật liệu hữu cơ đã xuất hiện trên thị trường, chẳng hạn như mẫu màn hình có thể cuộn lại do tập đoàn Sony của Nhật Bản sản xuất. Tuy nhiên, giá thành của loại sản phẩm này không hề rẻ.
Trong khi đó, tơ tự nhiên vừa có những đặc tính phù hợp để chế tạo màng bán dẫn, vừa có giá thành thấp. Thậm chí, màng làm từ tơ tự nhiên còn giúp tăng cường khả năng truyền tải hình ảnh điện tử. Ngoài ra, do được làm từ protein tơ nhện, những thiết bị được tạo ra có độ dẻo và bền cao.
Theo tạp chí PC World, các nhà khoa học Đài Loan đang thảo luận với các công ty về việc thương mại hóa phát kiến của họ. Dự kiến phải mất ít nhất 2 - 3 năm nữa, thiết bị từ tơ nhện mới có mặt trên thị trường.
Công trình nghiên cứu của chuyên gia Hwang Jenn-Chang và các cộng sự được đăng tải trên chuyên san Advanced Materials.
Theo Thanh Niên
Sự thật phũ phàng với vòng một dao kéo Sở hữu vòng một đầy đặn, căng tràn sức sống luôn là niềm mơ ước của tất cả phụ nữ trên thế giới. Thế nhưng, nhiều phụ nữ vì muốn gợi cảm hơn, muốn tăng kích cỡ cho vòng một đã tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ và nhận được những hậu quả đau lòng. Vòng 1 chưa khoe đã mất mạng Tháng...