Máy tính bảng lai laptop chưa thân thiện với người dùng
Thiết kế, cấu hình và nền tảng của nhiều thiết bị lai giữa laptop và máy tính bảng đang bị đánh giá là không tốt cho một mục đích nào.
Các nhà sản xuất đã rất nhanh nhạy khi nắm được tâm lý người dùng mong muốn một chiếc laptop có thể chuyển linh hoạt thành máy tính bảng và ngược lại. Nhưng sau gần hai năm xuất hiện trên thị trường, các thiết bị lai này vẫn chưa tìm được tiếng nói chung với người sử dụng.
Nhiều thiết bị lai ra mắt trong năm 2012 và dự báo sẽ là tâm điểm của thị trường 2013. Ảnh:Engadget.
Năm 2011, các mẫu máy tính bảng chạy Android được bổ sung bàn phím đã ra đời, với sự góp mặt của Asus Slider SL 101 thiết kế trượt và Asus Transfomer Tab màn hình rời. Năm 2012, thị trường tablet lai càng phong phú với sự ra mắt của Windows RT với các đại diện như Lenovo Ideapad Yoga 11 sử dụng màn hình xoay hayMicrosoft Surface có bàn phím đồng thời là bộ vỏ (case). Kế đến, không thể không nhắc đến loạt laptop biến hình với các kiểu màn hình xoay, lật, trượt và hai màn hình như Lenovo Thinkpad Twist, Sony Vaio Duo 11, Toshiba Satellite U920T, Dell XPS Duo 12 hay Asus Taichi…
Dù mẫu mã, cấu hình đa dạng, cảm nhận chung của nhiều người dùng vẫn là khó chọn. “Nhìn chung các thiết kế không tốt cho một một mục đích nào”, anh Xuân Toản (Cầu Giấy, Hà Nội) nhận định.
Với các mẫu máy tính bảng Android kèm bàn phím, nhiều người cho rằng tuy có giá mềm nhưng các ứng dụng phục vụ công việc lại không nhiều, do đó nhu cầu sử dụng bàn phím không cao. Chị Thanh Huyền (Xuân Đỉnh, Hà Nội) đang sử dụng chiếc Asus Slider (chạy Android) cho biết lúc đầu chị mua vì thấy thiết kế hay hay, có thể mang đi làm việc như một notebook và cho con chơi như một máy tính bảng. Nhưng thực tế sử dụng chị lại thấy bất tiện vì kèm bàn phím nên thiết bị này nếu làm máy tính bảng thì hơi dày và nặng, trong khi máy chạy trên nền tảng Android nên chủ yếu chỉ để giải trí, rất ít ứng dụng dùng được cho công việc.
Nổi bật trong các thiết kế lai phải kể đến Lenovo Ideapad Yoga 11 với màn hình vừa xoay, lật rất linh hoạt, cho phép dùng được trong nhiều hoàn cảnh cả công việc lẫn giải trí nhưng lại chạy trên nền tảng hệ điều hành Windows RT (vốn rất ít ứng dụng) và chip ARM làm giới hạn khả năng xử lý của thiết bị này. Đây cũng là băn khoăn chung của nhiều người dùng khi cân nhắc thiết bị chạy hệ điều hành Windows RT vì hệ sinh thái, kho ứng dụng cho Windows RT rất ít. Chưa kể, giá của Lenovo Yoga Ideapad hiện khá cao (gần 20 triệu đồng) so với cấu hình sử dụng chip ARM của thiết bị này. Nhận định về giá của Yoga Ideapad, có người đã so sánh: 20 triệu đồng có thể mua một iPad và một laptop. Do đó, chiếc tablet lai chạy Windows RT này dự đoán sẽ rất khó tìm chỗ đứng trên thị trường.
Với các laptop biến hình, do cấu hình mạnh hơn nên nhu cầu người mua chủ yếu vẫn dành cho mục đích phục vụ công việc nhiều hơn giải trí. Nhưng các mẫu hiện tại như Sony Vaio bị chê bàn phím quá nhỏ trong khi Dell XPS Duo 12 khá hay khi làm việc nhưng lại bị chê nặng nếu sử dụng ở tính năng máy tính bảng.
Video đang HOT
Khảo sát trên Số Hóa từ 19/12/2012 đến 18/1/2013 cho thấy, 20% người dùng thích kiểu laptop biến hình màn hình trượt, nhưng nhiều ý kiến cho rằng kiểu thiết kế này có nhược điểm là bàn phím hơi hẹp, không bảo vệ được màn hình; 24% người tham gia khảo sát thích hai màn hình – nhược điểm của kiểu này là sẽ khiến giá thiết bị cao. Chỉ 12% thích màn hình lật xoay. Kiểu màn hình rời vẫn được chuộng nhất với 44% người được khảo sát lựa chọn.
Theo anh Đông Quân, chuyên gia thử nghiệm sản phẩm của tạp chí PC World Việt Nam, vì là thiết kế lai nên mỗi thiết bị đều phải chịu hy sinh mỗi tính năng một ít, chẳng hạn cấu hình có thể thấp hơn, bàn phím nhỏ hơn so với laptop; tính di động, trọng lượng của thiết bị lai cũng không thể so sánh với tablet. Tuy nhiên, một số laptop biến hình có phần bàn phím quá nhẹ, quá trình sử dụng màn hình cảm ứng thường dễ bị lật.
Nhận được nhiều lời khen về cấu hình tốt, giá hợp lý, mẫu mã đẹp song Sony Vaio Duo 11cũng nhận được không ít lời chê bàn phím trượt không khả dụng, phím bấm nhỏ… Nguồn:Cnet
Cho đến nay, “các thiết bị biến hình xuất hiện trên kệ vẫn chủ yếu mang tính thăm dò thị trường chứ chưa tính đến chuyện kinh doanh”, đại diện siêu thị Topcare chia sẻ. Phản ứng chung của người dùng vẫn là nghe ngóng, đợi 1, 2 tháng xem phản hồi thị trường ra sao. Theo vị đại diện này, khó khăn nhất vẫn là các thiết bị chạy Windows RT vì các thiết bị này cấu hình yếu, ứng dụng nghèo nàn. Ngoại trừ giao diện Live Title có thể chạy giống Windows 8, các ứng dụng dành cho Windows 8 không chạy được mà phải có ứng dụng riêng. Trong khi đó, thiết bị chạy Android giá “mềm” hơn, ứng dụng phong phú hơn.
Theo ông Toản, trừ phi có thiết bị giá rẻ bùng nổ để có đông người dùng, thúc đẩy hệ sinh thái cho Windows RT, nếu không, các thiết bị sử dụng nền tảng này sẽ rất khó cạnh tranh với các thiết bị chạy iOS hay Android.
Ông Toản dự báo thiết bị lai sẽ có màn hình 13 trở lại để đảm bảo sản phẩm mỏng, ví dụ một ultrabook cảm ứng, biến hình, chạy nền tảng mạnh, chip core i5, RAM 4GB sẽ là sản phẩm người dùng mong đợi. Ngoài ra, người dùng mong đợi các thiết bị lai theo hướng mạnh, mỏng, nhẹ (theo hướng ultrabook) để thuận tiện cho xu hướng di động.
Theo VNE
Laptop biến hình bán chậm vì giá cao
Giá cao, thiết kế chưa hợp lý là cảm nhận chung của số đông người tiêu dùng khi nói về các laptop có màn hình xoay, trượt hay lật... thay cho nắp gập truyền thống.
Lenovo Thinkpad Twist với màn hình vừa xoay vừa gập được, cho phép đặt máy ở nhiều tư thế.
Cùng với sự ra mắt của hệ điều hành Windows 8 cuối năm 2012, các hãng đã giới thiệu nhiều laptop thiết kế lạ như màn hình xoay, lật hay màn hình trượt, thậm chí hai màn hình... Mục đích chung của các thiết kế này là có thể nhanh chóng biến laptop thành máy tính bảng (do đó gọi chung là laptop biến hình) nhờ khả năng hỗ trợ màn hình cảm ứng của hệ điều hành mới.
Đầu năm 2013, hầu hết các hãng sản xuất phần cứng đều có laptop biến hình bán trên thị trường, như Lenovo có Thinkpad Twist màn hình xoay, gập ở 4 tư thế; Sony Vaio Duo 11 và Toshiba Satellite U920T với bàn phím trượt; Dell XPS Duo 12 với màn hình lật 360 độ hay Asus ra laptop hai màn hình Taichi...
Tuy nhiên, ghi nhận của Số Hóa về phản hồi ban đầu của người dùng là các sản phẩm này giá còn khá cao, hơn thế, nếu để cân nhắc lựa chọn về tính năng của các thiết bị thì người dùng cũng chưa thật hài lòng. Ví dụ, model Dell XPS Duo 12, không ít ý kiến trên các diễn đàn công nghệ cho rằng đây là thiết kế "nửa nạc nửa mỡ", "lạ thôi chứ không phù hợp", "trông nửa mùa"... Anh Vũ Anh Phương (Thanh Xuân, Hà Nội) đánh giá chiếc laptop màn hình lật này có thể biến thành máy tính bảng nhưng chưa phù hợp để mang đi mang lại vì hơi nặng.
Với Sony Vaio Duo 11, anh Thái Minh (TP HCM) cho rằng thiết kế trượt của sản phẩm hay nhưng không khả dụng lắm, "tôi không cần một máy tính xách tay giấu được bàn phím" nếu là máy tính bảng thì lại "hơi thô". Còn anh Huỳnh Minh Thiên (Tân Bình, TP HCM) lại cho rằng thiết kế đẹp nhưng bàn phím nhỏ, giá cũng còn cao...
Dell XPS Duo 12 với màn hình lật giúp biến chuyển linh hoạt giữa laptop và máy tính bảng.
Bên cạnh thiết kế, laptop biến hình cũng còn bị nhiều người dùng nhận xét là giá trên trời. "Cấu hình tương đương nhau nhưng so với laptop thường, laptop biến hình có giá cao gấp đôi, còn so với laptop có màn hình cảm ứng giá cũng phải cao hơn tới 30%, một phần do các thiết bị biến hình được trang bị thêm một số tính năng đặc biệt", một nhân viên kinh doanh của hệ thống siêu thị Thế Giới Di Động chia sẻ.
Ví dụ, với cùng cấu hình chip Core i5, vi xử lý đồ họa Graphic HD4000, RAM 4GB, SSD 128 GB, laptop màn hình cảm ứng như Sony Vaio T chỉ 23 triệu đồng hay ultrabook của Asus Zenbook UX31 là 28 triệu đồng, còn Dell XPS Duo 12 và Sony Vaio Duo 11 sử dụng cấu hình tương đương nhưng được bán ở mức thấp nhất là 30 triệu đồng. Ngoài ra, với tầm tiền trên dưới 20 triệu đồng, người tiêu dùng vẫn có nhiều lựa chọn cho các laptop có cấu hình ngang bằng, chỉ thay ổ SSD bằng HDD.
Theo phản ánh của các siêu thị, laptop biến hình được người dùng quan tâm và hay tới dùng thử, nhưng số lượng bán đang rất hạn chế. Nhân viên của Thế Giới Di Động cho biết, phần lớn khách hàng đều chỉ xem, sau đó lại chọn mua laptop cùng cấu hình vì laptop biến hình giá cao hơn nhiều quá.
Đại diện siêu thị Trần Anh cho biết, trong số các laptop biến hình, hiện chỉ Sony Vaio Duo 11 có sức mua nhỉnh hơn một chút vì sản phẩm này truyền thông tốt, giá hợp lý (so về cấu hình và các phần mềm đi kèm). Các model khác người dùng chỉ tham khảo.
Sony Vaio Duo 11 với màn hình trượt nằm trong số ít mẫu laptop biến hình được người dùng đánh giá là giá cả hợp lý. Ảnh: Hải Mỹ.
Anh Kiều Xuân Toản, phụ trách ngành hàng laptop của siêu thị Trần Anh, đánh giá "nhu cầu khách hàng mong muốn có laptop sử dụng được gần như máy tính bảng và như một laptop truyền thống là khá cao vì ngay đến iPad hiện vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu làm việc của nhiều người. Vì vậy, các hãng đã chọn theo Windows 8 để giải quyết vấn đề này. Nhưng nhìn chung, thị trường laptop biến hình vẫn chưa thực sự hình thành. Mỗi hãng đều đưa ra một, hai sản phẩm với các ý tưởng khác nhau nhưng phần đa vẫn dừng ở mức độ "triển lãm". Các sản phẩm đã lên kệ chủ yếu mang tính thăm dò thị trường chứ chưa hề có chiến lược kinh doanh, tiếp thị, truyền thông đầy đủ. Bản thân người dùng cũng đón nhận với thái độ khám phá nhiều hơn là thỏa mãn, chưa có những nhu cầu, những phân khúc tiêu dùng rõ ràng.
Theo VNE
Surface Pro sẵn sàng lên kệ Tổng giám đốc phụ trách mảng Surface, ông Panos Panay, vừa thông báo trên Twitter rằng mẫu máy tính bảng chạy Windows Pro của Microsoft đã được hoàn thiện. Theo Slashgear, thông báo của "gã khổng lồ phần mềm" cho thấy hãng này sẽ tung sản phẩm vào 90 ngày sau khi phát hành Surface, đúng như đã hẹn. Phiên bản Surface chạy...