Máy tính Apple-1 từ năm 1976 được bán với giá 668.000 USD
Apple đã sản xuất tổng cộng 200 chiếc Apple-1 với phương pháp lắp ráp hoàn toàn bằng tay bởi những nhân viên đầu tiên của họ.
Năm 1976, trong một nhà để xe, hai đồng sáng lập hãng Apple là Steve Jobs và Steve Wozniak đã cùng nhau lắp ráp nên thế hệ máy tính đầu tiên của hãng này và đặt tên cho nó là Apple-1. Với một sản phẩm mang tính lịch sử như vậy thì chắc chắn giá trị hiện tại của nó cũng sẽ không hề nhỏ. Trong phiên đấu giá diễn ra hôm qua ở sàn đấu giá Sotheby, 25/05/2013, một người châu Á ẩn danh đã mua lại một chiếc Apple-1 còn hoạt động với mức giá kỷ lục 668.000 USD.
Apple đã sản xuất tổng cộng 200 chiếc Apple-1 với phương pháp lắp ráp hoàn toàn bằng tay bởi những nhân viên đầu tiên của họ. Cho đến nay, người ta dự đoán còn khoảng 50 máy Apple-1 tồn tại, nhưng chỉ có 6 máy là hoạt động được. Vì thế nên chiếc máy Apple-1 vừa bán với giá 668.000 USD thực sự rất có giá trị sưu tập. Ngoài ra, trên bo mạch chủ của chiếc Apple-1 này còn có chữ ký của Steve Wozniak.
Hồi năm ngoái, tại một phiên đấu giá ở Cologne, Đức, một kỷ lục về giá bán của Apple-1 đã được thiết lập ở mức 640.000 USD, và nó tồn tại cho đến hôm qua. Tháng Sáu năm ngoái, một chiếc Apple-1 khác cũng đã được bán với giá 374.500 USD. Giá bán của một chiếc Apple-1 vào thời điểm nó ra mắt chỉ là 666,66 USD (tương đương 2.700 USD theo thời giá hiện tại).
Chữ ký của Steve Wozniak trên chiếc Apple-1 vừa được bán với giá 668.000 USD.
* Theo AP thì giá bán của chiếc Apple-1 nói trên là 668.000 USD, nhưng theo New York Times thì là 671.400 USD. Dù sao thì giá của nó cũng rất cao!
Video đang HOT
Theo GenK
Những sai lầm trị giá bạc tỷ trong lịch sử ngành công nghệ
Một trong ba nhà sáng lập Apple từng bán hết cổ phần của mình vào lúc hãng mới phát hành cổ phiếu chỉ để lấy hơn 2.000 USD, trong khi nếu giữ lại, giờ ông đã có khoảng 40 tỷ USD.
Nolan Bushnell, nhà sáng lập hãng Atari, từng từ chối cơ hội đầu tư 50.000 USD để tái cơ cấu lại Apple. Theo tính toán của Business Insider, nếu Nolan đồng ý, hiện ông có thể nắm giữ số tài sản lên tới hơn 400 tỷ USD, bằng một phần ba giá trị của "Quả táo". Nolan Bushnell từng là sếp của Apple tại Atari.
Ronald Wayne (ngoài cùng bên phải), một trong ba nhà sáng lập Apple, đã bán sạch 10% cổ phần của mình tại Apple với giá 800 USD chỉ hai tuần sau khi cổ phiếu của hãng được phát hành. Sau đó, ông được nhận thêm 1.500 USD vì từ bỏ mọi quyền sở hữu. Nếu không làm vậy, Ronald đã nắm giữ khối tài sản trị giá lên tới 40 tỷ USD.
Vào những năm 1970, Steve Wozniak, một trong ba nhà sáng lập Apple, đã làm việc cho HP với vị trí là nhân viên tính toán kỹ thuật cho các thiết kế. Lúc đó, ông đã thuyết phục năm lần liên tiếp ban giám đốc của Hewlett-Packard sản xuất máy tính nhưng bất thành. Người đứng đầu HP lúc đó là John Young (đứng giữa). Steve Wozniak đã thôi việc và bắt đầu hợp tác với Steve Jobs thành lập Apple. Mẫu PC mà Steve Wozniak tạo ra năm xưa sau đó đã trở thành máy Apple 1 nổi tiếng.
Joe Green, bạn cùng phòng với Mark Zuckerberg ở đại học, từng hợp tác với CEO của Facebook để làm ra Facemash, website tiền thân của Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, khi nhận được yêu cầu giúp đỡ với dự án Facebook từ Mark Zuckerberg, Joe đã từ chối vì bố mình không cho phép. Joe cho biết, nếu đầu quân cho Facebook ngay từ những ngày đầu, giờ anh đã sở hữu khoảng 5% cổ phần, tương đương 3 tỷ USD.
Một công ty đầu tư tại Boston (Mỹ) có tên Battery Venture từng từ chối tài trợ cho Facebook vào năm 2004. Sau này, Scott Tobin, một nhân viên của Batery Venture phải thừa nhận rằng họ đã để cho "con cá lớn" vuột khỏi tay mình.
Vài năm trước, hãng đầu tư công nghệ Bessemer Venture Partners đã tiết lộ danh sách các công ty lẽ ra họ phải đầu tư trong quá khứ. Trong đó, David Cowan, một nhân viên của hãng, từng từ chối lời đề nghị của bạn mình là Susan Wojcicki để cho Sergey Brin và Larry Page thuê gara để làm văn phòng đầu tiên cho Google.
Năm ngoái, công ty Viddy do Brett O'Brien sáng lập đã tạo ra sự thu hút lớn đối với giới công nghệ bởi ứng dụng cùng tên, vốn được phong là "phần mềm Instagram để quay video". Số lượng người dùng thường xuyên tính theo tháng của sản phẩm này lên tới 30 triệu. Mạng xã hội Twitter đã đề nghị mua lại Viddy với giá khoảng 100 triệu USD nhưng lãnh đạo của Viddy từ chối. Sau đó, tình hình kinh doanh của hãng này không được tốt và Brett O'Brien cũng mất luôn chức CEO.
Năm 2008 được coi là thời điểm BlackBerry, tên cũ lúc đó là Research In Motion, có thể tự cứu mình trong cuộc đua smartphone khốc liệt. Lúc chưa ra mắt, BlackBerry Storm được các "fan" trung thành chờ đợi và đặt nhiều hy vọng, thậm chí CEO của hãng lúc đó là MIke Lazaridis còn nghĩ thiết bị của mình có thể đánh bại được iPhone. Tuy nhiên, sản phẩm thực lại gặp quá nhiều lỗi và khó sử dụng khiến cho hãng sản xuất Canada thụt lùi hẳn trên sân chơi smartphone trước Apple. Mike Lazaridis sau đó đã phải từ chức vào cuối năm 2011. Mới đây, ông cũng đã bị loại khỏi ban giám đốc của hãng.
Cựu CEO của Yahoo, ông Jerry Yang, từng từ chối lời đề nghị mua lại công cụ tìm kiếm trị giá tương đương 44,6 tỷ USD từ Microsoft vào năm 2009. Nhiều cổ đông lúc đó đã không hài lòng với quyết định của Jerry Yang. Vài năm sau đó, tình hình kinh doanh của Yahoo suy giảm không ít. Chỉ sau khi Marissa Mayer lên vị trí giám đốc điều hành, công ty này mới bắt đầu trở lại cuộc đua.
Andrew Mason, người sáng lập và cựu CEO của hãng Groupon nổi tiếng, từng từ chối đề nghị mua lại công ty trị giá 6 triệu USD từ Google. Thay vào đó, Andrew đã quyết định cho Group IPO. Lần phát hành cổ phiếu đầu tiên giúp Groupon thu được 700 triệu USD và đẩy được giá trị của hãng lên tới 12 tỷ USD. Tuy nhiên, sau đó, Groupon không hoàn thành được các chỉ tiêu và doanh thu đề ra và gặp một số vấn đề về kế toán nên cổ phiếu rớt giá thảm hại. Andrew Mason một tháng sau đó bị sa thải, thay thế bởi nhà đồng sáng lập Eric Lefkofsky cùng một thành viên trong ban giám đốc là Ted Leonsis.
Theo VNE
Đồng sáng lập: "Apple đang tụt lại trên thị trường smartphone" Apple đang tụt hậu trên thị trường smartphone . Đó là phát biểu của đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak, trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Đức, Wirtschafts Woche về tầm quan trọng của xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Wozniak nói về thời kì khó khăn của Apple, nhưng...